ttth247.com

Xử trí khi chảy máu tai

Tùy vào nguyên nhân gây chảy máu tai, người bệnh có thể được cầm máu bằng cách khâu vết thương, vá màng nhĩ, lấy dị vật, phẫu thuật loại bỏ u.

Chảy máu tai có thể do nhiều nguyên nhân như vết thương, chấn thương ở ống tai ngoài, tổn thương màng nhĩ, viêm ống tai ngoài, dị vật, khối u...

BS.CKI Phan Ngọc Hưng, Trung tâm Tai Mũi Họng, Phòng khám Đa khoa Tâm Anh quận 7, khuyến cáo người bị chảy máu tai cần nhanh chóng cầm máu bằng cách lau sạch vùng da xung quanh tai, dùng bông gòn, gạc sạch ép vào vị trí chảy máu để ngăn dòng máu. Trong trường hợp không có dụng cụ y tế, người bệnh dùng ngón tay ấn vào nắp bình tai (nắp sụn đối diện với ống tai ngoài), đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị. Không tự ý nhét lá, thuốc không rõ nguồn gốc, dễ gây biến chứng và nhiễm trùng nặng hơn.

Sau khi làm sạch máu chảy ở tai, bác sĩ đánh giá mức độ chảy máu, vị trí và nguyên nhân chảy máu, từ đó xử trí phù hợp.

Vết thương và chấn thương vành tai, ống tai thường do tai nạn, ẩu đả... có thể đi kèm tổn thương sụn vành tai. Chảy máu tai do vết thương thường ở mức độ ít đến trung bình, có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ về sau. Vết thương này được điều trị bằng cách cầm máu tại chỗ, khâu vết thương, tái tạo vành tai nếu mất nhiều mô.

Bác sĩ Hưng nội soi tai mũi họng cho bệnh nhi. Ảnh minh họa: Phòng khám đa khoa Tâm Anh quận 7

Bác sĩ Hưng nội soi tai mũi họng cho bệnh nhi. Ảnh minh họa: Phòng khám đa khoa Tâm Anh quận 7

Tổn thương màng nhĩ, chảy máu tai do nguyên nhân này thường hết khi màng nhĩ được làm sạch. Vết thủng màng nhĩ có thể tự lành nếu tổn thương không gây nhiễm trùng. Số ít trường hợp màng nhĩ thủng không tự lành, lúc này bác sĩ xem xét phẫu thuật vá nhĩ cho bệnh nhân.

Dị vật tai như hòn sỏi nhỏ, hạt cát, hạt cườm, đồ chơi nhỏ hoặc sinh vật sống bò, cắn, làm tổn thương da, gây cảm giác khó chịu và lo lắng cho người bệnh. Nếu không xử lý đúng cách, dị vật có thể dẫn đến tổn thương ống tai, màng nhĩ, gây nhiễm trùng. Người bệnh thường được chỉ định loại bỏ dị vật, sau đó sát khuẩn và cầm máu. Tùy vào độ khó và khả năng chịu đựng của người bệnh mà thao tác lấy dị vật qua nội soi tê hoặc gây mê (nhất là ở trẻ em).

Nhiễm trùng gây chảy máu tai được điều trị bằng cách làm sạch, sát khuẩn vùng nhiễm trùng, kết hợp dùng thuốc kháng sinh và các thuốc hỗ trợ khác.

Chấn thương đầu có chảy máu tai là chấn thương nghiêm trọng. Người bệnh có thể bị chấn thương vỡ sàn sọ, cần được cấp cứu càng sớm càng tốt. Bác sĩ ưu tiên kiểm tra và điều trị vấn đề ở sọ não hoặc nguyên nhân gây nguy hiểm cho người bệnh trước, sau đó mới đánh giá các vấn đề còn lại.

Khối u ở ống tai, xương thái dương, hòm nhĩ (khoảng thông khí trong xương thái dương) ít gặp và triệu chứng chảy máu tai cũng không phổ biến ở các loại u này. Theo bác sĩ Hưng, phẫu thuật là phương pháp điều trị chính cho tất cả khối u lành tính. Với khối u ác tính, tùy theo giai đoạn, người bệnh cần được phối hợp phẫu thuật, xạ trị, hóa trị.

Đức Trí

Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tai mũi họng tại đây để bác sĩ giải đáp

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tuần trước - Tiền mãn kinh là khoảng thời gian bắt đầu quá trình chuyển đổi tự nhiên đến kỳ mãn kinh, đánh dấu sự kết thúc tuổi sinh sản ở nữ giới với nhiều thay đổi quan trọng.
1 tháng trước - Hiện bệnh sởi đang bùng phát ở một số nơi, đặc biệt có nơi trở thành dịch. Vậy mắc sởi có nên tắm không?
1 tuần trước - TP HCM- Cô gái 21 tuổi đau bụng nhẹ vài ngày, sau đó tiêu hóa ra máu, ngất xỉu, bác sĩ phát hiện xuất huyết ruột non do dị dạng mạch máu hiếm gặp.
1 tuần trước - Chơi điện thoại trong đêm nhiều giờ, B.Q.V đột ngột đau dữ dội vùng cột sống cổ và liệt tứ chi. Thói quen lắc, giật mạnh cổ để đỡ mỏi do thường nằm chơi game nhiều giờ được nhận định là nguyên nhân gây bệnh.
1 tháng trước - Đau bụng, đau đầu dữ dội, chảy máu âm đạo kèm chuột rút ở tuần thai 12 có thể cảnh báo tình trạng nhiễm trùng, sảy thai.
Xem tin bài khác
2 phút trước - Ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, bỏ hút thuốc, kiểm soát căng thẳng giúp tăng cường lưu thông máu, giảm tắc nghẽn động mạch gây đột quỵ.
3 phút trước - Áo choàng trắng (white coat syndrome) là tình trạng tăng huyết áp tạm thời khi người bệnh ở trong môi trường y tế, đặc biệt khi gặp bác sĩ.
3 phút trước - Trẻ em mắc sốt xuất huyết nhẹ hơn so với người lớn, đúng hay sai? Trẻ có được tiêm vaccine phòng bệnh không? (Thu Hà, 32 tuổi, Hà Nội)
3 phút trước - Anh Hoàng, 38 tuổi, sau 8 năm phẫu thuật chữa giãn tĩnh mạch thừng tinh vẫn không có con, bác sĩ phát hiện viêm da vùng kín dẫn đến vô sinh.
3 phút trước - Tôi bị u nang màng nhện, bác sĩ chỉ định theo dõi, tái khám 6 tháng một lần. U nang màng nhện có nguy hiểm, khi nào cần mổ? (Như Lan, Bình Dương)