ttth247.com

Bỏ phố về quê, vẫn kiếm tiền không thua ở phố

Nhiều người bỏ phố về quê với mong muốn tìm cơ hội mới và thoát khỏi sự xô bồ của đô thị.

Tạo nhiều nguồn thu nhập thụ động

Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, anh Lê Sỹ Tấn (29 tuổi, ngụ Thanh Hóa) - chủ nhân bài viết - nói đăng bài viết nhằm chia sẻ kiến thức cũng như trải nghiệm cá nhân của mình về cách kiếm tiền ở quê với những người đang có ý định về quê sinh sống.

Anh Tấn cho biết mình đã về quê gần một năm để cùng vợ chăm sóc cho hai bên gia đình nội ngoại. Hiện tại vợ chồng anh cảm thấy rất hài lòng với cuộc sống và bầu không khí trong lành ở quê.

Mức thu nhập của Tấn sau khi chuyển về quê còn tăng đáng kể, từ 60 triệu đồng/tháng tăng lên 70 - 80 triệu đồng/tháng nhờ các công việc freelance. Tấn cho biết để làm được điều này, anh đã áp dụng hai cách là giảm chi phí, tăng đầu tư.

Giảm chi phí đến từ việc tiền chi tiêu cho các hạng mục như thực phẩm, điện, nước, dịch vụ đều được giảm, đặc biệt là không mất tiền thuê nhà ở quê. "Chỉ với 7 triệu là có thể chi trả mọi chi phí cơ bản, tiết kiệm được ít nhất 8 triệu so với khi ở Hà Nội", Tấn nói.

Về đầu tư, anh cho biết mình dành 20% tiền tiết kiệm được khi ở thành phố cho các hạng mục đầu tư. Trong đó có hai khoản chính là đầu tư cho bản thân và đầu tư cho tài sản.

Trở về từ Hà Nội, Tấn làm việc tự do trong lĩnh vực content, marketing và sự kiện. Để kiếm tiền từ những công việc này, anh đã đầu tư nâng cao năng lực chuyên môn, xây dựng thương hiệu cá nhân và phát triển mối quan hệ từ khi còn làm việc ở thành phố.

Lập kênh cộng đồng là một trong những cách giúp Tấn xây dựng thương hiệu cá nhân. Trước đó, ở thành phố ngoài làm công việc chính là marketing, anh cũng xây dựng và quản lý rất nhiều trang, hội, nhóm cộng đồng về chủ đề lối sống, việc làm, tâm sự… "Đối với mình, các kênh này không thể thống kê được lợi nhuận cụ thể, mà như một loại tài sản vô hình", Tấn chia sẻ.

Về quê đồng nghĩa với mất nguồn thu từ công việc toàn thời gian ở thành phố. Nhưng thay vào đó, Tấn dành nhiều thời gian hơn để làm thêm các dự án của khách hàng, phát triển các kênh trên đa nền tảng và học những khóa học ngắn hạn nâng cao kỹ năng. Từ đó nâng cao mức thu nhập của bản thân.

Ngoài ra, anh cũng hướng đến những kênh đầu tư an toàn, chẳng hạn mua tài sản có thể sinh lời để tích trữ như vàng hay đất. "Chứng khoán, cổ phiếu hay một số công ty, doanh nghiệp có tiềm năng cũng rất đáng để đầu tư", Tấn đề xuất một số phương án đầu tư mà mình đã làm cho mọi người cùng tham khảo.

Chủ động thời gian sau khi bỏ phố về quê

Tương tự, chị Bùi Minh Hiền (36 tuổi) cũng xin thôi công việc kế toán ở Hà Nội để về quê chồng ở Thái Bình kinh doanh online. Chị cho biết về quê vì biến cố tài chính từ công việc của chồng, không thể gồng gánh nổi chi phí quá cao ở thành phố.

Về quê chưa lâu nhưng công việc kinh doanh online của chị Hiền phát triển ổn định, mang lại nguồn thu tương đối tốt.

"Giờ ở quê cũng không quá khó sống như xưa, vì đã có Internet giúp mình làm việc từ xa. Tôi nghĩ về quê chỉ là thay đổi địa điểm sống, còn công việc thì chỉ cần có điện thoại thông minh là bán hàng online được rồi. Khách của tôi đến từ mọi miền đất nước, có cả nước ngoài nữa chứ không bị bó buộc ở vùng nào", chị Hiền bày tỏ.

Công việc online cũng giúp chị Hiền chủ động được thời gian chăm sóc gia đình, sức khỏe của bản thân. Không khí trong lành, gần gũi với thiên nhiên, áp lực chi phí sinh hoạt giảm đáng kể giúp chị cảm thấy nhẹ nhõm hơn so với khoảng thời gian ở thành phố.

Tốt nghiệp đại học, Nguyễn Phan Mỹ Linh (24 tuổi, ở Bình Phước) xin vào làm kế toán ở một công ty gần nhà. Ngoài giờ làm việc trên công ty, Linh còn làm thêm các công việc online khác như viết content, dựng video cho các nhãn hàng.

Linh cho biết tiền lương từ công việc kế toán không nhiều, nhưng cộng với các khoản làm thêm khác thì thu nhập của cô khá cao so với mức trung bình ở đây.

"Vì ở cùng ba mẹ, không phải lo chuyện chi phí sinh hoạt nên tiền tiết kiệm được mỗi tháng có khi còn cao hơn ở thành phố", Linh nói.

Một điều khá buồn đối với Linh là bạn bè cô hầu như đều làm ở thành phố nên mỗi khi muốn đi chơi cho khuây khỏa cũng không biết rủ ai. Nhưng bù lại, cô được ở bên gia đình, người thân và tận hưởng cuộc sống bình dị của quê hương.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Đến bây giờ mong mỏi lớn nhất của Quế Trâm là một cuộc sống bình thường nhưng cô biết đó là điều quá khó với một người từng làm "sugar baby".
1 tháng trước - Đến bây giờ mong mỏi lớn nhất của Quế Trâm là một cuộc sống bình thường nhưng cô biết đó là điều quá khó với một người từng làm "sugar baby".
3 tuần trước - Những hành động của bố mẹ chồng khiến tôi ấm ức vô cùng. Tôi đã giúp em chồng đến vậy mà giờ lại bị bố mẹ chồng quay lưng như thế ư?
2 ngày trước - Ngoài căn nhà gỗ được trang trí theo phong cách mộc mạc, cô gái còn trồng thêm hoa, cỏ cây ở xung quanh vườn, tạo không gian sống rộng 300m2 đẹp nên thơ, trong lành giữa Đà Lạt.
1 ngày trước - Gia đình nợ nần không có nhà, phải tá túc nhà người khác. Cha bạo bệnh qua đời. Dương Thị Gia Linh đã quần quật làm thêm đủ việc từ năm lớp 8 để có tiền đi học. Cô là học sinh giỏi tỉnh Quảng Trị, trúng tuyển Trường ĐH Kinh tế - ĐH Đà Nẵng.
Xem tin bài khác
12 phút trước - Nữ sinh khoa Giáo dục mầm non trường Đại học Vinh cũng vừa giành được danh hiệu lớn tại cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024.
15 phút trước - Bằng tinh thần xung kích, tình nguyện, sáng tạo, thanh niên Thừa Thiên-Huế đã tích cực tham gia thực hiện có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước…
15 phút trước - Bắt đầu hiến máu tình nguyện từ năm 2011, đến nay anh Kiều Sĩ Nguyên (33 tuổi), thôn Yên Lạc 2, xã Cần Kiệm, H.Thạch Thất (TP.Hà Nội), đã có 57 lần hiến máu và tiểu cầu cứu người.
56 phút trước - Nhiều đoạn suối vách đá dựng đứng, các chiến sĩ công an, quân đội... tay không bám đá, vượt dòng suối dữ, tìm nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở núi cuốn hơn 30 người xuống suối ở Cao Bằng.
56 phút trước - Rạng sáng 19-9, đội hình tình nguyện khắc phục hậu quả bão Yagi của tuổi trẻ TP.HCM xuất quân đến các tỉnh phía Bắc.