ttth247.com

Các món nên ăn và tránh khi nhiệt miệng

Người bệnh nhiệt miệng nên ưu tiên sữa, trứng, cơm trắng mềm, sinh tố, thay vì ăn các món dễ gây kích ứng vết loét như khoai tây, bánh mì giòn, cam quýt.

Nhiệt miệng là các vết loét màu trắng trong niêm mạc miệng, họng. Các vết loét gây đau đớn, khó khi ăn, nhai, nói và nuốt. Thông thường nhiệt miệng tự khỏi mà không cần điều trị. Một số thực phẩm có thể góp phần đẩy nhanh quá trình phục hồi hoặc làm nặng thêm vết loét.

Thực phẩm nên ăn

Người bệnh nhiệt miệng nên ưu tiên các món như trứng luộc hoặc hấp, cá ngừ, thịt hầm, mì ống, cơm trắng nấu kỹ. Chọn rau củ như khoai tây, khoai lang, đậu Hà Lan, cà rốt, rau bina nấu thật mềm để dễ nuốt. Các món như đậu hũ, sữa và các sản phẩm từ sữa, bột yến mạch, bánh xèo, súp cũng nên ưu tiên trong giai đoạn này.

Người bệnh cần tăng cường trái cây để bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể, hỗ trợ hệ miễn dịch, thúc đẩy quá trình lành thương. Một số trái cây mềm, nhiều nước nên ăn như chuối, dưa hấu, đu đủ, dưa vàng, xoài...

Các món giải khát, tráng miệng có thể ăn khi bị nhiệt miệng như thạch rau câu, bánh pudding, trà không chứa caffeine, sinh tố, nước trái cây không có tính axit chẳng hạn nước ép táo. Mật ong cũng phát huy tác dụng hiệu quả trong hỗ trợ điều trị viêm loét miệng.

Thực phẩm cần tránh

Một số thực phẩm có thể khiến vết loét miệng nặng thêm và cơn đau trầm trọng hơn. Các loại cần tránh như thịt dai, rau sống, bánh mì giòn, khoai tây chiên, ngũ cốc khô. Thực phẩm có vị chua hoặc có tính axit, bao gồm cà chua và trái cây họ cam quýt cũng hạn chế.

Người bệnh nhiệt miệng không nên ăn thức ăn mặn và cay, hạn chế quả hạch hoặc các loại hạt vì dễ kích ứng vết loét. Trái cây cứng như táo, mận, cóc, ổi, dâu tây, có thể ảnh hưởng đến vết loét, làm tăng tình trạng đau. Thực phẩm nóng bao gồm súp và đồ uống nóng, đồ uống chứa caffein như cà phê, trà đen và coca cần cắt giảm.

Bên cạnh chọn thực phẩm, cách ăn uống cũng hỗ trợ giảm đau, lành thương nhanh. Người bị nhiệt miệng nên ăn các bữa nhỏ thay vì ba bữa lớn để giảm căng thẳng cho miệng. Cắt thức ăn thành từng miếng nhỏ nhằm giảm động tác nhai. Ăn các món mềm, xay nhuyễn, chế biến nhiều sốt giúp dễ nuốt hơn.

Người bệnh có thể dùng ống hút để tránh thức uống tiếp xúc với vết loét miệng. Thời gian này, người bệnh phải bỏ rượu bia, không hút thuốc lá nhằm tránh bệnh trầm trọng hơn. Súc miệng bằng nước muối, uống nhiều nước thúc đẩy vết loét nhanh lành.

Anh Chi (Theo Very Well Health)

Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tai mũi họng tại đây để bác sĩ giải đáp

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - 'Chuối có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, chuối xanh có những lợi ích mà chuối chín không có được'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
1 tuần trước - 'Nếu lượng cholesterol trong máu tăng quá cao sẽ gây tích tụ mảng bám trên thành động mạch, làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
3 tuần trước - Sản phẩm từ sữa, đồ ăn chiên nhiều dầu mỡ, thức ăn cay có thể gây kích ứng cổ họng, khiến cơ thể mất nước, ho nặng hơn.
1 tháng trước - Bác sĩ giải thích: Nên uống nước lạnh hay nước ấm?; 4 sai lầm người trung niên cần tránh để sống khỏe, sống thọ; Đau loét miệng: cần tránh ăn món nào?... là những thông tin về sức khỏe chính trên Thanh Niên Online đến với bạn trong ngày...
2 tuần trước - Bạn nên tránh một số thói quen xấu khi ăn lẩu để không hại sức khỏe như húp nước đun sôi nhiều lần, gắp thực phẩm trong nồi khi đang nhúng thịt sống.
Xem tin bài khác
2 phút trước - Nghệ An- Sau khi ăn viên kẹo dẻo tại nhà, bé gái hai tuổi ở xã Diễn Phú, huyện Diễn Châu bị ngạt thở, tử vong trên đường chuyển viện, chiều 19/9.
2 phút trước - TP HCM- Văn Nam, (30 tuổi, quận Bình Thạnh), trở thành người quen của trung tâm tiêm chủng vì vài tháng tiêm phòng dại một lần.
2 phút trước - Quảng Ninh- Bệnh nhân nam 34 tuổi đột ngột đau ngực trái, bác sĩ chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp, nguy kịch, nguyên nhân có thể là nghiện thuốc lá.
4 giờ trước - Mùi cơ thể thường do vi khuẩn và mồ hôi, nhưng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thực phẩm, hormone, thuốc, nhiễm trùng hoặc bệnh lý khác.
4 giờ trước - Có đến 90% bệnh nhân mắc ung thư dạ dày phát hiện bệnh ở giai đoạn giữa và cuối, là bởi vì dấu hiệu của bệnh thường mông lung, dễ nhầm lẫn. Điều này khiến việc điều trị trở nên khó khăn và làm tăng nguy cơ tử vong.