ttth247.com

Xây dựng bảng giá đất mới ở TP.HCM: Nhiều bộ sẽ họp để đánh giá toàn diện

Chiều 5.9, Bộ TN-MT tổ chức gặp mặt cơ quan báo chí để thông tin về hội nghị phổ biến các nghị định quy định chi tiết thi hành luật Đất đai 2024.

Xây dựng bảng giá đất mới ở TP.HCM: Nhiều bộ sẽ họp để đánh giá toàn diện- Ảnh 1.

Ông Đào Trung Chính, Cục trưởng Cục Quy hoạch và phát triển tài nguyên đất

ẢNH: NGUYỄN TRƯỜNG

Đề cập đến việc vừa qua TP.HCM xây dựng bảng giá đất mới, ông Đào Trung Chính, Cục trưởng Cục Quy hoạch và phát triển tài nguyên đất (Bộ TN-MT), cho hay khoản 1 điều 257 luật Đất đai 2024 quy định các địa phương được tiếp tục sử dụng bảng giá đã ban hành theo luật Đất đai 2013 cho đến hết năm 2025. Trong trường hợp cần thiết, UBND cấp tỉnh có thể quyết định điều chỉnh theo luật Đất đai 2024.

Lý giải việc tại sao phải điều chỉnh, ông Chính cho biết, không chỉ tại TP.HCM mà một số địa phương khác cũng đã phải điều chỉnh.

Bởi lẽ, bảng giá đất được áp dụng hiện nay thực hiện theo luật Đất đai 2013, có yêu cầu là nằm trong khung giá đất của Chính phủ quy định, đồng thời cũng quy định khi có biến động thì phải điều chỉnh theo giá đất thị trường với biên độ 20%, trong thời hạn 6 tháng. Theo yêu cầu này thì các địa phương phải điều chỉnh theo.

Theo ông Chính, các bảng giá này xây dựng theo chu kỳ 5 năm, hàng năm địa phương sẽ quy định hệ số điều chỉnh.

"Do xây dựng hệ số rồi nên dường như các địa phương quên mất việc phải điều chỉnh. Khi thực hiện luật Đất đai mới, bảng giá này nếu không điều chỉnh sẽ không phù hợp", ông Chính nói và cho biết, các địa phương áp dụng bảng giá đất nếu chưa phù hợp thì phải điều chỉnh để cho phù hợp với các mục tiêu quản lý đất đai của Nhà nước trên địa bàn.

Việc điều chỉnh phải hài hòa giữa thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất với việc Nhà nước bồi thường cho các đối tượng sử dụng đất bị thu hồi để phục vụ các nhiệm vụ chung theo quy định.

"Nhà nước, người dân, tổ chức, có người bị thu hồi, có người được giao thuê… làm sao phải hài hòa, về nguyên tắc là như vậy. Đối với nội dung này thì UBND cấp tỉnh phải xem xét, quyết định", ông Chính nói.

Xây dựng bảng giá đất mới ở TP.HCM: Nhiều bộ sẽ họp để đánh giá toàn diện- Ảnh 2.

Thứ trưởng Bộ TN-MT Lê Minh Ngân phát biểu tại cuộc họp

ẢNH: NGUYỄN TRƯỜNG

Sẽ đưa ra phương án tối ưu

Thông tin thêm về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ TN-MT Lê Minh Ngân cho biết, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã giao Bộ TN-MT phối hợp với các bộ Tài chính, Tư pháp, Xây dựng để hướng dẫn, tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình điều chỉnh bảng giá đất của TP.HCM.

"Chúng tôi sẽ có cuộc họp liên ngành, sau đó cùng nhau thảo luận đưa ra phương án tối ưu, trên cơ sở đánh giá một cách toàn diện, tổng quát về quá trình ban hành bảng giá đất của TP.HCM trong thời gian qua", ông Ngân nói.

Theo ông Ngân, việc điều chỉnh bảng giá đất theo luật Đất đai phải tuân thủ theo quy định tại Nghị định 71 và quá trình điều chỉnh về mặt kỹ thuật phải tuân thủ nguyên tắc phương pháp xác định giá đất đảm bảo nguyên tắc thị trường.

"Đồng thời, phải đảm bảo Nhà nước là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, quyết định giá đất. Tiếp nữa là phải có trách nhiệm tiếp thu, giải trình đối với ý kiến của các đối tượng chịu sự tác động của bảng giá đất. Điều này để đảm bảo khi trình HĐND TP.HCM quyết định bảng giá đất phải hài hòa, nâng cao hiệu lực hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về giá đất, cũng như tránh làm thất thu ngân sách, tránh làm khó người dân, doanh nghiệp", ông Ngân nhấn mạnh.

Trước đó, hồi tháng 7, Sở TN-MT TP.HCM đã lấy ý kiến dự thảo về ban hành Quyết định điều chỉnh Quyết định số 02/2020 về bảng giá đất trên địa bàn được cho là tiệm cận với thị trường. Trong đó, giá đất ở tại một vài tuyến đường trung tâm như Nguyễn Huệ, Lê Lợi và Đồng Khởi lên tới 810 triệu đồng/m2 khiến dư luận xôn xao.

Theo các chuyên gia, việc điều chỉnh giá đất tiệm cận với giá thị trường sẽ làm tăng gánh nặng cho người dân.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
2 tuần trước - Sau hàng loạt phiên đấu giá đất tại TP.Hà Nội với mức giá trúng cao gấp nhiều lần giá khởi điểm đã khiến thị trường bất động sản khu vực lân cận những nơi đấu giá đất sốt xình xịch. Trong khi đó ở TP.HCM thị trường vẫn không mấy khởi sắc.
1 tháng trước - Tiến sĩ Đinh Thế Hiển - chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực bất động sản, người có quá trình theo dõi các chính sách liên quan đến thị trường này suốt hơn 20 năm. Ông đã dành cho Dân Việt một phỏng vấn xung quanh câu chuyện giá đất và...
1 tháng trước - Bảng giá đất mới của TP.HCM dự kiến sẽ tăng mạnh ở hàng loạt tuyến đường nhằm bám sát thực tế và phù hợp với các chính sách mới, khơi thông dòng vốn.
1 tháng trước - Đồng Khởi, Lê Lợi, Nguyễn Huệ là ba con phố có giá đất “lập đỉnh” ở Thành phố Hồ Chí Minh theo bảng giá đất điều chỉnh mới nhất. Trước đó, giá thuê mặt bằng tại Đồng Khởi lọt top cao nhất hành tinh.
1 tháng trước - Đường Đồng Khởi, Lê Lợi, Nguyễn Huệ ở Quận 1 có giá đất cao nhất TP.HCM, đến 810 triệu đồng/m2 theo bảng giá dự kiến áp dụng ngày 1/8, khi Luật Đất đai có hiệu lực.
Xem tin bài khác
25 phút trước - Để khuyến khích phát triển nhà ở xã hội, nhà lưu trú cho công nhân, nhà trọ cho thuê, nhiều kiến nghị, đề xuất giảm các loại thuế như thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân…
3 giờ trước - Lãi suất giảm sẽ tác động như thế nào đến hàng nghìn tỷ USD trong các chứng chỉ tiền gửi và tài khoản tiết kiệm lợi suất cao?
4 giờ trước - Nhìn rộng hơn từ đầu năm, thị giá CTP đã “leo dốc” tới 722% chỉ sau chưa đầy 9 tháng, vốn hóa theo đó đạt khoảng 448 tỷ đồng.
4 giờ trước - Vốn hóa thị trường của doanh nghiệp này vừa tăng vọt lên xấp xỉ 10.000 tỷ đồng, mức kỷ lục kể từ khi niêm yết năm 2006.
4 giờ trước - BVSC đánh giá Việt Nam đã tiến gần hơn đến việc đáp ứng 2 tiêu chí trên của FTSE, kỳ vọng được xem xét nâng hạng sớm nhất vào tháng 3/2025.