ttth247.com

5 yếu tố tăng nguy cơ phế cầu khuẩn xâm nhập cơ thể

Mắc bệnh nền, uống rượu bia, hút thuốc lá, miễn dịch suy giảm khiến phế cầu khuẩn xâm nhập cơ thể dễ dàng hơn.

Bác sĩ Bùi Thanh Phong, Quản lý Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC, cho biết như trên, thêm rằng phế cầu khuẩn gây các bệnh như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não... Người có nhiều yếu tố nguy cơ thì khả năng mắc bệnh và trở nặng cao hơn so với thông thường. Dưới đây là các yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh do phế cầu được bác sĩ Phong chỉ ra:

Có bệnh mạn tính

Theo nghiên cứu năm 2023 đăng tải trên Viện Y khoa Quốc gia Mỹ trên nhóm từ 50–64 tuổi ở Mỹ, 67% các đợt bệnh phế cầu xâm lấn xảy ra ở người có bệnh lý mạn tính hoặc tình trạng suy giảm miễn dịch. Đặc biệt, người mắc từ hai bệnh nền trở lên có tỷ lệ mắc phế cầu tương tự hoặc cao hơn so với người bị tình trạng suy giảm miễn dịch.

Hút thuốc lá tăng nguy cơ mắc các bệnh do phế cầu khuẩn. Ảnh: Vecteezy

Hút thuốc lá tăng nguy cơ mắc các bệnh do phế cầu khuẩn. Ảnh: Vecteezy

Uống rượu, bia

Theo bác sĩ Phong, rượu gây suy yếu hệ thống miễn dịch, tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng do phế cầu khuẩn. Tỷ lệ mắc và tử vong vì viêm phổi do phế cầu khuẩn tăng đáng kể ở những người lạm dụng rượu.

Người uống rượu cũng có khả năng trở nặng và tỷ lệ biến chứng, tử vong cao khi mắc bệnh do phế cầu khuẩn. Nghiên cứu trên 19.000 người mắc bệnh do phế cầu khuẩn xâm lấn chỉ ra tỷ lệ tử vong chung ở người mắc các rối loạn do rượu là 30%, trong khi ở người không uống rượu, tỷ lệ này chỉ 17%.

Hút thuốc lá

Hút thuốc hoặc hít khói thuốc thụ động cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh do phế cầu khuẩn xâm lấn. Nguy cơ viêm phổi do phế cầu tăng gấp đôi ở những người hút khoảng một điếu mỗi ngày, tăng gấp 4 lần nếu hút 15-24 điếu/ngày và lên đến 5,5 lần nếu hút trên 24 điếu/ngày.

Người suy giảm miễn dịch

Những người nhiễm HIV, ghép tạng, điều trị ung thư... có hệ miễn dịch suy giảm, thường dùng nhiều thuốc ức chế hệ miễn dịch. Trong khi đó, vi khuẩn phế cầu thường trú ở vùng hầu họng, nhân cơ hội tấn công vào các bộ phận như não, phổi, máu để gây bệnh khi cơ thể suy yếu.

Người cao tuổi tiêm vaccine phòng bệnh tại VNVC. Ảnh: Mộc Thảo

Người cao tuổi tiêm vaccine phòng bệnh tại VNVC. Ảnh: Mộc Thảo

Vi khuẩn phế cầu có thể phòng ngừa nhờ vaccine, với ba loại gồm phế cầu 10 (Synflorix), phế cầu 13 (Prevenar 13) và phế cầu 23 (Pneumovax 23). Trong đó, loại phế cầu 10 tiêm cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến dưới 6 tuổi, phế cầu 13 tiêm cho trẻ từ 6 tuần và người lớn, phế cầu 23 tiêm cho trẻ từ 2 tuổi và người lớn.

Tiêm đầy đủ các loại vaccine phế cầu giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và tử vong ở những đối tượng này, lịch tiêm vaccine tùy theo độ tuổi và lịch sử chủng ngừa. Trước khi tiêm phế cầu 23, trẻ em và người lớn cần hoàn thành phác đồ tiêm phế cầu 10 hoặc 13.

Với trẻ đã tiêm phế cầu 10, nên tiêm 1 liều phế cầu 13 khi được 2 tuổi trở lên, sau đó tiêm phế cầu 23. Còn người lớn cần tiêm phế cầu 13 sau đó mới tiêm phế cầu 23.

Để tăng hiệu quả phòng bệnh, người dân nên áp dụng lối sống sinh hoạt lành mạnh, loại trừ và hạn chế các hành vi thúc đẩy mắc bệnh; kiểm soát tốt các bệnh lý đang mắc, tuân thủ uống thuốc và khám theo chỉ định của bác sĩ. Thực đơn bữa ăn hàng ngày nên đủ chất dinh dưỡng. Khi vệ sinh cá nhân, mọi người nên thường xuyên súc họng bằng các dung dịch sát khuẩn; cai thuốc lá, tránh khói thuốc; hạn chế tụ tập ở nơi đông người, sử dụng biện pháp hạn chế tiếp xúc mầm bệnh như khẩu trang, giữ khoảng cách khi giao tiếp.

Mộc Thảo

Độc giả đặt câu hỏi tư vấn vaccine tại đây để bác sĩ trả lời.

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
2 tuần trước - Phế cầu khuẩn là nguyên nhân thường gặp gây ra các bệnh viêm phổi cộng đồng, đồng thời là nguyên nhân gây ra tỷ lệ các ca nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới và tử vong cao nhất.
1 ngày trước - Con tôi 5 tuổi, tiêm đủ phác đồ phế cầu 10, có cần dùng thêm vaccine mới phế cầu 23 không, lịch thế nào? (Diễm My, 32 tuổi, Cần Thơ)
1 tháng trước - Vaccine ngừa bạch hầu, sởi, phế cầu giúp trẻ giảm nguy cơ mắc bệnh và tránh biến chứng viêm phổi, viêm não, viêm màng não.
3 ngày trước - Sáng nay 15.9, GS-TS Hashimoto, chuyên gia Nhật Bản và các bác sĩ đầu ngành tại Bệnh viện Bạch Mai hội chẩn trực tiếp điều trị nạn nhân nguy kịch trong vụ sạt lở ở thôn Làng Nủ, H.Bảo Yên, Lào Cai.
3 ngày trước - Bé gái 11 tuổi là nạn nhân của vụ lũ quét kinh hoàng xảy ra ở thôn Làng Nủ (Lào Cai) vẫn đang trong tình trạng nặng, Bệnh viện Bạch Mai đã hội chẩn cùng chuyên gia Nhật để nỗ lực cứu cháu bé.
Xem tin bài khác
14 phút trước - Anh Đ.P.D (29 tuổi, ngụ TP.HCM) làm việc tại một xưởng in, vài tháng gần đây anh cảm thấy cột sống bị đau thắt, trong một lần đang đứng thì bất ngờ ngã quỵ xuống đất.
14 phút trước - Mốc 2 tháng tuổi là thời điểm vàng bé cần được tiêm ngừa vaccine 6 trong 1 để phòng 6 bệnh nguy hiểm là bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và bệnh do vi khuẩn Hib. Để bé được bảo vệ sớm và tối ưu nhất, ba mẹ đừng trì hoãn hoặc...
23 phút trước - Thiếu vận động, không uống đủ nước, ăn nhiều đồ ngọt... là những thói quen hàng ngày của nhiều người đang ảnh hưởng đến não bộ và sức khỏe tổng thể.
50 phút trước - Thời gian qua, Bộ Y tế liên tiếp phát cảnh báo về tình trạng thuốc giả, thuốc kém chất lượng. Trong đó, không ít vụ việc bị khởi tố liên quan đến việc sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh.
50 phút trước - Nhật Bản đối mặt khủng hoảng dân số bởi số trẻ sơ sinh giảm, dân số già và tổng số cư dân giảm.