ttth247.com

Bác sĩ trực 115.000 đồng/ca và những vướng mắc khó giải

Thông tin Bộ Y tế chuẩn bị đề xuất tăng phụ cấp trực, phụ cấp phẫu thuật thủ thuật cho y bác sĩ làm các thầy thuốc ấm lòng, dù mới là đề xuất.

Nhưng nếu không đề xuất, cứ để như vậy, mức phụ cấp hiện hành (áp dụng từ năm 2011) sau rất nhiều nhiều lần tăng lương cơ sở rồi trượt giá hằng năm, đã trở nên khó tin.

Nhìn vào bảng, phụ cấp ca mổ loại đặc biệt cho bác sĩ mổ chính, người gây mê/tê chính mới được 280.000 đồng, ca mổ loại 1 phụ cấp này giảm xuống còn 125.000 đồng và loại 3 phụ cấp chỉ còn 50.000 đồng.

Với phụ cấp trực, chế độ thường trực 24/24 giờ ở bệnh viện hạng 1, hạng đặc biệt mới có phụ cấp 115.000 đồng, bệnh viện hạng 2 mức này giảm còn 90.000 đồng. Các bệnh viện còn lại phụ cấp còn 60.000 đồng/đêm trực, ở trạm y tế xã giảm còn 25.000 đồng.

Một bác sĩ bệnh viện tuyến trung ương ở Hà Nội chia sẻ các bác sĩ nữ ở khoa anh đã ra làm bệnh viện tư hết, chỉ còn các bác sĩ nam vì bệnh viện này trực 4/1, tức cứ 4 ngày lại có 1 ngày trực đêm, mà trực đêm ở đây là trực cấp cứu, bận rộn cả đêm, mệt đến hết ngày hôm sau trong khi phụ cấp chỉ 115.000 đồng.

Rất nhiều người thấy bất hợp lý về phụ cấp này, nhưng đã 13 năm nó cứ đứng yên một chỗ. Giờ đây khi lương cơ sở vừa tăng, y bác sĩ được tăng lương thêm một chút thì tin vui lại tới, phụ cấp trực cũng sắp tăng.

Tuy nhiên với các bệnh viện đã tự chủ chi thường xuyên, tiền đâu để trả phần tăng thêm này lại đang rất vướng. Từ ngày 1-7 lương cơ sở tăng 30% nhưng viện phí vẫn giữ như cũ, một bệnh viện có 4.000 y bác sĩ cho biết họ đã phải chi thêm 12 tỉ đồng riêng trong tháng 7 vừa rồi cho việc tăng lương. Tháng 8 lại thêm 12 tỉ đồng, cứ như thế mà nguồn thu không tăng.

Chất lượng dịch vụ y tế ở Việt Nam như thế nào? Người nào cũng thấy bệnh viện quá đông, ít điều dưỡng chăm sóc, bác sĩ điều trị nhiều kinh nghiệm nhưng nhiều giường nằm ghép, khám thì phải xếp hàng lâu.

Muốn giải quyết ổn thỏa vấn đề này thì phải cải cách thu nhập, hỗ trợ bệnh viện công trong đầu tư ban đầu... Vì thế, đề xuất tăng phụ cấp cho thầy thuốc được quan tâm, nhưng khi nào tăng và tiền đâu để tăng?

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
3 tuần trước - Hà Nội- Bệnh viện Bạch Mai đề xuất chính phủ Nhật Bản hỗ trợ xây dựng một trung tâm cấp cứu đa năng mang tầm khu vực và quốc tế, đáp ứng 800 lượt khám mỗi ngày.
1 tháng trước - Khi có người bị đột quỵ, hãy đặt họ nằm nghiêng 30-45 độ, nới rộng quần áo, không tự ý cho uống thuốc mà nên gọi cấp cứu 115.
1 tháng trước - Bộ Y tế đang xây dựng đề xuất tăng tiền phụ cấp mổ, tiền trực, ăn cho cán bộ y tế phù hợp với chỉ số trượt giá và giá tiêu dùng, dự kiến trình Chính phủ vào tháng 11.
1 tháng trước - Nhiều bệnh viện đang rơi vào tình trạng thiếu điều dưỡng nhưng tuyển dụng lại khó trăm bề. Để giải quyết bài toán này, các bệnh viện đã chủ động đăng tuyển và ráo riết gửi yêu cầu đến các trường cao đẳng, đại học trong và ngoài khu vực.
1 tuần trước - Khi bão Yagi tấn công Hà Nội, chiếc xe cấp cứu của êkíp bác sĩ Huyền Linh vẫn chạy trong gió mưa chở cụ ông bị khó thở ngừng tim đến bệnh viện.
Xem tin bài khác
18 phút trước - Trung tâm Chấn thương chỉnh hình và cột sống Hoàn Mỹ, Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ vừa tổ chức hội thảo “Thay khớp háng ca khó, hội chẩn cùng chuyên gia”.
18 phút trước - Hà Nội- Anh Nam, 42 tuổi, sốt cao, đau đầu, mệt, uống thuốc paracetamol hạ sốt, một tuần sau bệnh nặng vào viện bác sĩ chẩn đoán tổn thương phổi, tăng men gan.
18 phút trước - Theo PGS Nguyễn Quang, chủ tịch Hội Y học giới tính Việt Nam, xác định lại giới tính là một việc làm mang tính nhân văn, bảo đảm mỗi người được sống đúng với giới tính của mình.
48 phút trước - Anh Đ.P.D (29 tuổi, ngụ TP.HCM) làm việc tại một xưởng in, vài tháng gần đây anh cảm thấy cột sống bị đau thắt, trong một lần đang đứng thì bất ngờ ngã quỵ xuống đất.
48 phút trước - Mốc 2 tháng tuổi là thời điểm vàng bé cần được tiêm ngừa vaccine 6 trong 1 để phòng 6 bệnh nguy hiểm là bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và bệnh do vi khuẩn Hib. Để bé được bảo vệ sớm và tối ưu nhất, ba mẹ đừng trì hoãn hoặc...