ttth247.com

Xin cô hãy cấm con xài điện thoại!

Trái với sự lo lắng của người lớn, cậu nhóc để một chiếc mặt cười, trả lời: Rồi, con cất điện thoại đi đây!

Từ hào hứng ban đầu

Cậu nhóc bắt đầu năm học mới ở một trường THPT thuộc hàng top của TP.HCM. Điểm thi tốt, có thể đỗ nguyện vọng 1 tất cả các trường sau kỳ thi vào lớp 10, lại vừa rời một trường tư mà suốt năm lớp 9 sống nội trú bị cấm điện thoại máy tính hoàn toàn, đương nhiên cậu vô cùng hưng phấn trước một thế giới rộng mở đầy hứa hẹn.

Trường không có bán trú nên không quản chặt giờ nghỉ trưa, ăn không kiểu bán trú mà mua món mình thích ở căng tin hoặc quán xung quanh trường, thích quá!

Được mang điện thoại đến trường, không bị thu lại, mừng quá cả nhà ơi!

Cả nhà ban đầu cũng chia sẻ nhiệt thành với hớn hở của cậu học sinh đầu năm học lớp 10! Một người đi học, cả nhà cùng vui! Cho đến khi bất ổn...

Trong tháng đầu tiên của năm học, con bị trừ tới 6 điểm chuyên cần trên mức 100 điểm. Quên điểm danh: trừ 2 điểm. Quên bỏ áo vào quần sau giờ thể dục: trừ 2 điểm. Quên trực nhật: trừ 2 điểm. Mà dưới 91 điểm đã bị hạ một bậc hạnh kiểm. Cả nhà phát sốt lên.

Tại sao con lại quên những việc nhỏ nhặt thế? Con làm gì mà quên? Sao đi học mà con vẫn online đều thế? Con cứ cắm mặt vào điện thoại thế thì làm sao tập trung học được?

Học sinh lớp 10 trả lời: Con phải chat với các bạn, con phải học nhóm, phải làm slide, phải đăng ký thêm các hoạt động ngoại khóa để bù điểm chuyên cần đã bị trừ...

Trong nhà, người lớn bắt đầu thắc mắc sao trường này lạ thế, thả học sinh tự do xài điện thoại quá mức thế này? Cả lớp đều được dùng điện thoại ở trường thì học sinh giao tiếp với nhau cách nào nhỉ? Hay giờ ra chơi mỗi đứa ôm một điện thoại sống trong thế giới riêng của chúng?...

Đến nỗi đau đầu chưa có lời giải

Thật ra đầu năm học, khi bắt đầu nhóm họp bầu ban đại diện cha mẹ học sinh, nhóm chat của phụ huynh với cô trên Zalo hình thành, cô chủ nhiệm lớp đã lập một bảng bình chọn về vấn đề điện thoại với... 11 lựa chọn gồm: cấm hẳn sử dụng trong lớp (20 ý kiến đồng ý), không được sử dụng điện thoại trong giờ học khi giáo viên không cho phép (chỉ có 14 ý kiến đồng ý);

Không được sử dụng điện thoại trong giờ học khi giáo viên không cho phép kể cả giờ ra chơi (chỉ còn 4 ý kiến đồng ý), nên có tủ nhỏ đựng điện thoại của cả lớp, chỉ được lấy ra khi giáo viên cho phép và trả lại khi học sinh ra về (3 ý kiến đồng ý);

Nếu học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học, giáo viên tịch thu gửi giám thị giữ 3 đến 5 ngày và phụ huynh lên nhận (2 người đồng ý), các ý kiến khác về biện pháp xử lý cũng như cấm hẳn mang điện thoại đến trường không nhận được ý kiến đồng ý nào!

Sau khi lấy ý kiến, cô chủ nhiệm thông báo trên nhóm Zalo thống nhất phương án "Học sinh được đem điện thoại vào trường. Để chế độ rung. Đồng ý việc cấm sử dụng điện thoại trong giờ giáo viên đứng lớp trái buổi và chính khóa, trừ trường hợp trong giờ giáo viên cho phép sử dụng. Ngoài giờ học trong lớp, học sinh sử dụng bình thường!".

Trường, lớp không cấm, học sinh như chim sổ lồng, về nhà ăn cơm cũng cầm điện thoại dán mắt vô, đến giờ học là vừa máy tính vừa điện thoại, hỏi thì con bảo con học, con hỏi bài bạn, con hỏi ý cô.

Đi ngang liếc vô điện thoại, máy tính của con, thấy vô số nhóm chat: nhóm chat lớp có cô chủ nhiệm, nhóm chat từng môn học riêng, rồi nhóm chat tổ, nhóm chat thể thao... nhóm nào cũng rung cũng sáng nhấp nháy! Không biết con sẽ học cách nào khi phải bận lòng với từng đó nhóm chat?

Chưa biết điện thoại mang lại lợi ích gì nhưng hơn một tháng đầu năm học lớp 10, con đã cho thấy vô số những chuyện phiền lòng. Lấy cớ học, đêm nào con cũng thức khuya hết mức có thể, sáng chuông báo thức reo cũng rất khó khăn để thức dậy.

Con quên đủ thứ, quên tắt đèn tắt quạt khi học xong, quên đóng cửa khi là người sau cùng ra khỏi nhà, quên gấp chăn, quên giặt đồ, quên thay nước cho mèo, và nhận 6 điểm trừ cho 3 cái quên trên lớp!

Phụ huynh không thể im lặng mỉm cười, quyết lên gặp cô chủ nhiệm. Trò chuyện với cô, cô khen con hiền, nhưng chê con ít hòa đồng, ít nói ở ngoài nhưng không hiểu sao trong nhóm chat của lớp nếu cô hỏi gì con luôn là người đầu tiên trả lời, thậm chí có lần 2h sáng cô còn thấy con trả lời tin nhắn trong nhóm! Phụ huynh cười như mếu.

Cô ơi, cô có thấy truyền thông lên tiếng rồi không? Cho học sinh dùng điện thoại dù giờ ra chơi thì các con đâu còn sống cuộc sống bình thường như học sinh nữa? Cô gật đầu đồng cảm: Đúng chị ạ, em cũng nhắc suốt, thậm chí giờ chào cờ em yêu cầu các con lớp mình không được dùng điện thoại, nhưng các con chỉ cho em xem hai lớp khác hai bên các bạn vẫn chúi mắt bấm điện thoại đều!

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
3 tuần trước - Con càng lớn, các bậc cha mẹ phải đương đầu, thậm chí căng thẳng vì con muốn sắm điện thoại bằng bạn bằng bè.
1 tháng trước - Phía dưới bài viết của Báo Thanh Niên về Trường THPT Thạnh Lộc, Q.12, TP.HCM cấm học sinh dùng điện thoại di động trong toàn bộ thời gian 8 tiết chính khóa tại trường, kể cả giờ ra chơi, bạn đọc rần rần ủng hộ. Nhiều người nói 'Mong áp...
3 tuần trước - Không ít phụ huynh có con học tiểu học băn khoăn có nên cho con tiền mang theo khi đến lớp hay không.
2 tuần trước - Sáng nay, 30.9, Trường tiểu học Chương Dương, Q.1 (TP.HCM) chính thức ra quyết định về việc tạm đình chỉ công tác đối với viên chức cô T.P.H, giáo viên chủ nhiệm lớp 4/3, liên quan vụ việc giáo viên 'xin hỗ trợ cái laptop'.
2 tuần trước - Chiều 28.9, bà Mai Thị Hồng Hoa, Phó chủ tịch UBND Q.1, TP.HCM, cho biết quận đã có buổi làm việc với Trường tiểu học Chương Dương và cô giáo liên quan vụ 'xin hỗ trợ cái laptop' trong buổi sáng cùng ngày.
Xem tin bài khác
1 giờ trước - Đề tham khảo Toán thêm phần trả lời ngắn, học sinh khó đoán bừa, trong khi đề Văn với ngữ liệu ngoài sách giáo khoa sẽ tránh học tủ, để giành điểm 8-9 trở lên không dễ, theo các giáo viên.
3 giờ trước - Sau khi Bộ GD-ĐT công bố đề tham khảo các môn thi tốt nghiệp THPT 2025 trong đó có ngữ văn, một số học sinh cuối cấp nói nội dung phù hợp với kiến thức đã học trên lớp nhưng sẽ thử thách để đạt điểm cao.
3 giờ trước - Một trong những nội dung quan trọng của kỳ họp thứ 18 HĐND tỉnh Vĩnh Phúc khóa 17 là thông qua nghị quyết hỗ trợ học phí năm học 2024 - 2025 cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học sinh chương trình GDTX cấp THPT.
4 giờ trước - Từng đứng trước nguy cơ phải nghỉ học để đi làm phụ giúp gia đình, sinh viên Nguyễn Thị Thương giờ đây đang chuẩn bị tốt nghiệp, bước vào hành trình mới. Để đến được chặng đường hôm nay, một phần nhờ có sự đồng hành của Chương trình học...
4 giờ trước - Mới đây trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh chụp tin nhắn của giáo viên gửi trong nhóm phụ huynh với nội dung từ chối nhận quà ngày 20/10 và 20/11.