ttth247.com

Bác sĩ nói gì về thói quen 'lướt điện thoại khi đi vệ sinh'

Nhưng thói quen được nhiều người yêu thích này liệu có thực sự gây hại cho sức khỏe?

Để giải đáp thắc mắc này, một bác sĩ hàng đầu sẽ nói rõ điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không bỏ được thói quen lướt điện thoại trong nhà vệ sinh.

Bác sĩ nói gì về thói quen 'lướt điện thoại khi đi vệ sinh'- Ảnh 1.

Nhiều người có thói quen lướt điện thoại nhiều giờ, kể cả trong nhà vệ sinh

Pexels

Mặc dù chúng ta không nhìn thấy ngay tác hại, nhưng bác sĩ đã cảnh báo 4 bệnh nhiễm trùng lớn bạn có thể mắc phải nếu dùng điện thoại khi đi vệ sinh, theo tờ Express.

Phòng tắm thường là nơi có vô số vi trùng ẩn náu trên nhiều bề mặt khác nhau.

Tiến sĩ Donald Grant, bác sĩ đa khoa, cố vấn lâm sàng cấp cao tại Dược phẩm The Independent Pharmacy (Anh), đã đưa ra cảnh báo rõ ràng: Nhiều thói quen tưởng chừng vô hại thực ra lại có thể gây ra những rủi ro đáng kể cho sức khỏe, có thể khiến chúng ta tiếp xúc với vi khuẩn có hại, nhiễm trùng và các vấn đề sức khỏe khác mà không biết.

Một trong những mối quan tâm lớn nhất là xu hướng sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh ngày càng tăng, đặc biệt là trong giờ giải lao. Chuyên gia chỉ ra rằng mang điện thoại vào nơi này có thể khiến chúng bị nhiễm vi trùng.

Do đó, theo Express, điều này làm tăng khả năng mắc các bệnh sau đây khi sử dụng lại thiết bị:

  • Nhiễm trùng đường tiêu hóa
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Nhiễm trùng đường hô hấp
  • Nhiễm trùng da

Bác sĩ nói gì về thói quen 'lướt điện thoại khi đi vệ sinh'- Ảnh 2.

Lướt điện thoại khi đi vệ sinh làm tăng khả năng mắc các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa, nhiễm trùng đường tiết niệu

Pexels

Lời khuyên của ông rất rõ ràng: Hãy để điện thoại bên ngoài trước khi bước vào nhà vệ sinh và thường xuyên vệ sinh điện thoại bằng khăn lau khử trùng.

Tiến sĩ Grant đã đưa ra cảnh báo nghiêm khắc về sự nguy hiểm của việc sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh, nhấn mạnh rằng nó có thể khiến mọi người dành quá nhiều thời gian ở tư thế không lành mạnh, có khả năng gây ra bệnh trĩ và các vấn đề về đường tiêu hóa khác.

Ông cũng khuyên không nên mở nắp khi xả bồn cầu nhằm tránh lây nhiễm phân lên các vật dụng bên trong phòng tắm và dẫn đến sự lây lan của vi khuẩn như E.coli và norovirus.

Ngoài ra, tiến sĩ Grant còn khuyên không nên sử dụng lại hoặc dùng chung khăn tắm. Ông khuyến nghị nên giặt sau khăn tắm sau 3 - 4 lần sử dụng để giảm thiểu rủi ro cho sức khỏe.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Sụt cân không rõ nguyên nhân, coi chừng là ung thư!; Những mẹo cần biết để tăng cơ sau tuổi 50; Bác sĩ nói gì về thói quen 'lướt điện thoại khi đi vệ sinh'... là những thông tin về sức khỏe chính trên Thanh Niên Online đến với bạn trong...
1 tháng trước - Khoa học tìm ra tần suất đi đại tiện tốt nhất; Bác sĩ lưu ý dấu hiệu bất ngờ khi đi bộ có thể là đột quỵ; Có nên ăn trái cây khi bụng đói?... là những thông tin về sức khỏe chính trên Thanh Niên Online đến với bạn trong ngày mới, thứ tư...
1 tháng trước - Do nhiều nguyên nhân khác nhau, hiện nay tỉ lệ trẻ mắc tật khúc xạ, đặc biệt ở lứa tuổi học đường, được đánh giá ở mức đáng lo ngại.
1 tháng trước - Quan niệm tập luyện cả ngày hay giảm cân đồng nghĩa với giảm béo đều chưa chính xác, theo huấn luyện viên Phan Bảo Long.
3 tuần trước - Nhiều người có thói quen dậy sớm tập thể dục vào buổi sáng trước khi đi làm. Trong khi đó, những người khác lại thích tập vào buổi chiều sau giờ làm.
Xem tin bài khác
3 giờ trước - Viêm da tiếp xúc, nấm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và ghẻ nước là những bệnh da thường gặp trong mùa mưa bão, có thể trở nên nghiêm trọng nên không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
4 giờ trước - 'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
4 giờ trước - Đi bộ là cách tuyệt vời để tập thể dục. Tuy nhiên, bài tập đơn giản này - nếu đi quá nhiều, vẫn có thể dẫn đến các vấn đề như đau chân, đau nhức cơ, đau khớp, sưng và đau ống quyển.
4 giờ trước - Nếu cơ thể bị sốt thì cơn sốt thường sẽ hết trong vòng 24 đến 48 giờ. Phần lớn là những cơn sốt nhẹ. Nếu cơn sốt này kéo dài vài ngày không khỏi thì rất có thể nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc bệnh tiềm ẩn nào đó.
4 giờ trước - Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn. Trên thực tế, nhu cầu giấc ngủ của người lớn tuổi không thay đổi so với khi còn trẻ.