ttth247.com

Bác sĩ: 'Tiền phụ cấp trực không đủ mua một bát phở'

Bác sĩ Nam, công tác tại một bệnh viện hạng 2 ở Hà Nội, nhận phụ cấp 90.000 đồng và 15.000 tiền ăn cho ca trực từ sáng hôm trước đến sáng hôm sau.

"Không đủ mua một bát phở", bác sĩ 31 tuổi, nói khi phờ phạc bước ra khỏi phòng cấp cứu hết ca trực 24h, hôm 17/10. Một tháng, bác sĩ tham gia trực khoảng 5-7 ngày, nhận số tiền phụ cấp chưa đến một triệu đồng. "Chúng tôi làm vì trách nhiệm nghề nghiệp, vì bệnh nhân, còn nói tới tiền trực thực sự không ai muốn làm", bác sĩ nói thêm.

Một bác sĩ khác (không muốn nêu tên) làm việc tại khoa cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang, chia sẻ khoa có 4 bác sĩ, chia nhau trực trung bình mỗi tháng một người khoảng 7 ngày. Theo quy định, bệnh viện hạng I được phụ cấp 115.000 đồng tiền trực 24/24h và 15.000 tiền ăn cho mỗi ca trực.

"Tính tiền trực cả tháng thì chỉ đủ tiền mua cho con hộp sữa bột", bác sĩ này nói, thêm rằng công việc ở khoa cấp cứu rất vất vả, cường độ làm việc cao, nhiều đêm làm thâu đêm đến sáng vì nhiều bệnh nhân.

Nhiều bác sĩ phẫu thuật cũng phản ánh phụ cấp mổ quá thấp, không tương xứng với công sức lao động. Như tại Bệnh viện Việt Đức, một ca mổ cấp độ đặc biệt thường kéo dài từ 4 tới 6 giờ, có ca trên 8 giờ như phẫu thuật tim hay ghép tạng, phẫu thuật viên chính chỉ nhận được phụ cấp 280.000 đồng. Còn bác sĩ phụ mổ, phụ gây mê hồi sức cho ca này, mức phụ cấp là 200.000 đồng.

"13 năm qua có 8 lần lương cơ sở được điều chỉnh, cuộc sống nhiều thay đổi, tình trạng trượt giá xảy ra thường xuyên song mức phụ cấp cho nhân viên y tế vẫn giữ nguyên là thiệt thòi cho y bác sĩ", PGS Nguyễn Mạnh Khánh, Phó giám đốc Bệnh viện Việt Đức, nói vào sáng 17/10.

Các mức phụ cấp cho nhân viên y tế hiện áp dụng theo quyết định 73 năm 2011. Cụ thể, với bệnh viện hạng I và hạng Đặc biệt, mức phụ cấp trực 24/24 là 115.000 đồng/người/phiên trực, hỗ trợ tiền ăn 15.000 đồng/người/phiên trực, như bác sĩ ở bệnh viện Hà Giang ở trên. Phụ cấp trực 24h ở bệnh viện hạng II thấp hơn hạng I 25.000 đồng, như bác sĩ Nam được hưởng, phụ cấp y bác sĩ ở tuyến y tế cơ sở còn thấp hơn nữa.

Phụ cấp phẫu thuật cho ca mổ loại đặc biệt là 280.000 đồng/ca, ca mổ loại I là 125.000 đồng/ca cho phẫu thuật viên chính. Các mức này cũng thấp dần theo xếp hạng bệnh viện.

"Việc điều chỉnh tăng phụ cấp tiền trực, tiền mổ là cần thiết, giúp y bác sĩ phần nào đảm bảo nhu cầu cuộc sống và yên tâm làm việc chuyên môn của mình", PGS Khánh nói.

Hôm 8/10, Bộ Y tế đã có đề xuất mới về việc tăng tiền phụ cấp mổ, trực, ăn cho nhân viên y tế gấp 2-3 lần so với quy định. Theo đó, đề xuất tăng tiền trực 24/24h lên 325.000 đồng đối với bệnh viện hạng I, hạng đặc biệt; 255.000 đồng với bệnh viện hạng II. Các bệnh viện còn lại tăng lên 185.000 đồng. Trạm y tế xã tăng gấp 3, lên 75.000 đồng. Còn tiền ăn điều chỉnh lên 45.000 đồng/người/phiên trực.

Chế độ phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật cũng tăng theo. Cụ thể, phẫu thuật viên chính của ca mổ loại đặc biệt tăng gấp ba lần lên 790.000 đồng. Với ca mổ loại I, loại II, loại III, mức tăng cho phẫu thuật viên chính lần lượt là 230.000, 120.000 và 95.000 đồng so với cũ.

Phiên trực 24/24Quy định hiện hànhĐề xuất mớiMức tăng
Bệnh viện hạng I, hạng đặc biệt115.000 đồng/người325.000 đồng/người210.000 đồng/người
Bệnh viện hạng II90.000 đồng/người255.000 đồng/người165.000 đồng/người
Bệnh viện còn lại và cơ sở y tế tương đương65.000 đồng/người185.000 đồng /người120.000 đồng /người
Trạm y tế xã25.000 đồng/người75.000 đồng/người50.000 đồng/người

Dự thảo trên đang được Bộ Y tế lấy ý kiến người dân và các đơn vị liên quan, dự kiến trình Chính phủ vào tháng 11. Nếu được thông qua, chế độ phụ cấp mới sẽ được áp dụng trong năm 2025.

Ông Nguyễn Quốc Dũng, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang nói "rất mừng" với chủ trương tăng phụ cấp. Ông nêu thực tế lương của bác sĩ trẻ công tác tại bệnh viện này chỉ khoảng 5-6 triệu/tháng. Nhiều cặp vợ chồng làm việc tại bệnh viện, tổng thu nhập của cả hai khoảng 15 triệu đồng, trong khi họ phải nuôi con, chi tiêu hàng tháng, "thật sự nặng gánh".

"Có thực mới vực được đạo, lo được cơm ăn áo mặc thì mới tính đến việc cống hiến", ông nói, bày tỏ hy vọng lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng cộng với phụ cấp tăng lên sẽ giúp cải thiện thu nhập của nhân viên y tế.

Y bác sĩ được đề xuất tăng phụ cấpLoại đặc biệtLoại ILoại IILoại III
Phẫu thuật viên chính790.000 đồng355.000 đồng185.000 đồng145.000 đồng
Người phụ mổ; Người gây mê hồi sức hoặc châm tê chính565.000 đồng255.000 đồng145.000 đồng85.000 đồng
Người phụ gây mê hồi sức hoặc phụ châm tê; Người giúp việc trực tiếp cho ca mổ340.000 đồng200.000 đồng85.000 đồng45.000 đồng

Bà Nguyễn Thị Kim Tiến, nguyên Bộ trưởng Y tế, cho biết "cảm thấy nhẹ lòng" khi các cơ quan chức năng đề xuất tăng mức phụ cấp, tiền trực cho nhân viên y tế. Đây là việc làm cần thiết, hướng tới sự công bằng cho y bác sĩ.

Còn bác sĩ Nam chia sẻ: "Sắp tới được tăng phụ cấp thì cũng đỡ được phần nào, chúng tôi yên tâm làm việc hơn".

Lê Nga

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tuần trước - Trở lại bệnh viện khám do liên tục đau đầu, người phụ nữ 56 tuổi, ở TP HCM, không tin bị tái phát đột quỵ vì đã chi hàng chục triệu đồng mua thuốc "xách tay" để phòng ngừa.
1 tháng trước - Tự uống thuốc kháng sinh không kê đơn và hướng dẫn của bác sĩ có thể gây rối loạn tiêu hóa, viêm gan cấp, viêm đại tràng.
2 tuần trước - Thực hiện sàng lọc dị tật thai qua một dịch vụ online, bà bầu 29 tuổi nhận kết quả "chỉ số bình thường" mà không biết dữ liệu bị tráo đổi và không may bé chào đời mắc bệnh đột biến gene.
1 tháng trước - Sau mưa lũ, rất nhiều vi sinh vật, chất thải trôi theo dòng nước vẫn đang tiếp tục gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh. Nắng nóng là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, vi rút và vật trung gian truyền bệnh sinh sôi.
3 tuần trước - TP HCM- 20 năm bị vảy nến, anh Giang, 38 tuổi, không dám lập gia đình, mất việc, rơi vào trầm cảm bế tắc.
Xem tin bài khác
2 giờ trước - Nam sinh đột ngột mất ý thức, ngã đập mặt vào vật cứng gây ngừng tim, hôn mê từng có tiền sử bị ngất 1 lần cách đây 7 năm.
3 giờ trước - Bệnh giang mai rất dễ lây lan, chủ yếu qua đường tình dục, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến não, mắt, tim và các cơ quan khác.
3 giờ trước - 'Khi lớn tuổi, tuyến tụy trở nên kém hiệu quả hơn trong việc sản xuất và tiết insulin, vì vậy người từ 50 tuổi có thể mất nhiều thời gian hơn để đường huyết trở lại bình thường'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội...
3 giờ trước - Theo khuyến nghị Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA), chúng ta cần ăn rau và trái cây mỗi ngày để bảo vệ trái tim khỏe mạnh.Dưới đây là một số loại trái cây...
3 giờ trước - Tôi vừa phát hiện bị suy tim, thường mệt và khó thở khi hoạt động thể chất nhiều, phải sinh hoạt tình dục thế nào để đảm bảo sức khỏe và an toàn? (Minh, 42 tuổi, TP HCM)