ttth247.com

Bảo hiểm trả tiền thuốc trực tiếp: Đẩy khó cho người bệnh?

Để được thanh toán bảo hiểm y tế (BHYT), người mua cần xuất trình với cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) đơn thuốc, vật tư y tế được bác sĩ chỉ định và hợp lệ làm căn cứ.

Những tưởng là lợi cho người bệnh, nhưng thực tế nhiều điều kiện chi trả, quy định hồ sơ khiến người dân băn khoăn liệu có thể thực hiện?

Có BHYT nhưng vẫn bỏ tiền túi ra mua

Do thiếu thuốc, vật tư tại cơ sở y tế và Bộ Y tế đã nhiều lần khẳng định "bệnh viện phải có trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng thiếu thuốc, vật tư phục vụ khám chữa bệnh cho người dân", nhưng đến nay chưa có bệnh viện nào nhận trách nhiệm về vấn đề này. Người dân có BHYT nhưng quyền lợi khi khám chữa bệnh thì chưa đảm bảo.

Cách đây không lâu, bà Hoàn (60 tuổi, tỉnh Phú Thọ) phát hiện mắc u trung thất và được chỉ định mổ tại một bệnh viện ở Hà Nội.

Trước khi vào ca mổ, gia đình bà Hoàn được bác sĩ chia sẻ những khó khăn mà bệnh viện đang gặp phải trong mua sắm thuốc, vật tư và hướng dẫn gia đình mua ngoài một số loại thuốc, vật tư sử dụng trong ca mổ.

"Là người bệnh mong được điều trị sớm, khi bác sĩ đề nghị mua thì gia đình phải mua theo chứ đâu dám thắc mắc. Nếu không mua sẽ không được mổ, người bệnh không có sự lựa chọn. Chi phí mua thuốc, vật tư ngoài cho cuộc mổ cũng tốn 6-7 triệu đồng", bà Hoàn bộc bạch.

Còn ông N.V.G. (65 tuổi, tỉnh Tây Ninh) gặp biến chứng đái tháo đường đến tim, hằng tháng ông phải đón xe lên TP.HCM để tái khám và mua thuốc. Gần đây, khi thăm khám bác sĩ chẩn đoán có dấu hiệu bị suy thận, phải uống thuốc theo toa và phải mua ngoài.

Suốt nhiều tháng qua, mỗi tháng ông G. phải trả thêm 1-2 triệu đồng tiền thuốc. "Do lớn tuổi, phải chi trả thêm tiền viện phí mỗi tháng sẽ rất áp lực lên đời sống kinh tế gia đình", ông G. nói. Tiền thuốc, vật tư đáng ra người dân được hưởng từ việc tham gia BHYT thì lại phải tự bỏ tiền túi, lại mất thêm công sức đi mua.

Bảo hiểm trả nhưng làm sao ít phiền hà?

Mới đây Bộ Y tế ban hành thông tư 22 quy định về thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế trực tiếp cho người có thẻ BHYT đi khám chữa bệnh. Thông tư được cho là một trong những giải pháp đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHYT khi bệnh viện thiếu thuốc.

Thông tư này cũng quy định rõ thuốc, vật tư được chi trả chỉ thuộc danh mục thuốc hiếm và thiết bị y tế loại C hoặc D... Nghĩa là không phải bệnh viện thiếu thuốc gì thì người bệnh được chi trả trực tiếp thuốc đó, không phải thuốc hiếm và vẫn thuộc danh mục BHYT chi trả, người bệnh vẫn phải tự mua.

Trao đổi với Tuổi Trẻ về quy định này, bà Vũ Nữ Anh, phó vụ trưởng Vụ BHYT (Bộ Y tế), cho hay hiện nay danh mục thuốc hiếm bao gồm 442 hoạt chất, vắc xin/tổng số hơn 1.200 hoạt chất trong danh mục thuốc, sinh phẩm BHYT chi trả.

Bà Anh khẳng định việc người bệnh mua thuốc xong phải tự đến BHXH làm thủ tục nhận tiền không phải là chính sách ưu tiên trong tiếp cận thuốc và vật tư y tế. Đây chỉ là một giải pháp tình thế trong trường hợp thiếu thuốc do khách quan.

"Thông tư này chỉ hướng dẫn tập trung cho thuốc hiếm. Bộ Y tế đã xây dựng chính sách chi trả trực tiếp chặt chẽ và đề cao trách nhiệm mua sắm của bệnh viện là đảm bảo thuốc, vật tư điều trị", bà nói.

Bà Anh giải thích đối với thuốc, hoạt chất thông thường các bệnh viện có thể sử dụng hoạt chất thay thế. Quan trọng nhất là đảm bảo điều trị theo phác đồ, không đẩy người bệnh ra ngoài mua thuốc, vật tư. Riêng với thuốc hiếm, đây là những thuốc ít có khả năng cung ứng trên thị trường, ít có khả năng thay thế.

Trong trường hợp khách quan, bệnh viện không mua sắm được do nguồn cung, do đấu thầu phải chỉ định người bệnh ra ngoài mua thì bệnh nhân sẽ được chi trả trực tiếp. "Chính sách này không tạo điều kiện để cơ sở khám chữa bệnh kê đơn rộng rãi cho người bệnh ra ngoài mua" - bà nói.

Lãnh đạo Vụ BHYT nói khi người bệnh đến cơ sở chữa bệnh, bệnh viện phải đảm bảo thuốc điều trị, người bệnh không phải tự mua sắm là thuận lợi nhất. Bởi thực tế việc người bệnh phải tự đi mua thuốc, tự nộp hồ sơ chi trả sẽ gây phiền hà và khó khăn.

Nhiều bất cập, không khả thi

Trao đổi với Tuổi Trẻ, một đại diện cơ quan BHXH địa phương cho biết thông tư 22 của Bộ Y tế quy định thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế cho người bệnh BHYT vừa ban hành là đảm bảo quyền lợi cho người bệnh có BHYT.

Đặc biệt là sau đại dịch COVID-19, tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế liên tục xảy ra tại nhiều bệnh viện trên cả nước do vướng khâu đấu thầu.

Nhưng vị này cũng bình luận yêu cầu để được thanh toán chưa hợp lý, còn nhiều bất cập gây phiền hà cho người dân, không khả thi. "Người dân bỏ tiền ra để mua thuốc, vật tư y tế nhưng phải đến cơ quan BHXH để làm thủ tục thanh toán rất mất thời gian và công sức. BHXH phải thẩm định mới chi trả" - vị này nói.

Chưa kể điều kiện nếu bệnh viện có hoạt chất đó mà cho ra mua ngoài thì bệnh nhân không được chi trả. Hoặc có hoạt chất cùng loại nhưng tên khác mà bệnh viện cho mua ngoài thì bệnh nhân cũng không được chi trả. Người bệnh có mua giá đắt hơn thì cũng chỉ được trả theo giá thầu...

"Đâu phải bệnh nhân nào cũng có tiền, đâu phải người dân nào cũng có người thân để yêu cầu ra ngoài mua thuốc, rất nhiều bệnh nhân đơn thân. Chưa kể có thể phát sinh tiêu cực trục lợi quỹ BHYT", vị này cho hay.

Cũng theo vị này, nhân lực BHXH hiện nay còn hạn chế, khi thẩm định tổ chức chi trả cho người dân dẫn đến phình bộ máy vì phải giám định từng hồ sơ. Điển hình như lượng bệnh nhân các tỉnh đổ về TP.HCM, BHXH TP.HCM phải giám định hồ sơ bảo hiểm cho toàn quốc.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
5 ngày trước - Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đã phê duyệt 52.000 website thương mại điện tử bán hàng, trong đó 900 website có chữ cái bắt đầu bằng 'thuốc' hoặc 'pharma', tuy nhiên hiện nay chưa có quy định rõ về mua bán thuốc...
2 ngày trước - Đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Hiếu nêu thực tế có những thuốc đã lưu hành ở Nhật, Mỹ, châu Âu được 5-6 năm nhưng Việt Nam vẫn 'phải chờ cấp visa'.
5 ngày trước - Để quản lý chặt chẽ giá thuốc, dự thảo luật Dược sửa đổi đề xuất các biện pháp quản lý: niêm yết giá bán buôn, giá bán lẻ; đàm phán giá thuốc; quy định thặng số bán lẻ tối đa đối với thuốc bán tại cơ sở bán lẻ thuốc trong y tế công.
2 tuần trước - Thừa Thiên - Huế- Hai em bé 4 tuổi và 8 tuổi, bị tan máu bẩm sinh, vừa được Bệnh viện Trung ương Huế ghép tủy đồng loại thành công.
3 tuần trước - Cử tri các tỉnh thành kiến nghị bổ sung một số loại thuốc vào danh mục được BHYT chi trả, trong đó có thuốc ung thư mới nhằm giải quyết khó khăn cho bệnh nhân.
Xem tin bài khác
2 phút trước - Chuyên gia về sức khỏe khuyên hãy lắng nghe cơ thể mình để bổ sung lượng nước sao cho phù hợp. Bởi lượng nước sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác như cân nặng, thể trạng, điều kiện môi trường...
17 phút trước - Bệnh nhân có tổn thương màu đen ở gan bàn chân xuất hiện khoảng 3-4 năm, theo thời gian tổn thương tăng dần kích thước.
32 phút trước - Hai cơ sở tại quận 1 và TP.Thủ Đức (TP.HCM) hành nghề phẫu thuật thẩm mỹ trái phép gây tai biến cho khách hàng, sau đó trốn tránh trách nhiệm,
32 phút trước - Trong 2 ngày 6 và 7.9, tại Trung tâm hội nghị Pacifico (TP.Yokohama, Nhật Bản) đã diễn ra Hội nghị thường niên lần thứ 65 của Hiệp hội Ningen Dock và Y học dự phòng Nhật Bản. Đặc biệt, tại hội nghị này, Hệ thống Y khoa Chuyên sâu Quốc tế...
1 giờ trước - Nghiên cứu mới cho thấy biến đổi khí hậu số vụ cháy rừng toàn cầu tăng lên, gây ra 12.000 ca tử vong mỗi năm do hít phải khói.