ttth247.com

Nguy cơ mắc bệnh phế cầu khuẩn xâm lấn

1,6 triệu người chết mỗi năm do bệnh phế cầu khuẩn

Hội nghị khoa học về gánh nặng bệnh tật của phế cầu được Hội Y học dự phòng VN tổ chức mới đây tại Hà Nội.

Nguy cơ mắc bệnh phế cầu khuẩn xâm lấn- Ảnh 1.

Nguy cơ mắc bệnh phế cầu khuẩn xâm lấn- Ảnh 2.

Viêm phổi có đặc điểm chung là xuất hiện bóng mờ phế nang và đông đặc phổi hoặc mô kẽ trên hình ảnh chụp X-quang

ẢNH: TƯ LIỆU HỘI HÔ HẤP VN

Theo Hội Y học dự phòng VN, phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae) là nguyên nhân thường gặp gây ra các bệnh viêm phổi mắc phải ở cộng đồng (Community-Acquired Pneumonia, CAP), viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm tủy xương, viêm khớp nhiễm trùng và nhiễm khuẩn huyết trên toàn thế giới. Người lớn tuổi, trẻ em và người suy giảm miễn dịch dễ mắc các bệnh do phế cầu khuẩn gây ra. Ngoài ra, người lớn tuổi thường mắc các bệnh mạn tính, như đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Chronic Obstructive Pulmonary Disease, COPD) và bệnh tim mạn tính, càng có nguy cơ mắc thêm bệnh phế cầu khuẩn.

Theo nghiên cứu về gánh nặng bệnh tật toàn cầu, năm 2021, thế giới có khoảng 344 triệu ca nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới và 2,18 triệu ca tử vong do tình trạng này. Trong đó, phế cầu khuẩn là nguyên nhân gây ra tỷ lệ các ca nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới và tử vong cao nhất, ước tính có 97,9 triệu ca nhiễm và 505.000 ca tử vong. Tại VN, tỷ lệ tử vong do viêm phổi năm 2021 là 18,2/100.000 dân.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ước tính mỗi năm trên thế giới có 1,6 triệu người chết do bệnh phế cầu khuẩn, trong đó có đến 600.000 - 800.000 người lớn, chủ yếu do viêm phổi, viêm màng não và nhiễm trùng huyết.

Hút thuốc lá và nghiện rượu làm tăng nguy cơ

Theo các báo cáo tại hội thảo, các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh phế cầu khuẩn ở người trưởng thành bao gồm: tuổi tác, đặc biệt là người trên 65 tuổi, và tình trạng suy yếu miễn dịch như: người mắc ung thư huyết học, suy thận mạn, hoặc đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, người nhiễm HIV. Các bệnh mạn tính như bệnh tim mạch, bệnh phổi mạn tính, đái tháo đường, và bệnh gan mạn tính cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ mắc bệnh phế cầu khuẩn xâm lấn (Invasive Pneumococcal Disease, IPD) cao gấp 2 - 5 lần; bệnh phổi mạn tính có nguy cơ mắc IPD cao gấp 5 - 17 lần; ung thư có nguy cơ mắc IPD cao gấp 23 - 38 lần…

Hút thuốc lá và nghiện rượu cũng làm tăng nguy cơ do hút thuốc lá làm suy yếu hệ miễn dịch và gia tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp, còn nghiện rượu làm suy giảm chức năng gan và hệ miễn dịch.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế về chẩn đoán và điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn, Streptococcus pneumoniae là một trong các nguyên nhân gây viêm phổi thường gặp.

Tác nhân gây viêm phổi có thể xâm nhập vào phổi qua đường hô hấp (khi hít phải vi khuẩn ở môi trường bên ngoài, hít phải vi khuẩn từ ổ nhiễm khuẩn của đường hô hấp trên), đường máu (thường gặp sau nhiễm khuẩn huyết do S.aureus, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, viêm tĩnh mạch nhiễm khuẩn)… và một số nguyên nhân khác.

Phòng bệnh

  • Cần điều trị triệt để các ổ nhiễm khuẩn vùng tai mũi họng, răng miệng, quản lý hiệu quả các bệnh lý nền của bệnh nhân.
  • Cần giữ ấm cổ ngực trong mùa lạnh, loại bỏ kích thích có hại (rượu bia, thuốc lá).
  • Tiêm phòng cúm; tiêm phòng phế cầu theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
1 tuần trước - Mắc bệnh nền, uống rượu bia, hút thuốc lá, miễn dịch suy giảm khiến phế cầu khuẩn xâm nhập cơ thể dễ dàng hơn.
3 tuần trước - Toàn cầu ghi nhận 1,6 triệu người chết do bệnh từ phế cầu khuẩn mỗi năm, nguy cơ tử vong ở người lớn mắc viêm phổi phế cầu lên đến 10-20%.
3 tuần trước - Hệ thống tiêm chủng VNVC triển khai vaccine phế cầu 23 từ ngày 28/8, đây là loại thứ ba ngừa phế cầu khuẩn lưu hành tại Việt Nam.
2 tuần trước - Người đã tiêm vaccine phế cầu 10 hay 13 chủng thì cần tiêm thêm phế cầu mới không? (Hồng Nhung, 50 tuổi, Hà Nam)
3 tuần trước - Ngày 28-8, Hệ thống tiêm chủng VNVC triển khai tiêm vắc xin phòng 23 chủng phế cầu, tăng cường bảo vệ trẻ em và người lớn trước các bệnh lý nguy hiểm.
Xem tin bài khác
3 giờ trước - Mùi cơ thể thường do vi khuẩn và mồ hôi, nhưng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thực phẩm, hormone, thuốc, nhiễm trùng hoặc bệnh lý khác.
4 giờ trước - Có đến 90% bệnh nhân mắc ung thư dạ dày phát hiện bệnh ở giai đoạn giữa và cuối, là bởi vì dấu hiệu của bệnh thường mông lung, dễ nhầm lẫn. Điều này khiến việc điều trị trở nên khó khăn và làm tăng nguy cơ tử vong.
4 giờ trước - Mùa thu tới, sự thay đổi nhiệt độ làm kích hoạt các đợt viêm da, khiến bé mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu. Và thật bất ngờ, chính 5 loại lá tưởng siêu bình thường này lại có tác dụng giúp dịu da bé nhanh chóng mà không phải ai cũng biết.
4 giờ trước - TP HCM- Chàng trai 29 tuổi đau lưng nhiều, tê yếu chân phải, có lúc đang đứng thì ngã sụp xuống đất do thoát vị đĩa đệm hai tầng rất nặng, gây hẹp ống sống.
4 giờ trước - Người bị nhiễm trùng đường tiết niệu không nên tiêu thụ thực phẩm và đồ uống có tính axit, chứa caffein và cay để tránh tình trạng nặng hơn.