ttth247.com

Bị gãy tay đi bó bột theo bảo hiểm y tế nhưng hết bột, bệnh viện nói gì?

Tiền mua bảo hiểm y tế đã được đóng cả năm theo quy định. Vậy mà khi bệnh nhân bị gãy tay phải đến bệnh viện lại không có bột để bó bột, phải ra ngoài mua. Bệnh viện nói gì về chuyện này?

Tôi vừa đóng tiền mua bảo hiểm y tế cho con. Mức đóng là 884.552 đồng/năm. 

Theo thông báo của nhà trường, sinh viên sẽ phải mua bảo hiểm y tế bắt buộc năm 2025. Năm trước cũng vậy, con mua bảo hiểm y tế bắt buộc với 680.400 đồng. 

Thế nhưng điều tôi thấy vô lý và vô cùng băn khoăn là con tôi phải ra ngoài mua thuốc dù điều trị ở bệnh viện theo đúng tuyến bảo hiểm.

Cụ thể, tháng 9 rồi, con tôi không may bị gãy chân. Tôi đã đưa con đến khám và điều trị tại Bệnh viện Giao thông vận tải ở Hà Nội. 

Sau khi khám và chụp phim,bác sĩchỉ định chân con phải bó bột. Tuy nhiên, bác sĩ nói bệnh viện hiện hết bột thạch cao nên hướng dẫn tôi ra nhà thuốc bệnh viện mua bột để bác sĩ bó. Lý do bệnh viện cho biết là thuốc bảo hiểm tạm hết!

Tôi nghĩ nếu là một căn bệnh phổ biến, nhiều bệnh nhân mắc thì việc thiếu thuốc tạm thời đã không dễ chấp nhận. Đằng này bột thạch cao để bó cho bệnh nhân gãy xương nhưng bảo hiểm cũng không còn. 

Bất thường nữa là chuyện lại xảy ra tại một bệnh viện ở trung tâm Hà Nội.

Là người mua bảo hiểm y tế, chúng tôi là khách hàng. Tiền mua bảo hiểm y tế đã được đóng cả năm và đóng đầy đủ không thiếu một đồng theo đúng quy định. 

Hơn nữa, theo Luật Bảo hiểm y tế thì học sinh, sinh viên là đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế. Vậy tại sao đến khi phải đến bệnh viện đúng tuyến bảo hiểm lại không có bột thạch cao để điều trị?

Rõ ràng quyền lợi người dân tham gia bảo hiểm y tế đang bị ảnh hưởng. 

Thêm nữa, riêng với trường hợp của con tôi, ý nghĩa quan trọng của chính sách bảo hiểm y tế đối với sinh viên không còn nhiều. Vì mục tiêu đặt ra bảo hiểm y tế đối với học sinh, sinh viên là để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho đối tượng này ngay tại nhà trường.

Để đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm, tôi rất mong cần chấm dứt tình trạng người dân có bảo hiểm y tế phải mua thuốc bên ngoài. 

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Phụ huynh chuẩn bị đồ dùng cần thiết, mang theo thuốc dự phòng, giữ gìn vệ sinh cá nhân, chú ý dinh dưỡng để trẻ có chuyến du lịch an toàn.
1 tháng trước - Nhiều ca nạo phá thai ở tuổi học sinh, sinh viên. Nạo phá thai sớm dẫn đến hàng loạt biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe như nhiễm trùng, thủng tử cung, sẩy thai, thậm chí mất cơ hội làm mẹ về sau.
1 tuần trước - Mồ hôi tự nhiên chảy, mồ hôi nặng mùi... là dấu hiệu cảnh báo do cơ thể suy nhược, bị bệnh nguy hiểm như ung thư, tim mạch, dương khí suy kém cần đi bệnh viện. Cũng có thể trị bệnh bằng món ăn - bài thuốc và nâng cao sức khỏe.
1 tháng trước - Bệnh nhân ngộ độc gặp ở trẻ từ 1-5 tuổi, đây là nhóm tuổi thích tò mò, khám phá nhưng lại chưa phân biệt được các loại hóa chất độc hại.
1 tháng trước - Giá đỗ không rễ, bí đỏ để lâu, gừng bị thối hay dập, sắn chưa nấu chín, khoai tây mọc mầm và măng chưa xử lý kỹ ngậm đầy độc tố.
Xem tin bài khác
1 giờ trước - Tôi bị thoái hóa khớp, hay đau nhức xương khớp. Bổ sung hợp chất glucosamine có cải thiện tình trạng này được không, cần lưu ý gì? (Nguyễn Trà, Long An)
1 giờ trước - Từ đầu năm 2025, người bệnh được chẩn đoán, kê đơn, chỉ định thuốc, vật tư y tế nhưng không sẵn có tại bệnh viện, tự mua bên ngoài sẽ được BHYT thanh toán.
2 giờ trước - Duy trì lối sống lành mạnh, lại chưa từng hút thuốc lá, John Vennalally-Rao sốc nặng khi nhận chẩn đoán ung thư phổi và đại tràng.
2 giờ trước - Các loại cá béo, quả mọng, hạt chứa omega-3, các loại vitamin và chất chống oxy hóa hỗ trợ chức năng não bộ, tăng khả năng tập trung, tỉnh táo.
2 giờ trước - Cà phê, nước ngọt, rượu, thịt chế biến sẵn và thực phẩm chiên chứa chất kích thích, caffein, muối, ảnh hưởng đến não, làm tăng căng thẳng, lo âu.