ttth247.com

7 loại thảo mộc giúp giảm mùi hơi thở

Nhai lá trà xanh, bạc hà, mùi tây, đinh hương sau ăn hay dùng trà từ các loại thảo dược này để nước súc miệng có thể giảm mùi hôi miệng.

Hôi miệng rất thường gặp, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Hôi miệng dai dẳng thường do vi khuẩn xấu phát triển trong miệng. Chúng phân hủy đường và tinh bột từ thực phẩm ăn vào. Đôi khi, hơi thở nặng mùi có thể là dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng hơn như bệnh nướu răng, sâu răng hay bệnh lý ở dạ dày. Dùng một số loại thảo mộc quen thuộc dưới đây có tác dụng giảm hôi miệng.

Lá trà xanh

Lá trà xanh giàu chất chống oxy hóa, điển hình là epigallocatechin-3-gallate (EGCG), có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm giảm mùi hôi miệng. EGCG kháng khuẩn bằng cách kích hoạt các tế bào trong nướu giải phóng chất hóa học tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh nướu răng và chứng hôi miệng. Ngoài uống trà xanh, nhai một vài lá trà tươi sau bữa ăn cũng loại bỏ mùi hôi.

Bạc hà

Các hợp chất kháng khuẩn trong lá bạc hà có thể giảm mùi hôi tạm thời và số lượng vi khuẩn xấu trong miệng. Pha một thìa nước ép lá bạc hà vào nước ấm để dùng hoặc nhai vài lá bạc hà tươi sau bữa ăn để hơi thở thơm mát hơn. Kẹo cao su hay kẹo bạc hà thơm cũng có tác dụng tương tự.

Quế

Dầu quế có tác dụng kháng khuẩn mạnh mẽ đối với s.moorei - loại vi khuẩn gây mùi hôi. Nó cũng làm giảm mức độ các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi gọi là VSC (volatile sulfur compounds), gây mùi chua đặc trưng. Pha loãng dầu quế với nước và dùng súc miệng mỗi ngày có thể kiểm soát chứng hôi miệng.

Đinh hương

Đinh hương có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên giúp làm sạch miệng, mang lại hơi thở thơm mát. Phương pháp đơn giản nhất là cho vài miếng đinh hương vào miệng và nhai kỹ để loại bỏ mùi hôi trong vài phút. Pha trà đinh hương bằng cách đun sôi một cốc nước, thêm một thìa cà phê đinh hương xay, đun nhỏ lửa trong 5-10 phút. Uống trà hoặc sử dụng như nước súc miệng hai lần một ngày.

Mùi tây

Mùi tây chứa chất diệp lục giúp trung hòa mùi hôi bên trong miệng. Nhai một nhánh mùi tây tươi để hơi thở luôn thơm tho. Bạn cũng có thể nhúng loại thảo mộc này vào giấm rồi nhai kỹ. Một lựa chọn khác là ép lá mùi tây và dùng bất cứ lúc nào cảm thấy hơi thở nặng mùi.

Cây trà

Dầu cây trà có đặc tính sát trùng, hoạt động giống như chất khử trùng mạnh mẽ trong miệng. Có nhiều cách để tận dụng lợi ích từ cây trà như dùng kem đánh răng chứa dầu cây trà, nhỏ một vài giọt dầu lên bàn chải đánh răng cùng với kem đánh răng thông thường. Trộn dầu cây trà cùng dầu bạc hà vào một cốc nước dùng súc miệng hàng ngày cũng có ích.

Cỏ cà ri

Trà cỏ cà ri có tác dụng trong trường hợp hôi miệng do nhiễm trùng catarrhal - loại vi khuẩn gây viêm nhiễm đường hô hấp. Đun sôi một thìa cà phê hạt cỏ cà ri trong một cốc nước. Lọc và uống trà này mỗi ngày một lần cho đến khi hơi thở nặng mùi được cải thiện.

Bảo Bảo (Theo Medical News Today, Lybrates)

Độc giả đặt câu hỏi bệnh hô hấp tại đây để bác sĩ giải đáp

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - Khi tự điều trị bệnh không có chỉ định của bác sĩ, người bệnh có nguy cơ trở nặng, kháng kháng sinh và khả năng lây lan rộng trong cộng đồng.
1 tháng trước - Cài đặt nhiệt độ điều hòa không phù hợp, không vệ sinh bộ phận lọc khí, liên tục đóng kín cửa phòng có thể khiến trẻ dễ mắc các bệnh đường hô hấp.
2 tuần trước - Hiện bệnh sởi đang bùng phát ở một số nơi, đặc biệt có nơi trở thành dịch. Vậy mắc sởi có nên tắm không?
1 tuần trước - Không chỉ dùng để làm tăng hương vị và mùi thơm cho các món ăn, củ riềng cũng được xem như là một loại dược liệu chữa nhiều bệnh trong đông y. Trong y học hiện đại, tinh chất riềng cũng được nghiên cứu sử dụng để chữa bệnh.
3 tuần trước - Tôi 23 tuổi, khỏe mạnh, thể dục thể thao thường xuyên và ít khi ốm vặt, có cần tiêm vaccine sởi không vì bệnh chủ yếu gặp ở trẻ em? (Minh Hà, TP HCM).
Xem tin bài khác
4 giờ trước - Mùi cơ thể thường do vi khuẩn và mồ hôi, nhưng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thực phẩm, hormone, thuốc, nhiễm trùng hoặc bệnh lý khác.
4 giờ trước - Có đến 90% bệnh nhân mắc ung thư dạ dày phát hiện bệnh ở giai đoạn giữa và cuối, là bởi vì dấu hiệu của bệnh thường mông lung, dễ nhầm lẫn. Điều này khiến việc điều trị trở nên khó khăn và làm tăng nguy cơ tử vong.
4 giờ trước - Mùa thu tới, sự thay đổi nhiệt độ làm kích hoạt các đợt viêm da, khiến bé mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu. Và thật bất ngờ, chính 5 loại lá tưởng siêu bình thường này lại có tác dụng giúp dịu da bé nhanh chóng mà không phải ai cũng biết.
5 giờ trước - TP HCM- Chàng trai 29 tuổi đau lưng nhiều, tê yếu chân phải, có lúc đang đứng thì ngã sụp xuống đất do thoát vị đĩa đệm hai tầng rất nặng, gây hẹp ống sống.
5 giờ trước - Người bị nhiễm trùng đường tiết niệu không nên tiêu thụ thực phẩm và đồ uống có tính axit, chứa caffein và cay để tránh tình trạng nặng hơn.