ttth247.com

Ca sởi, sốt xuất huyết, tay chân miệng TP HCM tăng

Số ca sởi, sốt xuất huyết, tay chân miệng của TP HCM trong tuần qua đều tăng, ngành y tế tiếp tục tăng các biện pháp phòng chống dịch.

Thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM ngày 8/10, tuần qua thành phố ghi nhận 141 casởi - mức cao nhất từ trước đến nay, tăng hơn 60% so với trung bình tháng trước. Những tuần trước, số ca mắc của TP HCM dao động quanh mức 100. Số mắc này nâng tổng ca sởi tích lũy từ đầu năm lên 967.

Bệnh tay chân miệng cũng tăng với 437 ca mắc một tuần, tăng hơn 23% so với tháng trước. Huyện Bình Chánh, huyện Nhà Bè và quận 8 có số ca mắc trung bình cao.

Tuần qua, thành phố cũng ghi nhận 411 trường hợp mắcsốt xuất huyết, tăng gần 20%, nâng tổng số ca bệnh từ đầu năm lên gần 8.200. Quận 1, TP Thủ Đức và quận 7 có số mắc trung bình cao.

Đây là những bệnh có xu hướng tăng vào những tháng cuối năm, khi thời tiết bắt đầu trở lạnh, mưa nhiều, cùng lúc với thời điểm trẻ bước vào năm học mới. Năm nay, bệnh sởi tăng cao ở thành phố, bởi một trong những nguyên nhân là do gián đoạn vaccine tiêm chủng trước đó, khiến miễn dịch cộng đồng yếu đi. UBND TP HCM đã công bố dịch sởi từ 27/8.

Trẻ tay chân miệng nặng điều trị tại phòng cấp cứu Khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, được cố định tay chân vào giường để tránh kích thích. Ảnh: Lê Phương

Trẻ tay chân miệng nặng điều trị tại phòng cấp cứu Khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, được cố định tay chân vào giường để tránh kích thích. Ảnh: Lê Phương

Ngành y tế tiếp tục các biện pháp phòng bệnh, xử lý ổ dịch, tăng năng lực điều trị, tăng cường giám sát dịch tễ. Thành phố đang trong chiến dịch tiêm vaccine sởi để nâng miễn dịch cộng đồng được triển khai từ 31/8, vài ngày sau khi UBND công bố dịch sởi. Phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế tiêm đủ hai mũi vaccine sởi để tạo miễn dịch phòng bệnh.

Người dân cần tiếp tục thực hiện các biện pháp theo khuyến cáo của ngành y tế để phòng bệnh. Vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, giữ môi trường sạch sẽ, chú trọng an toàn thực phẩm. Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý để có sức đề kháng chống lại virus hoặc ngừa biến chứng.

Lê Phương

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tuần trước - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), số ca mắc tay chân miệng, sởi, sốt xuất huyết trong tuần 40 (từ ngày 30.9 đến 6.10) đều tăng so với trung bình 4 tuần trước đó, trong đó, số ca mắc mới sởi tăng đến hơn 60%.
1 tuần trước - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) vừa có báo cáo về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tại TP.HCM, số trường hợp mắc bệnh tiếp tục tăng.
1 tháng trước - Hiện đang trong dịch sởi, mùa bệnh sốt xuất huyết nhưng Bệnh viện Nhi đồng 1 lại đang thiếu những loại thuốc cấp cứu cho trẻ, trong đó có trẻ mắc bệnh sởi, sốt xuất huyết nặng như thuốc Dopamine…
1 tháng trước - Hiện đang trong dịch sởi, mùa bệnh sốt xuất huyết nhưng Bệnh viện Nhi đồng 1 lại đang thiếu những loại thuốc cấp cứu cho trẻ, trong đó có trẻ mắc bệnh sởi, sốt xuất huyết nặng như thuốc Dopamine…
1 tháng trước - Bệnh viện Nhi đồng 1 gần đây tiếp nhận 368 ca sởi, gặp khó khăn khi không có thuốc cấp cứu trẻ bệnh nặng, phải dùng loại khác thay thế với hiệu quả thấp hơn.
Xem tin bài khác
6 phút trước - Nghe người quen giới thiệu, Dung, 35 tuổi, ngụ TP HCM, mời thợ về tận nhà xăm chân mày thay đổi phong thủy, sau vài ngày bị đỏ rát, nhiễm trùng.
6 phút trước - Người dân có cơ hội tiếp cận thuốc mới ngang bằng, thậm chí nhanh hơn khu vực khi Bộ Y tế đề xuất rút ngắn thủ tục cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc trong Luật dược sửa đổi, sắp được thông qua.
1 giờ trước - Vụ việc phát hiện một cơ sở dùng hóa chất 'trồng' hàng tấn giá đỗ mới đây, cùng với nhiều trường hợp thực phẩm bẩn bị thu giữ, lại nhắc đến câu chuyện an toàn thực phẩm, từ nhà ra ngoài phố.
2 giờ trước - Đà Nẵng- Phạm Lê Hoàng Vương, 8 tuổi, nói "biết ơn" sau ca ghép tủy thành công điều trị tan máu bẩm sinh, từ nay hàng tháng không còn phải đến viện truyền máu.
2 giờ trước - Mụn thịt dư (u mềm treo) là tình trạng nhiều người trưởng thành mắc phải, nhất là từ 40 tuổi trở đi. Tuy lành tính nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu của các chứng bệnh cần được thăm khám kịp thời trước khi có tác động xấu tới sức khỏe.