ttth247.com

Bệnh nhân đầu tiên mắc bệnh bạch hầu ở Mường Lát đã xuất viện

Sau nhiều ngày điều trị tại bệnh viện, chị P.L.M., 17 tuổi, dân tộc Dao - bệnh nhân đầu tiên ở Thanh Hóa mắc bệnh bạch hầu - vừa xuất viện, về đến nhà riêng ở khu phố Đoàn kết, thị trấn Mường Lát với sức khỏe ổn định.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng 13-8, bà Hà Thị Phúc - giám đốc Trung tâm Y tế huyện Mường Lát - cho biết đến chiều 12-8, bệnh nhân P.L.M. điều trị bệnh bạch hầu tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương đã đủ điều kiện xuất viện.

Bệnh nhân vừa về đến nhà riêng ở khu phố Đoàn Kết.

Hiện nay, bệnh nhân M. đang hạn chế tiếp xúc với mọi người xung quanh trong vòng 7 ngày; tiếp tục theo dõi ngoại trú đủ từ 60 đến 70 ngày, theo quyết định số 2957 /QĐ-BYT ngày 10-7-2020 của bộ trưởng Bộ Y tế về việc chẩn đoán và điều trị bệnh bạch hầu.

Ngoài 3 bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu từ ngày 5 đến 8-8, trong đó có bệnh nhân M. vừa xuất viện, đến nay tại huyện vùng cao, biên giới Mường Lát không phát hiện thêm ca mắc mới.

Trung tâm Y tế huyện Mường Lát đang tiếp tục điều tra các trường hợp liên quan đến bệnh nhân P.L.M. theo mốc dịch tễ bệnh nhân theo quy định của Bộ Y tế.

Triển khai giám sát điều tra dịch tễ ca bệnh nghi ngờ mới tại xã Pù Nhi, huyện Mường Lát.

Theo Trung tâm Y tế huyện Mường Lát nhận định, nguy cơ ổ dịch bạch hầu tại khu phố Đoàn Kết không xác định nguồn lây, có tiềm ẩn nguy cơ xuất hiện ổ dịch mới trong cộng đồng bởi đặc điểm là huyện vùng cao, biên giới, đồng bào dân tộc thiểu số, kinh tế khó khăn, tỉ lệ tiêm chủng vắc xin có thành phần bạch hầu nhiều năm đạt tỉ lệ rất thấp.

Do vậy, Trung tâm Y tế huyện Mường Lát đề nghị Sở Y tế Thanh Hóa cấp bổ sung cho huyện Mường Lát 25.000 liều vắc xin uốn ván - bạch hầu để triển khai tiêm phòng cho đối tượng nguy cơ và nguy cơ cao tại thị trấn Mường Lát và 3 xã giáp ranh là Quang Chiểu, Tam Chung, Pù Nhi.

Cấp bổ sung kinh phí chi cho hoạt động phòng chống dịch bạch hầu như kinh phí giám sát, trực dịch, lấy mẫu xét nghiệm, bảo quản vận chuyển mẫu bệnh phẩm; kinh phí mua thuốc kháng sinh điều trị dự phòng cho các trường hợp có yếu tố dịch tễ, tiếp xúc gần với ca bệnh; kinh phí mua vắc xin uốn ván - bạch hầu và chi phí tổ chức tiêm chủng.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Nữ bệnh nhân P.L.M. ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) đã xuất viện sau 7 ngày phát hiện mắc bệnh bạch hầu.
1 tháng trước - Sau khi phát hiện ca bạch hầu đầu tiên tại huyện vùng cao, biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) cách đây 3 ngày, sáng 8-8 tại huyện này ghi nhận thêm 2 bệnh nhân nữa là người thân của bệnh nhân đầu tiên.
1 tháng trước - Ngành y tế Thanh Hóa cho biết đã khống chế được ổ dịch bạch hầu tại khu phố Đoàn Kết, thị trấn Mường Lát.
1 tháng trước - Chiều 14-8, hai bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu cuối cùng trú tại khu phố Đoàn Kết, thị trấn huyện vùng cao, biên giới Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa đã được xuất viện, sức khỏe và tâm lý ổn định.
1 tháng trước - Thanh Hóa- 1.000 người dân vùng ổ dịch bạch hầu ở thị trấn Mường Lát được ưu tiên tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu - uốn ván giảm liều (Td).
Xem tin bài khác
3 giờ trước - Viêm da tiếp xúc, nấm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và ghẻ nước là những bệnh da thường gặp trong mùa mưa bão, có thể trở nên nghiêm trọng nên không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
3 giờ trước - 'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
3 giờ trước - Đi bộ là cách tuyệt vời để tập thể dục. Tuy nhiên, bài tập đơn giản này - nếu đi quá nhiều, vẫn có thể dẫn đến các vấn đề như đau chân, đau nhức cơ, đau khớp, sưng và đau ống quyển.
3 giờ trước - Nếu cơ thể bị sốt thì cơn sốt thường sẽ hết trong vòng 24 đến 48 giờ. Phần lớn là những cơn sốt nhẹ. Nếu cơn sốt này kéo dài vài ngày không khỏi thì rất có thể nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc bệnh tiềm ẩn nào đó.
3 giờ trước - Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn. Trên thực tế, nhu cầu giấc ngủ của người lớn tuổi không thay đổi so với khi còn trẻ.