ttth247.com

“Bí kíp” giúp tiêm kích F-16 “Chim Cắt” sống sót trong thực chiến khắc nghiệt

Để giúp nâng cao khả năng sống sót của máy bay chiến đấu trong môi trường có xung đột, gã khổng lồ công nghiệp quốc phòng và hàng không vũ trụ Northrop Grumman của Mỹ đã tạo ra một thiết bị giúp tăng cường khả năng tác chiến điện tử cho tiêm kích.

Hiện bộ tác chiến điện tử tích hợp AN/ALQ-257 Viper (IVEWS), được "đo ni đóng giầy" cho tiêm kích F-16 Fighting Falcon, đã hoàn thành giai đoạn thử nghiệm quan trọng và được chấp thuận để tiếp tục phát triển theo chương trình J-PRIEMS chung của Không quân-Hải quân Mỹ.

Tại cơ sở J-PRIMES của Không quân Mỹ ở Atlantic City, tiểu bang New Jersey, các đánh giá về AN/ALQ-257 IVEWS đã đáp ứng một loạt các yêu cầu. Cuộc thử nghiệm diễn ra trong phòng cách âm hiện đại của cơ sở J-PRIMES. Đây là một căn phòng cho phép thử nghiệm trong môi trường điện từ được kiểm soát. Mục đích là để đưa hệ thống vào các mối đe dọa tác chiến điện tử cao cấp trong thế giới thực.

“Bí kíp” giúp tiêm kích F-16 “Chim Cắt” sống sót trong thực chiến khắc nghiệt- Ảnh 1.

Không quân Mỹ vận hành một phi đội F-16 lớn, sẽ được hưởng lợi từ bộ tác chiến điện tử mới hiện đang được phát triển. Ảnh: Defense Post

“Bí kíp” giúp tiêm kích F-16 “Chim Cắt” sống sót trong thực chiến khắc nghiệt- Ảnh 2.

AN/ALQ-257 IVEWS sử dụng kiến trúc băng thông siêu rộng để chống lại các mối đe dọa tần số vô tuyến (RF) tiên tiến. Ảnh: Airforce Technology

Đây là một bước tiến quan trọng, mang lại cho những chú "Chim Cắt" khả năng tác chiến điện tử tiên tiến. Ngoài ra, IVEWS còn tăng cường khả năng sống sót của tiêm kích trong các môi trường chiến đấu khắc nghiệt, nhờ được trang bị bộ băng thông cực rộng có thể giúp phát hiện, xác định và chống lại các mối đe dọa phức tạp của phổ tần số vô tuyến (RF).

"Chúng tôi không chỉ thử nghiệm hệ thống IVEWS một mình nữa mà còn thử nghiệm nó được cài đặt trên tiêm kích F-16, do đó… các API (giao diện lập trình ứng dụng) khác đang hoạt động, chúng tôi đang chạy mọi thứ và sau đó chúng ta sẽ thực hiện các trình mô phỏng mối đe dọa RF thực sự kích thích hệ thống IVEWS, đảm bảo rằng hệ thống IVEWS có thể phát hiện và xác định trong khi nó được cài đặt trên một nền tảng", ông James Conroy, Phó chủ tịch cấp cao phụ trách EW và Mục tiêu tại Northrop Grumman, cho biết.

Trong quá trình thử nghiệm, IVEWS đã chứng minh được khả năng phát hiện, nhận dạng và chống lại nhiều mối đe dọa tần số vô tuyến tiên tiến. Phân tích cũng chứng minh hành vi hoạt động phù hợp của hệ thống khi kết hợp với các hệ thống khác trên máy bay F-16, chứng minh rằng hệ thống hoạt động đáng tin cậy trong môi trường chiến đấu của nó.

Theo Đại tá Michael Rigoni, Giám đốc Hệ thống tác chiến điện tử quốc tế F-16 của Không quân Mỹ, thành công của cuộc thử nghiệm gần đây đã kết thúc 3 năm thử nghiệm cấp hệ thống, bao gồm nhiều sự kiện Phòng thí nghiệm ứng dụng và trình diễn tích hợp (IDAL).

Ông Conroy cũng lưu ý rằng "việc hoàn thành thành công thử nghiệm J-PRIMES này khẳng định sự trưởng thành của IVEWS và khả năng sẵn sàng bảo vệ các phi đội F-16 của Mỹ và các đối tác quốc tế".

IVEWS hoạt động hoàn toàn bằng kỹ thuật số và được thành lập trên các nguyên tắc thiết kế hệ thống mở, mang tính module và an toàn. Theo Northrop, IVEWS được trang bị công nghệ hiện đại, cho phép mở rộng phạm vi tần số, phạm vi không gian đầy đủ và phản ứng nhanh hơn.

Ngoài ra, IVEWS cũng hoàn toàn tương thích với radar mảng quét điện tử chủ động (AESA). Northrop cũng đã giới thiệu khả năng tích hợp thời gian thực trên các máy bay F-16 của phi đội Không quân Mỹ.

Northrop đã được trao hợp đồng IVEWS vào tháng 3/2022, có thể trang bị "bí kíp" này cho tới 450 máy bay F-16.

Bên cạnh cung cấp khả năng tác chiến điện tử cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 F-16, Bộ tác chiến điện tử tích hợp AN/ALQ-257 Viper có thể sẽ được tiếp tục triển khai trên các máy bay thế hệ thứ 5 như F-35.

Minh Đức (Theo Interesting Engineering, Defense Post)

Source: m.nguoiduatin.vn

Các bài tương tự
5 ngày trước - Hệ thống tên lửa mới của Lockheed Martin (Mỹ) được đặt theo tên của loài cá mập Mako – loài cá mập nguy hiểm nhất trên biển với tốc độ bơi “nhanh như cắt”.
1 tuần trước - Bên cạnh các công nghệ quan trắc truyền thống, trên thế giới, các chuyên gia đang tìm cách ứng dụng smartphone, drone hay cảm biến thời gian thực để đảm bảo các cây cầu đủ an toàn cho người sử dụng.
1 tháng trước - Để bắt đầu một doanh nghiệp, đầu tư cho hạ tầng công nghệ là yêu cầu không thể thiếu. Tương tự, một doanh nghiệp cần mở rộng kinh doanh hoặc phát triển dự án thì nhu cầu này cũng trở nên cấp thiết và quan trọng.
1 tháng trước - Trong thời đại số hóa, các lãnh đạo và doanh nhân trẻ đối diện với nhiều thách thức trong việc quản trị công việc. Để phát triển bền vững và thành công, họ phải liên tục cải thiện khả năng quản lý và tối ưu hóa quy trình làm việc. Trí tuệ...
1 tháng trước - Nhìn lại 20 năm, MSI đã ghi dấu ấn mạnh mẽ trong ngành laptop với những sản phẩm đột phá, tiên phong công nghệ và nâng cao trải nghiệm người dùng. Từ những bước đi đầu tiên đầy thử thách đến vị thế hàng đầu thị trường hiện nay, MSI khẳng...
Xem tin bài khác
15 phút trước - Ba phút sau khi mở đặt hàng tại Việt Nam, iPhone 16 Pro Max 256 GB màu titan sa mạc trên Apple Store Online phải lùi thời gian giao máy sang tháng 10.
8 giờ trước - Trên trang cá nhân (tài khoản có tick xanh định danh), ông Hùng Đinh – người mới đây vướng lùm xùm khi bị các nhà đầu tư ngoại tố lừa đảo 28 triệu USD chia sẻ hành trình trở thành nhà đầu tư Blockchain.
9 giờ trước - Thiếu Apple Intelligence khiến iPhone 16 Pro bị cho là "chưa hoàn thiện", trong khi iPhone 16 và 16 Plus được đánh giá cao hơn bản tiền nhiệm.
11 giờ trước - FPT Telecom triển khai chiến dịch phủ Internet an toàn với các tiêu chuẩn về bảo mật, kiểm soát thông tin nhằm xây dựng không gian mạng lành mạnh tại trường học.
11 giờ trước - Apple dự kiến sản xuất chip A19 trên tiến trình 2 nm năm tới, nhưng chỉ trang bị cho iPhone 17 Pro và 17 Pro Max.