ttth247.com

9 thói quen tưởng tốt nhưng khiến sức khỏe giảm sút

Gấp chăn ngay khi thức dậy, rửa thịt sống dưới vòi nước, ăn nhiều bữa nhỏ... đều khiến bạn dễ ốm, sức khỏe giảm sút.

Ảnh: Health

Ảnh: Health

1. Gấp chăn ngay khi thức dậy

Thực ra, bạn nên gấp nó lại sau. Một số người yêu thích sự sạch sẽ hay gấp chăn lại ngay khi thức dậy. Điều này tưởng chừng là một thói quen tốt nhưng nó lại gây hại cho sức khỏe. Trong khi ngủ, cơ thể chúng ta sẽ bài tiết ra một lượng lớn chất chuyển hóa, mồ hôi, dịch... và những chất này cũng sẽ thấm vào chăn. Nếu bạn gấp chăn ngay sau khi ngủ dậy, một số hơi nước, chất trao đổi chất... vẫn bị bám vào chăn, không thể thoát ra ngoài, tạo điều kiện cho bọ ve, vi khuẩn phát triển và rất có hại cho sức khỏe.

Gợi ý: Sau khi ngủ dậy, trải chăn phẳng trước, mở cửa ra vào và cửa sổ để thông gió, sau khi rửa mặt hoặc ăn sáng mới gấp chăn lại.

2. Lấy giấy chùi từ sau ra trước

Khi đi vệ sinh xong, có người thích chùi từ sau ra trước. Mặc dù đây là một chi tiết nhỏ, nhìn từ góc độ y học, nó không tốt cho bạn. Lau từ sau ra trước có nhiều khả năng gây nhiễm trùng hệ tiết niệu. Bởi nó có khả năng mang chất bẩn từ hậu môn đến cửa âm đạo và niệu đạo của phụ nữ, đồng thời khả năng phòng vệ của hai nơi này trước vi khuẩn gây bệnh kém hơn rất nhiều so với hậu môn. Vì vậy, việc lau từ trước ra sau sẽ an toàn hơn.

3. Mở cửa phòng tắm để thông gió

Nhiều người cho rằng cửa phòng tắm cần được mở ra để phân tán mùi hôi và tạo sự thông thoáng. Nhưng cách làm này không tốt cho sức khỏe. Một số vi khuẩn và virus sẽ bay vào không khí cùng với nước bắn khi xả bồn cầu và bám trên các bề mặt vài giờ sau đó. Nếu cửa phòng tắm để mở, những chất độc hại này sẽ dễ dàng lây lan sang những nơi khác trong nhà.

Ngoài ra, nếu cửa phòng tắm mở, hơi ẩm sau khi tắm sẽ lan sang những nơi khác, khiến tường và tủ gỗ trong nhà dễ bị nấm mốc hơn. Không khí hôi hám trong phòng tắm nên được thải ra môi trường bên ngoài chứ không phải môi trường nhỏ hẹp của nhà ở. Vì vậy, nên mở cửa sổ và đóng cửa phòng tắm để thông gió.

4. Sử dụng khăn giấy đã tiếp xúc với không khí lâu ngày

Khăn giấy sau khi được mở ra hoặc để trần rất mất vệ sinh. Nếu tiếp tục dùng loại khăn giấy này để lau miệng, các chất độc hại sẽ đọng lại trong miệng và cùng với thức ăn xâm nhập vào dạ dày khi ăn. Một số người có khả năng miễn dịch kém có thể bị viêm ruột nếu dùng khăn lau miệng sau khi đi vệ sinh.

5. Che miệng bằng bàn tay khi hắt hơi

Trong mắt nhiều người, việc che tay khi hắt hơi là một hành vi rất vệ sinh và văn minh. Điều này dường như có thể ngăn chặn một số vi trùng lây lan qua nước bọt, giọt bắn.

Nhưng, khi dùng tay che miệng và mũi, bạn sẽ khó hắt hơi. Mặt khác, nếu tay không che đủ kín, khả năng chặn nước bọt yếu thì lượng virus và vi khuẩn có trong nước bọt vẫn thoát ra ngoài. Nếu bạn hắt hơi và không rửa tay ngay, lúc bạn mở cửa hoặc chạm vào các đồ vật khác, virus, vi khuẩn từ tay có thể lây truyền sang các bề mặt này.

Do đó, mỗi khi hắt hơi, tốt nhất bạn nên che miệng bằng khuỷu tay.

6. Cắt móng tay thật ngắn

Nhiều người nghĩ làm vậy thì tay sẽ sạch sẽ. Trên thực tế, phương pháp cắt như vậy sẽ làm lộ mô thịt mềm của ngón tay, không chỉ khiến móng bị tách ra khỏi lòng móng mà còn dễ khiến móng mọc ngược, trường hợp nặng có thể phát triển thành viêm quanh móng.

Do đó, khi cắt móng tay, đừng cắt quá ngắn hoặc quá dài, chỉ để lại một viền nhỏ màu trắng, tốt nhất bạn nên cắt vuông góc phần đầu móng và mài nhẹ các góc móng cho bớt sắc.

7. Ăn nhiều bữa nhỏ

Một số người cho rằng việc giảm lượng thức ăn trong mỗi bữa và tăng tần suất bữa ăn có thể giúp giảm bớt gánh nặng cho đường tiêu hóa và nuôi dưỡng dạ dày.

Nhưng thực tế là việc tăng tần suất ăn cũng làm kéo dài thời gian làm việc của dạ dày. Với những bệnh nhân bị viêm, loét dạ dày, ăn nhiều bữa nhỏ sẽ liên tục gây kích ứng niêm mạc dạ dày và tăng tiết axit, từ đó khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn .

Đối với người lớn khỏe mạnh, ăn ba bữa đều đặn mỗi ngày là đủ. Đối với những nhóm đặc biệt như người già và bệnh nhân tiểu đường, họ có thể ăn nhiều bữa nhỏ thường xuyên hơn tùy theo tình trạng thể chất của mình.

8. Uống trà hoặc sữa chua sau ăn

Việc này tưởng tốt nhưng làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Trà, đặc biệt là trà đặc có chứa axit tannic có thể dễ dàng kết hợp với protein trong thức ăn để tạo thành kết tủa, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ protein. Chất theophylline có trong trà cũng sẽ làm giảm sự hấp thu các nguyên tố vi lượng chẳng hạn như canxi, sắt và kẽm có thể dễ dàng dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng.

Mặc dù men vi sinh trong sữa chua có thể thúc đẩy nhu động ruột, chúng vẫn chứa calo, tương đương với việc tăng khối lượng công việc của đường tiêu hóa. Vì vậy, nếu bạn vô tình ăn quá nhiều, bạn cũng có thể chọn cách đi dạo để tiêu hóa thức ăn.

9. Rửa sạch thịt sống dưới vòi nước

Nhiều người thích rửa trực tiếp các sản phẩm thịt sống dưới vòi nước. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc cho biết phương pháp này tiềm ẩn những nguy hiểm.

Trong quá trình vận chuyển và bảo quản thịt sống, bề mặt của thịt có thể bị nhiễm một số vi khuẩn, virus. Việc rửa thịt sống bằng vòi không những không tiêu diệt được vi sinh vật trên đó mà nước bắn tung tóe còn khiến chúng sinh sôi, làm bẩn bồn rửa, các bộ bát đũa.

Bất cứ nơi nào nước bắn vào, vi trùng có thể lây lan và một số thực phẩm có thể bị ô nhiễm chéo. Nếu ăn thực phẩm sống, nó có thể gây ra các mối nguy hiểm về an toàn.

Gợi ý: Khi xử lý thực phẩm tươi sống, trước tiên bạn nên ngâm trong nước muối khoảng 10 đến 15 phút, sau đó rửa sạch bằng nước sạch. Nếu cần, bạn có thể đeo găng tay và khẩu trang dùng một lần.

Source: 24h.com.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Khi có con, cha mẹ bắt đầu nghĩ suy nhiều hơn về tương lai. Câu hỏi mà nhiều người thường trăn trở là: Liệu 10, 20 năm nữa, bản thân có còn khỏe mạnh để kề cận, chăm sóc cho người thân yêu?
3 tuần trước - Nhiều người có thói quen dậy sớm tập thể dục vào buổi sáng trước khi đi làm. Trong khi đó, những người khác lại thích tập vào buổi chiều sau giờ làm.
1 tháng trước - 'Nghiên cứu mới phát hiện chất béo không bão hòa đơn có thể làm giảm nguy cơ mắc huyết áp cao. Bơ là trái cây chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
1 ngày trước - 'Miếng bọt biển là dụng cụ rửa chén rất hiệu quả. Tuy nhiên, vật dụng tưởng chừng vô hại này lại có thể là nơi sinh sôi của vi khuẩn có hại'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
1 tháng trước - Xịt rửa mũi nhiều lần trong ngày, nhổ lông mũi, pha nước muối súc họng không đúng tỷ lệ, ngoáy mũi là những sai lầm có thể gây nhiễm trùng, thủng màng nhĩ.
Xem tin bài khác
3 giờ trước - Mùi cơ thể thường do vi khuẩn và mồ hôi, nhưng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thực phẩm, hormone, thuốc, nhiễm trùng hoặc bệnh lý khác.
4 giờ trước - Có đến 90% bệnh nhân mắc ung thư dạ dày phát hiện bệnh ở giai đoạn giữa và cuối, là bởi vì dấu hiệu của bệnh thường mông lung, dễ nhầm lẫn. Điều này khiến việc điều trị trở nên khó khăn và làm tăng nguy cơ tử vong.
4 giờ trước - Mùa thu tới, sự thay đổi nhiệt độ làm kích hoạt các đợt viêm da, khiến bé mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu. Và thật bất ngờ, chính 5 loại lá tưởng siêu bình thường này lại có tác dụng giúp dịu da bé nhanh chóng mà không phải ai cũng biết.
5 giờ trước - TP HCM- Chàng trai 29 tuổi đau lưng nhiều, tê yếu chân phải, có lúc đang đứng thì ngã sụp xuống đất do thoát vị đĩa đệm hai tầng rất nặng, gây hẹp ống sống.
5 giờ trước - Người bị nhiễm trùng đường tiết niệu không nên tiêu thụ thực phẩm và đồ uống có tính axit, chứa caffein và cay để tránh tình trạng nặng hơn.