ttth247.com

Phòng và xử trí khi bị ong đốt

Theo Bệnh viện (BV) Nhi T.Ư (Hà Nội), các tuần gần đây liên tiếp có các trẻ nhập viện trong tình trạng nặng do ong đốt. Trong đó có bệnh nhi (BN) là bé gái 2 tuổi, ở Ninh Bình. Khi đang chơi cùng ông bà trong vườn nhà, trẻ bất ngờ bị một đàn ong vò vẽ đốt vào đầu, tay và lưng. Trước khi được chuyển đến BV Nhi T.Ư, BN được cấp cứu tại BV địa phương với chẩn đoán tăng men gan, tiêu cơ vân cấp.

Nhập viện cùng ngày với BN trên là bé trai 11 tuổi ở Hà Nội. BN này bị 2 ong vò vẽđốt khi đang chơi bóng gần nhà. Ngay sau đó, BN xuất hiện đỏ da toàn thân, ngứa. Chỉ sau 10 phút, trẻ vã mồ hôi, ngất, được người nhà đưa vào BV đa khoa Hà Đông (Hà Nội) trong tình trạng mất ý thức, gọi hỏi không đáp ứng, mạch nhanh, nhỏ (130 lần/phút); huyết áp không đo được; tim đập nhanh… Tại đây, trẻ được xử trí theo phác đồ sốc phản vệ và tiếp tục chuyển đến BV Nhi T.Ư. Nhờ được xử trí cấp cứu nhanh và điều trị tích cực, 2 BN đều đã bình phục.

NGUYÊN NHÂN

Về các nguy cơ nhiễm độc do bị ong đốt, bác sĩ Nguyễn Tân Hùng, Phó trưởng khoa Cấp cứu và chống độc - BV Nhi T.Ư, thông tin: Ong có 2 họ chính là họ ong vò vẽ (gồm ong vò vẽ, ong đất, ong vàng) và họ ong mật (gồm ong mật, ong nghệ và ong bầu). Trong đó, với họ ong mật, chúng có ngòi nọc có ngạnh, nên sau đốt, ngòi nọc không rút ra được và ong bị chết, mỗi ong mật chỉ đốt 1 lần. Còn với họ ong vò vẽ, ngòi nọc trơn không ngạnh, có thể đốt nhiều lần; nọc của chúng là một hỗn hợp các chất với khoảng 40 thành phần có thể gây ra tình trạng sốc phản vệ, tan máu, vỡ hồng cầu, rối loạn đông máu, tiêu cơ vân, suy thận cấp.

Phòng và xử trí khi bị ong đốt- Ảnh 1.

Bác sĩ Bệnh viện Nhi T.Ư khám cho bé gái 2 tuổi bị ong đốt

BV NHI T.Ư

Phòng và xử trí khi bị ong đốt- Ảnh 2.

Mức độ nặng của liều độc phụ thuộc vào loại ong, số nốt và vị trí đốt. Đối với người lớn, được coi là nặng nếu bị ong đốt trên 30 nốt; với trẻ em là trên 10 nốt. Nếu không được xử trí kịp thời, nạn nhân rất dễ nguy hiểm đến tính mạng.

Nguyên nhân người bị ong đốt thường do tai nạn trong lao động, sinh hoạt, đi rừng hoặc do nuôi ong lấy mật, lấy mật ong rừng. Đối với trẻ em thường do trẻ trêu, nghịch, phá tổ ong (thường là ong vàng hoặc ong vò vẽ), hoặc vô tình bị ong đốt khi đang vui chơi.

PHÒNG TRÁNH, XỬ TRÍ

Để phòng tránh ong đốt, bác sĩ Nguyễn Tân Hùng hướng dẫn: Trẻ nhỏ nên có người giám hộ đi cùng. Quanh khu vực nhà nếu có tổ ong cần nhờ người có kinh nghiệm phá dỡ. Hướng dẫn trẻ không được chọc, ném, phá tổ ong.

Các gia đình khi đi dã ngoại không nên mặc các loại quần áo sặc sỡ, in hình bông hoa và tránh dùng các loại đồ ăn, nước uống có vị ngọt có thể lôi kéo ong đến.

Nếu không may bị ong vò vẽ bay quanh, hãy thật bình tĩnh, hít thở thật sâu, thở đều, không chạy, không đập ong. Khi ong nhận ra đó là người, ong sẽ bay đi.

Trường hợp trẻ không may bị ong vò vẽ đốt, cha mẹ cần lấy ngòi ong (nếu có) bằng cách khều nhẹ, dùng nhíp lấy ra, tránh nặn ép bằng tay vì có thể làm nọc độc lan ra. Rửa sạch vùng bị đốt bằng xà phòng hoặc nước sạch và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
1 tuần trước - Trong 2 ngày, liên tiếp 3 trường hợp bị ong vò vẽ đốt dẫn đến sốc phản vệ được đưa vào bệnh viện cấp cứu. Theo các bác sĩ, đây là một dạng phản ứng dị ứng cực kỳ nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.
3 tuần trước - Hà Nội- Cầm kết quả mắc bệnh thận mạn tính, ông Hồ Hồng Việt suy sụp, muốn buông xuôi khi nghĩ về tương lai phải gắn với giường bệnh, sống nhờ chiếc máy chạy thận.
6 ngày trước - Ngừng tuần hoàn là hiện tượng tim mất chức năng, không co bóp, mạch không đập, dẫn đến không thể cung cấp máu cho các cơ quan trong cơ thể, ngay sau đó gây ra ngưng thở và mất ý thức.
1 tháng trước - 10 bệnh nhân uốn ván đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư (Hà Nội) đều có điểm chung là bị các vết thương hở, tự xử lý tại nhà và không tiêm vắc xin uốn ván.
1 ngày trước - Làn da của con mỏng manh và có sức đề kháng kém. Các bệnh về da tưởng chừng đơn giản lại dễ gây ra biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, viêm não, thậm chí gây tử vong. Ba mẹ cùng Orgabie tìm hiểu 5 bệnh da liễu phổ biến ở trẻ và bỏ túi...
Xem tin bài khác
3 giờ trước - Mùi cơ thể thường do vi khuẩn và mồ hôi, nhưng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thực phẩm, hormone, thuốc, nhiễm trùng hoặc bệnh lý khác.
4 giờ trước - Có đến 90% bệnh nhân mắc ung thư dạ dày phát hiện bệnh ở giai đoạn giữa và cuối, là bởi vì dấu hiệu của bệnh thường mông lung, dễ nhầm lẫn. Điều này khiến việc điều trị trở nên khó khăn và làm tăng nguy cơ tử vong.
4 giờ trước - Mùa thu tới, sự thay đổi nhiệt độ làm kích hoạt các đợt viêm da, khiến bé mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu. Và thật bất ngờ, chính 5 loại lá tưởng siêu bình thường này lại có tác dụng giúp dịu da bé nhanh chóng mà không phải ai cũng biết.
4 giờ trước - TP HCM- Chàng trai 29 tuổi đau lưng nhiều, tê yếu chân phải, có lúc đang đứng thì ngã sụp xuống đất do thoát vị đĩa đệm hai tầng rất nặng, gây hẹp ống sống.
4 giờ trước - Người bị nhiễm trùng đường tiết niệu không nên tiêu thụ thực phẩm và đồ uống có tính axit, chứa caffein và cay để tránh tình trạng nặng hơn.