ttth247.com

6 lợi ích của thiền trước khi ngủ

Các bằng chứng nghiên cứu cho thấy thiền làm tăng tiết melatonin, hoóc môn chịu trách nhiệm điều chỉnh chu kỳ ngủ-thức của cơ thể. Bằng cách làm dịu tâm trí, thiền giúp chúng ta dễ chìm vào giấc ngủ hơn, ngủ sâu hơn và giảm tình trạng giật mình thức giấc vào ban đêm, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).

6 lợi ích của thiền trước khi ngủ- Ảnh 1.

Thiền giúp giảm căng thẳng và lo âu trước khi ngủ, nhờ đó dễ chìm vào giấc ngủ hơn

Ảnh: PEXELS

Thiền trước khi ngủ có thể mang lại những lợi ích sau:

Giảm căng thẳng và lo âu

Một trong những lợi ích chính của thiền là giảm căng thẳngvà lo âu. Bằng cách tập trung vào hơi thở và hiện diện ở hiện tại, thiền giúp giảm mức hoóc môn căng thẳng cortisol. Nhờ giảm căng thẳng nên người thực hành thiền sẽ dễ chìm vào giấc ngủ hơn.

Giúp thư giãn

Thiền giúp cơ thể thư giãn bằng cách kích thích hệ thần kinh phó giao cảm và chống lại phản ứng căng thẳng. Sự thư giãn sâu này không chỉ giúp người thiền ngủ nhanh hơn mà còn cải thiện chất lượng giấc ngủ tổng thể.

Chống mất ngủ

Nếu bạn đang vật lộn với chứng mất ngủ thì thiền là phương pháp điều trị tự nhiên rất đáng để thử. Thiền chánh niệm đã được khoa học chứng minh là có thể giảm thời gian chìm vào giấc ngủ và tăng tổng thời lượng giấc ngủ vào ban đêm.

Thiền cũng giúp làm dịu những nguyên nhân cơ bản gây mất ngủ, chẳng hạn như suy nghĩ hỗn loạn hay lo âu. Nhờ đó, thiền giúp thiết lập thói quen ngủ đều đặn.

Cân bằng cảm xúc

Thiền giúp cân bằng cảm xúc bằng cách nuôi dưỡng cảm giác bình yên nội tâm và ổn định cảm xúc. Thực hành thiền thường xuyên trước khi ngủ có thể giúp tư duy trở nên tích cực hơn, giảm cảm giác tức giận, thất vọng và buồn bã.

Tăng cường sự minh mẫn

Thiền trước khi ngủ sẽ giúp giải tỏa tâm trí khỏi những suy nghĩ lộn xộn sau một ngày bận bịu. Giải tỏa tâm trí cũng giúp chúng ta suy nghĩ tích cực hơn, giải quyết vấn đề hiệu quả hơn.

Hỗ trợ giấc ngủ lâu dài

Kết hợp thiền vào thói quen giấc ngủ hằng đêm có thể mang lại nhiều lợi ích lâu dài cho giấc ngủ. Qua thời gian, thiền giúp rèn luyện não bộ để nhận tín hiệu buồn ngủ hiệu quả hơn, nhờ đó giúp đi ngủ và thức dậy theo một khung giờ cố định. Ngồi thiền sẽ giảm được nguy cơ mắc các rối loạn giấc ngủ mạn tính, theo Healthline.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
2 tuần trước - 'Nghiên cứu cho thấy rằng thứ tự các loại thực phẩm trong bữa ăn có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể xử lý đường'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
1 tháng trước - Ngủ trưa khoảng 20 phút, ưu tiên vào đầu giờ chiều, tạo môi trường ngủ yên tĩnh có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
1 tháng trước - Nhà làm phim Australia thấy năng lượng tăng, yêu thích đi bộ và đốt cháy được nhiều calo hơn sau một tháng thử thách đi 10.000 bước chân.
1 tuần trước - 'Theo nghiên cứu được công bố gần đây, uống cà phê hằng ngày còn có thể làm chậm các dấu hiệu lão hóa trên mặt'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
1 tuần trước - Ngủ đủ giấc, tập thể dục, thiền, có bữa ăn lành mạnh, đi bộ... vào mỗi sáng là những việc đơn giản giúp bạn sống lâu hơn.
Xem tin bài khác
4 giờ trước - Viêm da tiếp xúc, nấm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và ghẻ nước là những bệnh da thường gặp trong mùa mưa bão, có thể trở nên nghiêm trọng nên không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
5 giờ trước - 'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
5 giờ trước - Đi bộ là cách tuyệt vời để tập thể dục. Tuy nhiên, bài tập đơn giản này - nếu đi quá nhiều, vẫn có thể dẫn đến các vấn đề như đau chân, đau nhức cơ, đau khớp, sưng và đau ống quyển.
5 giờ trước - Nếu cơ thể bị sốt thì cơn sốt thường sẽ hết trong vòng 24 đến 48 giờ. Phần lớn là những cơn sốt nhẹ. Nếu cơn sốt này kéo dài vài ngày không khỏi thì rất có thể nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc bệnh tiềm ẩn nào đó.
5 giờ trước - Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn. Trên thực tế, nhu cầu giấc ngủ của người lớn tuổi không thay đổi so với khi còn trẻ.