ttth247.com

5 thứ độc hại có thể xuất hiện trong bếp

Trong một số trường hợp, người nội trợ vô tình mang những thứ có thể gây hại cho sức khỏe vào trong căn bếp của mình mà không biết.

Đũa dùng một lần

Nhiều người không biết hầu hết các loại đũa dùng một lần đều được sản xuất bằng gỗ thải và được sấy lưu huỳnh và một hóa chất độc hại có tác dụng tẩy trắng, khử khuẩn, chống mốc. Chất này chỉ được sử dụng trong công nghiệp, nếu dùng trong thực phẩm sẽ rất nguy hại sức khỏe.

Ngoài lưu huỳnh, các cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm cũng phát hiện biphenyl và hydrogen peroxide trong đũa dùng một lần. Đây là hai chất tẩy trắng được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp. Đặc biệt biphenyl đã bị cấm sử dụng trong ngành công nghiệp vì gây ung thư tiềm ẩn và tác động tiêu cực đến hệ miễn dịch, thần kinh và nội tiết.

Đũa dùng một lần có thời hạn sử dụng ngắn, không nên tích trữ trong nhà. Ảnh: Aboluowang

Đũa dùng một lần có thời hạn sử dụng ngắn, không nên tích trữ trong nhà. Ảnh: Aboluowang

Chảo chống dính bị bong tróc

Chảo chống dính có sẵn trong mỗi gia đình, không chỉ rất dễ sử dụng khi nấu nướng, còn tiện lợi và dễ dàng vệ sinh. Tuy nhiên, hầu hết các loại chảo chống dính được tráng phủ đều không bền, lớp phủ sẽ bong ra và bị trầy xước sau một thời gian sử dụng. Nhiều gia đình vẫn tiếp tục sử dụng các chảo đã bong tróc này.

Chính lối hành xử tiết kiệm này đã tiềm ẩn một số nguy cơ với sức khỏe. Hầu hết các lớp phủ chống dính trên chảo đều được làm từ polytetrafluoroethylene (PTFE), hay còn gọi là nhựa công nghiệp Teflon.

Phơi nhiễm chất này liên quan đến nhiều tác dụng phụ khác nhau đối với sức khỏe, bao gồm tăng nguy cơ ung thư, giảm khả năng sinh sản và các vấn đề về phát triển ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như thừa cân, béo phì, giảm khả năng miễn dịch.

Trong điều kiện bình thường, chất này không gây hại cho cơ thể con người. Nhưng khi bong tróc và nấu trên nhiệt độ cao sẽ xâm nhập vào thực phẩm. Các nghiên cứu chỉ ra một vết xước nhỏ trên chảo chống dính có thể giải phóng khoảng 9.100 hạt nhựa trong quá trình nấu. Nếu lớp chống dính bị hỏng, kích thước từ vài milimet trở lên, sẽ giải phóng 2,3 triệu hạt vi nhựa, nhựa nano.

Vì vậy, một khi chảo đã bị bong tróc lớp chống dính trên diện rộng thì không nên sử dụng nữa. Để bảo quản chảo bền lâu, hãy sử dụng các dụng cụ nấu ăn mềm, không sắc nhọn và tránh nấu đồ có tính axit. Bạn có thể cân nhắc chuyển sang các loại chảo gang, inox với lớp chống dính tự nhiên.

Hộp đựng một lần không nên tái sử dụng. Ảnh: Aboluong

Hộp đựng một lần không nên tái sử dụng. Ảnh: Aboluong

Hộp dùng một lần

Khi mua đồ hàng ngày, nhiều doanh nghiệp sử dụng hộp nhựa dùng một lần để đóng gói, vừa đẹp mắt vừa tiện mang đi. Một số người tiết kiệm thường giữ lại những hộp cơm nhựa này để tái sử dụng.

Tùy theo mục đích lưu trữ ở ngăn đông hay ngăn mát, là thịt cá hay rau củ mà có các loại hộp đựng khác nhau. Quan trọng, nó được làm từ các hộp nhựa đảm bảo chất lượng.

Còn hộp nhựa dùng một lần thường được làm từ nhựa phế thải. Chúngkhông thể sử dụng nhiều lần chứ đừng nói đến việc đựng đồ nóng, quay lò vi sóng hoặc trữ lạnh.

Túi nilon trong siêu thị

Nhiều người lấy túi nilon siêu thị về sử dụng, mà không biết nó không phải là túi dùng trữ thực phẩm trong tủ lạnh. Ảnh: Aboluowang

Nhiều người lấy túi nilon siêu thị về sử dụng, mà không biết nó không phải là túi dùng trữ thực phẩm trong tủ lạnh. Ảnh: Aboluowang

Một số người có thói quen lấy túi nilon trong siêu thị về nhà sử dụng. Tuy nhiên, hầu hết những chiếc túi này không phải loại dùng cho lưu trữ thực phẩm, không thể sử dụng lâu dài. Nó không thích hợp trữ thịt, cá trong ngăn đông. Bạn sẽ nhận thấy khi dùng một thời gian trong bề mặt túi này có những chấm li ti.

Vì vậy, hãy ngừng lấy những túi trong siêu thị về nhà. Thay vào đó mua túi đựng thực phẩm an toàn để bảo quản thực phẩm tươi ngon. Tốt hơn, nên mua các hộp nhựa từ chất liệu cao cấp để có thể sử dụng lâu dài, vừa giúp thực phẩm giữ được độ tươi ngon, tiết kiệm và cũng bảo vệ môi trường.

Giẻ lau dùng lâu ngày

Vật dụng được tái sử dụng nhiều nhất trong nhà bếp là giẻ lau. Song hầu hết các gia đình không có thói quen thay thường xuyên vì nghĩ giặt xong vẫn có thể sử dụng được.

Thực tế giẻ lau dùng lâu ngày rất bẩn, do tiếp xúc lâu dài với cặn thức ăn, dầu mỡ, nước thải. Một số vi khuẩn chịu nhiệt có thể không bị tiêu diệt ngay cả khi luộc trong nước sôi. Chúng là một ổ vi khuẩn được xem bẩn hơn bồn cầu. Đặt nó trong khu vực nấu nướng sẽ làm lây lan vi khuẩn sang thực phẩm.

Bảo Nhiên (Theo Aboluowang)

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
2 tuần trước - Dù tiết kiệm là chính đáng nhưng nếu quá tằn tiện lại gây ra những hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe con người.
1 tháng trước - Trung Quốc- Từng là niềm tự hào của quê hương, được gọi là “cậu bé thiên tài” nhưng giờ Lưu Hán Thanh sống với trợ cấp 400 tệ mỗi tháng trong ngôi nhà xập xệ.
3 tuần trước - Không có điều kiện xếp hàng mua Labubu cho con nhỏ nên Nguyễn Như Quỳnh (29 tuổi), sinh sống tại TP.Đà Nẵng đã khéo léo tạo ra những chiếc bánh trung thu theo hình của con vật này.
1 tháng trước - Hai đầu bếp bị kết án vì thêm kháng sinh gentamicin vào thức ăn, gây nguy hiểm cho sức khỏe khách hàng.
6 ngày trước - Giữa đô thị lớn như TP.HCM, việc chăm sóc, bảo trợ cho trẻ em mồ côi, cơ nhỡ, khuyết tật luôn được xem là phần việc quan trọng, bất kể đó là cơ sở của Nhà nước hay tư nhân.
Xem tin bài khác
9 phút trước - Nữ sinh khoa Giáo dục mầm non trường Đại học Vinh cũng vừa giành được danh hiệu lớn tại cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024.
12 phút trước - Bằng tinh thần xung kích, tình nguyện, sáng tạo, thanh niên Thừa Thiên-Huế đã tích cực tham gia thực hiện có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước…
12 phút trước - Bắt đầu hiến máu tình nguyện từ năm 2011, đến nay anh Kiều Sĩ Nguyên (33 tuổi), thôn Yên Lạc 2, xã Cần Kiệm, H.Thạch Thất (TP.Hà Nội), đã có 57 lần hiến máu và tiểu cầu cứu người.
54 phút trước - Nhiều đoạn suối vách đá dựng đứng, các chiến sĩ công an, quân đội... tay không bám đá, vượt dòng suối dữ, tìm nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở núi cuốn hơn 30 người xuống suối ở Cao Bằng.
54 phút trước - Rạng sáng 19-9, đội hình tình nguyện khắc phục hậu quả bão Yagi của tuổi trẻ TP.HCM xuất quân đến các tỉnh phía Bắc.