ttth247.com

Bé gái không có hậu môn

TP HCMBé Huyền chào đời bẩm sinh không có hậu môn, trong 4 tháng trải qua ba cuộc phẫu thuật tạo hình bộ phận này để có thể đi đại tiện bình thường.

Bé Huyền được mở hậu môn tạm ngay sau sinh nhưng bị nhiễm trùng, viêm, loét. Sau đó, gia đình đưa bé đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM để chăm sóc vết thương. Tại đây, bác sĩ chỉ định phẫu thuật tạo hậu môn thật. Hai tháng sau, bé cứng cáp hơn, được mổ đóng hậu môn tạm. Sau ba giờ, ê kíp phẫu thuật đóng hậu môn tạm giúp trẻ đi đại tiện bình thường.

Ngày 20/8, BS.CKII Nguyễn Đỗ Trọng, chuyên khoa Ngoại Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết dị dạng hậu môn trực tràng là dị tật bẩm sinh ở trẻ. Bệnh nhân bị hẹp hậu môn có thể được nong hậu môn để giải quyết tình trạng bón. Các trường hợp phức tạp phải phẫu thuật, tùy vào dị dạng cao hay thấp (bóng trực tràng nằm cao hay thấp kèm không có hậu môn, rò hệ tiết niệu - sinh dục), trẻ sẽ được can thiệp ngoại khoa một hoặc nhiều lần. Đây chỉ là bước đầu tiên để điều trị bệnh, sau đó bé cần theo dõi lâu dài về quản lý chức năng ruột, bàng quang, sinh sản. Trường hợp bé Huyền là dị dạng cao, kèm theo vết thương viêm nhiễm, loét nên cần phẫu thuật ba lần để trở lại bình thường.

Sau phẫu thuật, trẻ rất dễ xảy ra biến chứng do trẻ sơ sinh thường đại tiện phân lỏng. Hậu môn nhân tạo không có bóng trực tràng để giữ lại nên dễ gây viêm loét và kích ứng các vùng xung quanh. Tình trạng viêm nhiễm này có thể dẫn đến biến chứng như nhiễm trùng máu, tụt hậu môn tạm gây tắc ruột... BS.CKI Lê Thị Ngọc Dung, Trung tâm Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, khuyến cáo trong quá trình chăm sóc, bệnh nhi có dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, loét, viêm, lở, chảy máu thì cần được đưa đến bệnh viện ngay. Để điều trị thành công dị tật, người bệnh cần theo dõi, chăm sóc kỹ trong và sau phẫu thuật.

BS.CKI Lê Thị Ngọc Dung thăm khám cho bé Huyền sau phẫu thuật. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Bác sĩ Ngọc Dung khám cho bé Huyền sau phẫu thuật. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Không có lỗ hậu môn là dị tật xảy ra ở trẻ sơ sinh với tỷ lệ khoảng 1/4.000. Lúc này, trẻ thường không có đường rò xuất phát từ túi cùng hậu môn trực tràng ra các cơ quan xung quanh như đường tiết niệu, tầng sinh môn, cơ quan sinh dục... Trong đó, trẻ bị dị tật này có thể bị thêm các vấn đề thận và đường tiết niệu, cột sống, hội chứng down, teo tá tràng...

Khi không có hậu môn, ống trực tràng của trẻ bị gián đoạn, gây ứ phân ở ruột già, dẫn đến tắc ruột. Tình trạng dẫn đến suy kiệt và tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Để phát hiện sớm dị tật này, bác sĩ Trọng khuyến cáo thai phụ khám định kỳ, thực hiện sàng lọc trước sinh. Sau sinh 24 giờ, trẻ chưa đi ngoài phân su thì cần đến bác sĩ chuyên khoa kiểm tra.

Đình Lâm

*Tên người bệnh đã được thay đổi

Độc giả đặt câu hỏi bệnh trẻ em tại đây để bác sĩ giải đáp

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - TP HCM- Bé Trâm Anh, 10 tháng tuổi, nổi ban lấm tấm khắp người sau hai ngày ho, sốt, sổ mũi, vào viện khó thở, được bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 hỗ trợ thở oxy.
3 ngày trước - Sốt kèm phát ban có thể do sởi, rubella, tay chân miệng, tinh hồng nhiệt, thủy đậu hoặc một số bệnh tự miễn, bệnh ác tính.
1 tháng trước - TP HCM- Bé Nguyên, 4 tuổi, đau bụng dữ dội, nôn ói, bác sĩ nội soi phát hiện một búi tóc bện chặt dài 20 cm ở đại tràng.
3 tuần trước - TP HCM- Bà Hồng, 60 tuổi, từng có ý định tự tử vì nỗi ám ảnh bị cha dượng lạm dụng lúc nhỏ nhưng người mẹ cho rằng con nói dối.
3 tuần trước - Nhiều ca nạo phá thai ở tuổi học sinh, sinh viên. Nạo phá thai sớm dẫn đến hàng loạt biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe như nhiễm trùng, thủng tử cung, sẩy thai, thậm chí mất cơ hội làm mẹ về sau.
Xem tin bài khác
4 giờ trước - Viêm da tiếp xúc, nấm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và ghẻ nước là những bệnh da thường gặp trong mùa mưa bão, có thể trở nên nghiêm trọng nên không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
5 giờ trước - 'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
5 giờ trước - Đi bộ là cách tuyệt vời để tập thể dục. Tuy nhiên, bài tập đơn giản này - nếu đi quá nhiều, vẫn có thể dẫn đến các vấn đề như đau chân, đau nhức cơ, đau khớp, sưng và đau ống quyển.
5 giờ trước - Nếu cơ thể bị sốt thì cơn sốt thường sẽ hết trong vòng 24 đến 48 giờ. Phần lớn là những cơn sốt nhẹ. Nếu cơn sốt này kéo dài vài ngày không khỏi thì rất có thể nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc bệnh tiềm ẩn nào đó.
5 giờ trước - Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn. Trên thực tế, nhu cầu giấc ngủ của người lớn tuổi không thay đổi so với khi còn trẻ.