ttth247.com

Biến chứng thường gặp khi mắc sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết trở nặng có thể gây tụt huyết áp, đau đầu, giảm tiểu cầu, cô đặc máu.

BS.CKI Tống Thị Ngọc Cầm, Phó Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết, hiện đã bước vào cao điểm bệnh sốt xuất huyết tại Việt Nam, nhiều địa phương ghi nhận số mắc tăng nhanh. Bệnh nhân sốt xuất huyết sẽ trải qua ba giai đoạn từ nhẹ đến nguy hiểm và phục hồi, từng giai đoạn có thể gặp biến chứng khi không điều trị đúng cách, như:

Tụt huyết áp và đau đầu: người bệnh khó đứng thẳng và đi bộ do huyết áp giảm đột ngột. Cơn nhức đầu nặng khiến bệnh nhân choáng váng, khi tăng nặng có thể gây xuất huyết não.

Giảm tiểu cầu, cô đặc máu: giảm tiểu cầu là tình trạng số lượng tiểu cầu trong máu thấp, ảnh hưởng khả năng đông, cầm máu của cơ thể. Với các ca chuyển nặng, nếu không được truyền tiểu cầu kịp thời có thể dẫn đến xuất huyết não, tử vong. Ở giai đoạn hạ sốt, các biến chứng hạ tiểu cầu hoặc cô đặc máu và thiếu thể tích tuần hoàn sẽ xuất hiện, gây tụt huyết áp, sốc...

Minh họa xét nghiệm sốt xuất huyết Dengue nhanh. Ảnh: Vecteezy

Minh họa xét nghiệm sốt xuất huyết Dengue nhanh. Ảnh: Vecteezy

Sốc do mất máu: sốt xuất huyết gây ra tình trạng thoát huyết tương. Biểu hiện lâm sàng là người bệnh sẽ chảy máu cam, chân răng, hoặc qua vết thương hở. Mất máu sẽ khiến người bệnh kiệt quệ, sốt cao không giảm, vã mồ hôi, nôn nhiều.

Suy đa tạng: người bệnh rối loạn hệ thống tuần hoàn do tình trạng xuất huyết liên tục trong cơ thể, như: tim không đủ sức bơm máu, dịch huyết tương xuất huyết liên tục sẽ khiến màng tim bị tràn dịch, gây ứ đọng khiến tim bị phù nề, xuất huyết cơ tim, suy tim. Ngoài ra, thận cũng phải làm việc quá tải để bài tiết huyết tương qua nước tiểu, có thể dẫn đến tình trạng suy thận cấp.

Tràn dịch màng phổi, ổ bụng: virus Dengue làm tăng tính thấm thành mạch, thoát dịch ra ngoài. Nếu truyền dịch nhiều nhưng không tăng cường thải dịch sẽ khiến bệnh nhân bị viêm đường hô hấp, tràn dịch màng phổi...

Phòng bệnh và biến chứng nặng do sốt xuất huyết

Để giảm tình trạng sốt xuất huyết trở nặng, bác sĩ Cầm khuyến cáo người bệnh cần chú ý theo dõi dấu hiệu bệnh và chủ động phòng ngừa. Dấu hiệu cảnh báo bệnh trở nặng gồm đau bụng dữ dội, nôn liên tục, chảy máu lợi, chân răng, nôn ra máu. Người bệnh nên chủ động đến thăm khám tại các cơ sở y tế để bác sĩ hướng dẫn theo dõi và ra chỉ định điều trị phù hợp. Bệnh nhân không tự ý dùng kháng sinh, thuốc có chứa aspirin hoặc corticoid.

Người dân đến tiêm vaccine sốt xuất huyết tại Hệ thống tiêm chủng VNVC. Ảnh: Hồng Nhung

Người dân đến tiêm vaccine sốt xuất huyết tại Hệ thống tiêm chủng VNVC. Ảnh: Hồng Nhung

Nhằm phòng sốt xuất huyết hiệu quả hơn, Bộ Y tế đã cấp phép lưu hành vaccine sốt xuất huyết, triển khai tiêm từ tháng 9. Vaccine giúp phòng 4 type virus huyết thanh gây bệnh (Den-1, Den-2, Den-3, Den-4). Mũi tiêm chỉ định cho người từ 4 tuổi trở lên, không cần sàng lọc tình trạng nhiễm Dengue trước đó. Lịch tiêm hai liều cách nhau ba tháng.

Bên cạnh đó, người dân cần giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, dọn dẹp nơi ở và môi trường sống, đóng nắp các lu nước tránh làm môi trường cho lăng quăng, muỗi vằn sinh sôi và đẻ trứng. Ngoài ra, người dân cần mắc màn khi ngủ, bất kể thời gian nào trong ngày, mặc quần áo dài tay, dùng thuốc diệt muỗi...

Hạ Lam

Độc giả đặt câu hỏi tư vấn vaccine tại đây để bác sĩ trả lời.

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
2 tuần trước - Mùa mưa khiến muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản có điều kiện phát triển, sinh sôi, gây bệnh.
1 tháng trước - Thống kê của Sở Y tế Hà Nội cho biết tại các khu vực bị ngập lụt ở Hà Nội đã ghi nhận 508 bệnh nhân mắc bệnh về da, 117 trường hợp mắc bệnh về mắt...
1 tuần trước - Khi nhiễm bệnh lần hai, kháng thể cũ liên kết type virus mới nhưng không trung hòa để tiêu diệt mà khiến mầm bệnh hoạt động mạnh hơn, gây phản ứng viêm, biến chứng.
3 tuần trước - Thai phụ, người béo phì, người cao tuổi có miễn dịch yếu hoặc mắc nhiều bệnh nền, tăng nguy cơ trở nặng khi mắc sốt xuất huyết.
3 tuần trước - Ngày 20.9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt vắc xin ngừa sốt xuất huyết (do Takeda, Nhật Bản sản xuất) và sẽ triển khai tiêm đồng loạt tại gần 200 trung tâm tiêm chủng hiện đại của VNVC trên toàn quốc. Đây là vắc xin ngừa sốt...
Xem tin bài khác
40 phút trước - Nam sinh đột ngột mất ý thức, ngã đập mặt vào vật cứng gây ngừng tim, hôn mê từng có tiền sử bị ngất 1 lần cách đây 7 năm.
1 giờ trước - Bệnh giang mai rất dễ lây lan, chủ yếu qua đường tình dục, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến não, mắt, tim và các cơ quan khác.
1 giờ trước - 'Khi lớn tuổi, tuyến tụy trở nên kém hiệu quả hơn trong việc sản xuất và tiết insulin, vì vậy người từ 50 tuổi có thể mất nhiều thời gian hơn để đường huyết trở lại bình thường'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội...
1 giờ trước - Theo khuyến nghị Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA), chúng ta cần ăn rau và trái cây mỗi ngày để bảo vệ trái tim khỏe mạnh.Dưới đây là một số loại trái cây...
1 giờ trước - Tôi vừa phát hiện bị suy tim, thường mệt và khó thở khi hoạt động thể chất nhiều, phải sinh hoạt tình dục thế nào để đảm bảo sức khỏe và an toàn? (Minh, 42 tuổi, TP HCM)