ttth247.com

Ai không tiêm được vaccine sởi?

Những người nào không được tiêm hoặc cần hoãn tiêm sởi, thưa bác sĩ? (Hà Anh, 45 tuổi, Hà Nội)

Trả lời:

Những trường hợp chống chỉ định tiêm vaccine sởi như sau:

- Người suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc suy giảm miễn dịch, như mắc các bệnh HIV/AIDS, uống thuốc ức chế hệ miễn dịch, bệnh nhân ung thư đang điều trị bằng các phương pháp hóa trị, xạ trị, dùng thuốc kháng thể đơn dòng,...

- Người mắc chứng rối loạn tế bào máu, người có tình trạng ung thư ảnh hưởng đến xương tủy hoặc hệ bạch huyết.

- Người mắc bệnh lao đang được điều trị.

- Người dị ứng hoặc có phản ứng nghiêm trọng (sốc phản vệ) với các thành phần trong vaccine sởi.

- Người đang bị nhiễm trùng cấp tính đường hô hấp.

- Phụ nữ đang mang thai.

Trẻ được tiêm vaccine sởi tại VNVC. Ảnh: Mộc Thảo

Trẻ được tiêm vaccine sởi tại VNVC. Ảnh: Mộc Thảo

Tại VNVC, tất cả trẻ em và người lớn trước tiêm sẽ được bác sĩ khám sàng lọc theo hướng dẫn của Bộ Y tế, để biết trường hợp đó đủ điều kiện tiêm chủng hay không. Nếu mắc bệnh cấp tính, dị ứng với các thành phần có trong vaccine, chẩn đoán phản vệ độ 2, người dân sẽ được đưa tới bệnh viện để tiêm. Các trường hợp còn lại vẫn tiến hành tiêm tại VNVC.

Người không tiêm được vaccine, cần áp dụng các biện pháp phòng sởi như vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, giữ môi trường thông thoáng, không tiếp xúc với người bệnh. Khi đến nơi đông người, nên đeo khẩu trang, giữ khoảng cách...

Tiêm chủng là cách hiệu quả nhất trong phòng ngừa và giảm các biến chứng nặng do sởi ở trẻ em, người lớn. Hiệu quả vaccine lên đến 98% khi tiêm từ hai mũi.

Hiện Việt Nam có ba loại vaccine sởi, gồm mũi đơn, mũi kết hợp phòng thêm rubella và mũi giúp phòng thêm rubella - quai bị. Các vaccine chỉ định cho người từ 9 tháng tuổi trở lên, có trong chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ.

Bác sĩ Nguyễn Minh Luân
Chuyên viên Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Độc giả đặt câu hỏi tư vấn vaccine tại đây để bác sĩ trả lời.

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - Trẻ đến trường sau kỳ nghỉ hè dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, nên tiêm vaccine ngừa cúm, bạch hầu - ho gà - uốn ván, não mô cầu, viêm não Nhật Bản, HPV.
1 tháng trước - Trẻ miễn dịch yếu, có bệnh nền, chưa tiêm chủng, nguy cơ lây nhiễm cao khi tiếp xúc bệnh nhân sởi hoặc chạm vào sàn nhà, bề mặt chứa virus sởi.
1 tháng trước - Trẻ nhỏ, phụ nữ chuẩn bị mang thai, người chưa tiêm chủng nên rà soát lịch tiêm ngừa để kịp thời tiêm phòng sởi.
1 tháng trước - TP HCM- Bé Trâm Anh, 10 tháng tuổi, nổi ban lấm tấm khắp người sau hai ngày ho, sốt, sổ mũi, vào viện khó thở, được bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 hỗ trợ thở oxy.
3 tuần trước - Phòng khám Đa khoa Tâm Anh quận 7 rộng 24.000 m2, trang bị loạt thiết bị hiện đại điều trị các bệnh lý tim mạch, thần kinh, ung thư, sản nhi, tiêu hóa...
Xem tin bài khác
4 giờ trước - Viêm da tiếp xúc, nấm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và ghẻ nước là những bệnh da thường gặp trong mùa mưa bão, có thể trở nên nghiêm trọng nên không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
4 giờ trước - 'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
4 giờ trước - Đi bộ là cách tuyệt vời để tập thể dục. Tuy nhiên, bài tập đơn giản này - nếu đi quá nhiều, vẫn có thể dẫn đến các vấn đề như đau chân, đau nhức cơ, đau khớp, sưng và đau ống quyển.
4 giờ trước - Nếu cơ thể bị sốt thì cơn sốt thường sẽ hết trong vòng 24 đến 48 giờ. Phần lớn là những cơn sốt nhẹ. Nếu cơn sốt này kéo dài vài ngày không khỏi thì rất có thể nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc bệnh tiềm ẩn nào đó.
4 giờ trước - Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn. Trên thực tế, nhu cầu giấc ngủ của người lớn tuổi không thay đổi so với khi còn trẻ.