ttth247.com

Ba vị trí nguy hiểm khi bị chó cắn

Vùng đầu cổ, ngón tay, chân thuận lợi cho virus dại tấn công hệ thần kinh trung ương, cần xử trí đúng cách khi bị chó cắn và tiêm chủng càng sớm càng tốt.

Bác sĩ Bùi Thanh Phong, Quản lý Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC, cho biết như trên sau khi một số tỉnh Đông Nam Bộ ghi nhận các ổ dịch bệnh dại, trong đó có ca tử vong. Theo bác sĩ, thời gian ủ bệnh của virus dại có thể khoảng 10 ngày hoặc kéo dài đến nhiều năm phụ thuộc vào vị trí cắn và độ nặng của vết thương. Khi bị chó mèo cắn, có ba vị trí khiến virus dại tấn công nhanh hơn, thời gian ủ bệnh ngắn, cần lưu ý để kịp thời xử trí và tiêm phòng.

Mọi vết cắn do chó mèo đều cần vệ sinh và tiêm ngừa, đặc biệt chú ý vùng đầu cổ, ngón tay, bộ phận sinh dục. Ảnh: Vecteezy

Mọi vết cắn do chó mèo đều cần vệ sinh và tiêm ngừa, đặc biệt chú ý vùng đầu cổ, ngón tay, bộ phận sinh dục. Ảnh: Vecteezy

Đầu và cổ

Virus dại xâm nhập cơ thể thông qua vết cắn, di chuyển theo dây thần kinh tới tủy sống và não bộ, tốc độ khoảng 12-24 mm mỗi ngày. Khi virus xâm nhập vào não bộ, lúc này người bệnh sẽ có các triệu chứng của bệnh dại như mệt mỏi, đau đầu kéo dài, sợ nước, không chịu được tiếng ồn, ánh sáng, lo lắng, dễ nóng giận. Tỷ lệ tử vong khi đã lên cơn dại gần 100%.

Do đó, chó, mèo tấn công vào đầu và cổ sẽ nguy hiểm hơn các bộ phận khác. Trẻ em là nhóm dễ có vết thương ở vùng này do tầm vóc nhỏ bé và chưa có ý thức phòng bệnh khi chơi đùa với động vật. Người thường xuyên ôm, hôn thú cưng cũng có nguy cơ cao bị vết thương ở vùng này.

Đầu ngón tay, ngón chân

Các vết thương ở bàn tay thường xuất hiện khi cho ăn hoặc bắt đầu làm quen với động vật. Đầu ngón tay, ngón chân tập trung đầu mút thần kinh. Nếu bị tấn công vào các vị trí này, virus sẽ dễ dàng di chuyển dọc theo dây thần kinh và lên đến não, gây bệnh nhanh hơn.

Bộ phận sinh dục

Chấn thương bộ phận sinh dục do động vật cắn khá hiếm, song có thể gây chấn thương nặng ảnh hưởng chức năng sinh sản, nhiễm dại và nhiễm trùng nặng. Một nghiên cứu công bố năm 2022 của các nhà khoa học Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy tỷ lệ nhiễm trùng vết thương do động vật tấn công bộ phận sinh dục thường ở mức cao, dao động từ 6-29%.

Cần xử trí vết thương và tiêm ngừa dại càng sớm càng tốt sau khi bị chó, mèo tấn công. Ảnh: Nhật Linh

Cần xử trí vết thương và tiêm ngừa dại càng sớm càng tốt sau khi bị chó, mèo tấn công. Ảnh: Nhật Linh

Xử trí vết thương thế nào?

Theo Cục Y tế dự phòng, các vết thương ở vùng đầu mặt cổ, đầu ngón tay, ngón chân dù nhỏ, hoặc chỉ xây xước nhẹ cũng cần được hỗ trợ y tế và tiêm ngừa càng sớm càng tốt.

Trường hợp bị chó mèo cắn, cào hoặc liếm lên vết thương hở, vết xước nhẹ, ở xa đầu mút thần kinh cũng không nên chủ quan. Người bị cắn cần đi tiêm phòng càng sớm càng tốt do virus dại vẫn xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.

Với mọi vết thương nghi dại, bác sĩ Phong khuyến cáo người dân bình tĩnh và thực hiện quy trình xử trí đúng cách. Nếu gặp con vật đang giận dữ, người dân cần tránh xa, không đánh trả hoặc cố gắng giết con vật vì có thể khiến chúng tấn công mạnh hơn. Tiếp theo, cần rửa vết thương dưới vòi nước sạch với xà phòng trong 15 phút, sau đó tiếp tục rửa vết thương với cồn i-ốt hoặc cồn 70 độ. Cuối cùng, người dân di chuyển đến các trung tâm tiêm chủng để được tư vấn chủng ngừa dại.

Người bị chó, mèo cắn không nặn máu, băng kín vết thương, đắp lá hay các loại thuốc không rõ nguồn gốc lên vết chó mèo cắn, cào vì có thể khiến virus dại đi vào cơ thể nhanh hơn.

Phác đồ dành cho người lần đầu tiên ngừa dại gồm 5 mũi. Những lần bị cắn, cào sau đó bổ sung 2 mũi. Tùy vào tình trạng và vị trí vết thương, bác sĩ có thể tư vấn tiêm ngừa huyết thanh kháng dại và uốn ván.

Ngoài ra, vaccine có thể tiêm dự phòng trước khi bị cắn, cào, giúp bảo vệ người thường xuyên tiếp xúc với động vật, di chuyển đến các vùng sâu, xa khó tiếp cận y tế khi bị thương. Phác đồ gồm 3 mũi, giúp giảm số mũi khi có vết thương và không cần huyết thanh.

Để tránh động vật tấn công trẻ nhỏ, phụ huynh cần theo sát con em trong quá trình chơi đùa, giáo dục trẻ ý thức phòng bệnh như giữ khoảng cách, không đánh chó mèo, khi có vết thương cần thông báo ngay với phụ huynh.

Nhật Linh

Độc giả đặt câu hỏi tư vấn vaccine để bác sĩ trả lời tại đây.

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - Sóc Sơn, Hà Nội đang là điểm nóng của bệnh dại khi có nhiều người bị chó cắn và phơi nhiễm với bệnh dại.
1 tháng trước - TP HCM- Trong vòng 10 năm, chị Lan cao thêm 4 cm dù đã ngoài 30 tuổi, mặt ngày càng góc cạnh, bác sĩ chẩn đoán u tuyến yên nằm lạc chỗ.
1 tháng trước - Một vết đốt của ong vò vẽ có thể gây sốc phản vệ, suy đa tạng. Đi dã ngoại không nên mặc các loại quần áo sặc sỡ, in hình bông hoa và tránh dùng các loại đồ ăn, nước uống có vị ngọt thu hút ong.
1 tuần trước - Trong 2 ngày, liên tiếp 3 trường hợp bị ong vò vẽ đốt dẫn đến sốc phản vệ được đưa vào bệnh viện cấp cứu. Theo các bác sĩ, đây là một dạng phản ứng dị ứng cực kỳ nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.
5 ngày trước - Hệ thống tiêm chủng VNVC miễn phí vaccine và huyết thanh uốn ván cho đồng bào, chiến sĩ trong vùng lũ tại ba tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên.
Xem tin bài khác
4 giờ trước - Viêm da tiếp xúc, nấm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và ghẻ nước là những bệnh da thường gặp trong mùa mưa bão, có thể trở nên nghiêm trọng nên không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
5 giờ trước - 'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
5 giờ trước - Đi bộ là cách tuyệt vời để tập thể dục. Tuy nhiên, bài tập đơn giản này - nếu đi quá nhiều, vẫn có thể dẫn đến các vấn đề như đau chân, đau nhức cơ, đau khớp, sưng và đau ống quyển.
5 giờ trước - Nếu cơ thể bị sốt thì cơn sốt thường sẽ hết trong vòng 24 đến 48 giờ. Phần lớn là những cơn sốt nhẹ. Nếu cơn sốt này kéo dài vài ngày không khỏi thì rất có thể nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc bệnh tiềm ẩn nào đó.
5 giờ trước - Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn. Trên thực tế, nhu cầu giấc ngủ của người lớn tuổi không thay đổi so với khi còn trẻ.