ttth247.com

Ăn bánh trung thu thế nào để đảm bảo sức khỏe tim mạch?

Bố tôi thích ăn bánh trung thu nhưng có bệnh tim mạch, nên ăn như thế nào để không ảnh hưởng sức khỏe? (Minh, 30 tuổi, TP HCM)

Trả lời:

Bánh trung thu là loại bánh truyền thống phổ biến trong dịp Tết Trung thu. Người bệnh tim mạch, kể cả trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh vẫn có thể ăn nhưng cần chú ý đến loại bánh và liều lượng tiêu thụ.

Bánh trung thu truyền thống thường chứa lượng lớn đường, chất béo và muối. Mỗi chiếc 250 g có thể cung cấp 800-1.100 kcal, là món ăn có năng lượng cao.

Đặc biệt, bánh dẻo thường nhiều đường hơn bánh nướng, có thể dẫn đến tăng đường huyết, ảnh hưởng đến người bệnh tiểu đường. Ngoài ra, ăn bánh có thể gây ra các vấn đề như tăng cân, tăng huyết áp, cholesterol, không tốt cho bệnh nhân tim mạch.

Bánh trung thu điêu khắc hình công, rồng tại một cơ sở ở TP HCM. Ảnh: Phương Linh

Bánh trung thu điêu khắc hình công, rồng tại một cơ sở ở TP HCM. Ảnh: Phương Linh

Để đảm bảo sức khỏe, bệnh nhân tim mạch nên chọn các loại bánh ít béo, ít đường, ít muối. Những loại bánh này hiện có sẵn trên thị trường như bánh trung thu không đường, ít calo hoặc bánh làm từ nguyên liệu tự nhiên.

Người bệnh tim mạch được khuyến cáo chỉ nên ăn bánh trung thu với lượng ít, từ 1-2 lần/ngày và ăn sau bữa chính để tránh tăng đường huyết. Ngoài ra, lượng bánh tiêu thụ cần được điều chỉnh dựa trên tổng năng lượng mỗi người cần trong ngày. Kết hợp uống nước trà nóng pha loãng khi ăn để hỗ trợ tiêu hóa chất béo trong bánh.

Nếu trong ngày có ăn thêm bánh trung thu, hãy giảm lượng thức ăn trong bữa chính để không vượt quá nhu cầu năng lượng cần thiết.

Lựa chọn bánh handmade hoặc tự làm bánh tại nhà với lượng đường, muối, và chất béo vừa phải, được điều chỉnh theo khẩu vị và tình trạng sức khỏe. Trước khi ăn nên đọc kỹ thông tin, thành phần dinh dưỡng trên bao bì để biết rõ thành phần, calo và cân đối dinh dưỡng khi ăn.

Lưu ý, không ăn bánh trung thu khi đói. Không ăn bánh sau 19h để tránh tích trữ năng lượng dư thừa. Đồng thời, không ăn quá nhiều bánh cùng lúc, dễ gây tăng cân và tăng lượng đường, chất béo trong cơ thể. Đặc biệt, bệnh nhân tim mạch không nên ăn lòng đỏ trứng muối trong bánh, vì chứa nhiều chất béo và muối, có thể làm bệnh tăng nặng.

BS.CK2 Lâm Mỹ Dung
Trưởng Khoa Dinh dưỡng - Bệnh viện Tim Tâm Đức

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tuần trước - Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế khuyến cáo người dân mua và sử dụng bánh trung thu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và còn hạn.
1 tuần trước - Do ảnh hưởng của mưa bão số 3, hiện vẫn có không ít trường hợp từ tuyến dưới chuyển đến Bệnh viện Việt Đức cấp cứu. Trước đó, đã có gần 100 bệnh nhân cấp cứu, phẫu thuật tại bệnh viện này bị chấn thương, đa chấn thương do nhiều nguyên...
1 tháng trước - Magiê không chỉ có tác dụng chống ung thư, chống lão hóa, stress, tim mạch, mà còn là chất quan trọng để tạo năng lượng cho sinh sản, trao đổi chất, loại bỏ độc tố, sửa chữa tế bào, giúp não hoạt động não. Cơ thể thiếu magiê nguy cơ gây...
3 tuần trước - Bánh ngọt, bánh mì tròn có nhân, ngũ cốc nhiều màu... đều là lựa chọn tệ cho bữa sáng.
1 tháng trước - Con tôi béo phì, đang ăn kiêng để giảm cân nhưng vẫn uống sữa mỗi ngày có được không, cần lưu ý gì? (Kim Oanh, TP HCM)
Xem tin bài khác
4 giờ trước - Mùi cơ thể thường do vi khuẩn và mồ hôi, nhưng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thực phẩm, hormone, thuốc, nhiễm trùng hoặc bệnh lý khác.
4 giờ trước - Có đến 90% bệnh nhân mắc ung thư dạ dày phát hiện bệnh ở giai đoạn giữa và cuối, là bởi vì dấu hiệu của bệnh thường mông lung, dễ nhầm lẫn. Điều này khiến việc điều trị trở nên khó khăn và làm tăng nguy cơ tử vong.
4 giờ trước - Mùa thu tới, sự thay đổi nhiệt độ làm kích hoạt các đợt viêm da, khiến bé mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu. Và thật bất ngờ, chính 5 loại lá tưởng siêu bình thường này lại có tác dụng giúp dịu da bé nhanh chóng mà không phải ai cũng biết.
5 giờ trước - TP HCM- Chàng trai 29 tuổi đau lưng nhiều, tê yếu chân phải, có lúc đang đứng thì ngã sụp xuống đất do thoát vị đĩa đệm hai tầng rất nặng, gây hẹp ống sống.
5 giờ trước - Người bị nhiễm trùng đường tiết niệu không nên tiêu thụ thực phẩm và đồ uống có tính axit, chứa caffein và cay để tránh tình trạng nặng hơn.