ttth247.com

4 loại thuốc không nên uống chung với cà phê vào buổi sáng

Caffeine có khả năng kích thích dạ dày và làm cản trở sự hấp thụ thuốc trong máu. Hệ quả là dẫn đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn như bồn chồn, nhức đầu, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).

4 loại thuốc không nên uống chung với cà phê vào buổi sáng- Ảnh 1.

Thuốc kháng sinh không nên uống chung với cà phê vì có thể gây bồn chồn và mất ngủ

PEXELS

Nhiều nghiên cứu cho thấy caffeine trong cà phê có thể ảnh hưởng đến quá trình phân giải, hấp thụ, chuyển hóa và bài tiết thuốc. Do đó, uống cà phê chung với một số loại thuốc có thể làm giảm hiệu quả của thuốc.

Những loại thuốc cần tránh uống chung với cà phê gồm :

Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh là loại thuốc giúp giúp điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh và cà phê đều gây kích thích hệ thần kinh trung ương, nên khi uống chung sẽ khiến các kích thích mạnh hơn, gây bồn chồn và mất ngủ.

Ngoài ra, một số loại thuốc điều trị dị ứng, chẳng hạn như fexofenadine, cũng không nên uống chung với cà phê vì cũng có thể tạo kích thích quá mức lên hệ thần kinh và gây cảm giác bồn chồn.

Thuốc tuyến giáp

Với những người bị suy giáp thì tuyến giáp sẽ không tiết đủ hoóc môn tuyến giáp. Thiếu hoóc môn tuyến giáp khiến cơ thể xuất hiện các biểu hiện như tăng cân, da khô, đau khớp, rụng tóc nghiêm trọng, thậm chí là kinh nguyệt không đều ở phụ nữ.

Những người bị suy giáp sẽ cần dùng thuốc để cân bằng loại hoóc môn tuyến giáp. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy cà phê lại làm giảm đến 50% hiệu quả của thuốc điều trị bệnh này.

Thuốc trị hen suyễn

Thuốc trị hen suyễn sẽ giúp người bệnh dễ thở hơn bằng cách làm giãn các cơ phổi và khí quản. Caffeine trong cà phê không chỉ làm giảm hiệu quả của thuốc mà còn gây ra các tác dụng phụ như đau đầu, bồn chồn, đau dạ dày và cáu kỉnh, đặc biệt là ở trẻ em.

Thuốc trị Alzheimer

Alzheimer là bệnh thoái hóa thần kinh dẫn đến suy giảm chức năng nhận thức. Bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến người trên 65 tuổi.

Các loại thuốc điều trị như donepezil, rivastigmine và galantamine bị ảnh hưởng rất nhiều nếu dùng chung với caffeine. Thuốc hoạt động bằng cách duy trì chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine trong não. Tuy nhiên, caffeine lại làm suy yếu tác dụng này của các loại thuốc vừa nêu, theo Healthline.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - 'Nhiều nghiên cứu cho thấy caffeine trong cà phê có thể ảnh hưởng đến quá trình phân giải, hấp thụ, chuyển hóa và bài tiết thuốc'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
1 tháng trước - Thuốc điều trị tiểu đường, kháng sinh, huyết áp được bác sĩ khuyến nghị không dùng chung với các loại cà phê.
2 tuần trước - Uống cà phê buổi chiều có thể giảm mệt mỏi nhưng lại có nguy cơ trì hoãn giấc ngủ, đổ mồ hôi, đi tiểu nhiều hơn vào ban đêm.
1 tuần trước - Cà phê và trà là những thức uống phổ biến được tiêu thụ trên toàn thế giới. Cả hai đều giàu hợp chất tăng cường sức khỏe, đồng thời thúc đẩy tuổi thọ.
2 tuần trước - Người bệnh sau phẫu thuật cắt đại tràng nên tránh ăn các món cay, giàu chất xơ, hạn chế sữa và các chế phẩm từ sữa để vết thương nhanh lành.
Xem tin bài khác
7 phút trước - Nghệ An- Sau khi ăn viên kẹo dẻo tại nhà, bé gái hai tuổi ở xã Diễn Phú, huyện Diễn Châu bị ngạt thở, tử vong trên đường chuyển viện, chiều 19/9.
7 phút trước - TP HCM- Văn Nam, (30 tuổi, quận Bình Thạnh), trở thành người quen của trung tâm tiêm chủng vì vài tháng tiêm phòng dại một lần.
7 phút trước - Quảng Ninh- Bệnh nhân nam 34 tuổi đột ngột đau ngực trái, bác sĩ chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp, nguy kịch, nguyên nhân có thể là nghiện thuốc lá.
4 giờ trước - Mùi cơ thể thường do vi khuẩn và mồ hôi, nhưng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thực phẩm, hormone, thuốc, nhiễm trùng hoặc bệnh lý khác.
5 giờ trước - Có đến 90% bệnh nhân mắc ung thư dạ dày phát hiện bệnh ở giai đoạn giữa và cuối, là bởi vì dấu hiệu của bệnh thường mông lung, dễ nhầm lẫn. Điều này khiến việc điều trị trở nên khó khăn và làm tăng nguy cơ tử vong.