ttth247.com

Cách điều trị chân thấp chân cao

Dùng đế lót giày, tập vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật là những phương pháp phổ biến giúp cải thiện tình trạng chân thấp chân cao.

Chân thấp chân cao là hiện tượng một bên chân ngắn hơn bên còn lại. Tình trạng này có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em do bẩm sinh hoặc bệnh lý.

ThS.BS.CKI Đặng Khoa Học, Trưởng khoa Chấn thương Chỉnh hình Tổng quát, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết chênh lệch chiều dài giữa hai chân dưới mức 10 mm không gây ra vấn đề đáng kể và thường không cần phẫu thuật. Tuy nhiên, chênh lệch chiều dài chân từ 10 mm trở lên sẽ tạo ra sự bất đối xứng trong cơ thể, có thể gây đau ở lưng dưới, khớp háng và khớp gối. Để có cảm giác thoải mái khi đứng, người bệnh buộc phải nghiêng vùng xương chậu hoặc chùng một bên gối xuống. Các bước chân không đều nhau làm người bệnh đi khập khiễng, theo thời gian có thể gây ra chứng cong vẹo cột sống. Tình trạng chân thấp chân cao kéo dài còn có thể dẫn đến thoái hóa và tổn thương khớp cùng chậu, khớp háng và khớp gối.

Tùy vào tình trạng bệnh cụ thể cũng như mong muốn của người bệnh, bác sĩ chỉ định điều trị phù hợp.

Dùng đế lót giày cho chân ngắn hơn. Phương pháp này được dùng trong những trường hợp chênh lệch chiều dài hai chân 2-2,5 cm giúp tạo sự cân bằng trong quá trình di chuyển, vận động, cải thiện dáng đi và giảm đau lưng. Nhược điểm là không phải loại giày nào cũng phù hợp dùng đế lót.

Vật lý trị liệu tập trung vào các bài tập giúp giãn cơ, giảm đau, tăng cường chức năng tổng thể và phát triển kỹ năng vận động.

Bác sĩ Học giải thích tình trạng sức khỏe cho người bệnh. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Bác sĩ Học giải thích tình trạng sức khỏe cho người bệnh. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Phẫu thuật cân bằng chiều dài chân được bác sĩ chỉ định trong những trường hợp nghiêm trọng hoặc các phương pháp điều trị khác không hiệu quả. Có hai hướng phẫu thuật là rút ngắn hoặc kéo dài chân.

Phẫu thuật rút ngắn chân cắt bỏ một phần xương và làm chậm sự phát triển của chân dài hơn, từ đó đạt được độ cân bằng với chân còn lại. Phẫu thuật kéo dài chân kích thích sự phát triển xương mới ở chân ngắn hơn, thường được chỉ định thực hiện ở người bệnh có chênh lệch chiều dài chân đáng kể, gây cản trở hoạt động hàng ngày. Sau phẫu thuật, người bệnh cần tuân thủ quy trình phục hồi chức năng, tái khám định kỳ và tập vật lý trị liệu để ngăn ngừa biến chứng.

Chiều dài hai chân người bệnh trước (trái) và sau phẫu thuật. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Chiều dài hai chân người bệnh trước (trái) và sau phẫu thuật. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Theo bác sĩ Học, chân thấp chân cao là bệnh lý có thể phòng ngừa. Thai phụ chăm sóc sức khỏe thai kỳ cẩn thận có khả năng giúp giảm nguy cơ xuất hiện các vấn đề về chênh lệch chiều dài chân bẩm sinh ở trẻ. Sau khi sinh, cha mẹ nên đưa trẻ đến khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện các vấn đề về cấu trúc xương và sự phát triển.

Người trưởng thành nên tham gia vào các hoạt động vận động, tập thể dục đều đặn để phát triển cơ bắp, xương khớp và cải thiện sự cân bằng của cơ thể. Kiểm tra sức khỏe định kỳ có thể phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến cấu trúc xương, đưa ra biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời. Xây dựng chế độ ăn uống cân đối, giàu canxi, vitamin D, protein, nhiều chất dinh dưỡng khác để hỗ trợ cho sự phát triển của xương khớp và cơ bắp.

Phi Hồng

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tuần trước - Nhịp đập trái tim bình thường ở người lớn dao động khoảng từ 60 đến 100 nhịp mỗi phút, dưới khoảng này gọi là nhịp tim chậm.
1 tháng trước - Sau khi mua combo lột da trên TikTok về dùng, da của chị L. bị bội nhiễm, rỉ dịch, sưng nề, phải nhập viện điều trị.
3 tuần trước - TP HCM- Anh Hải, 36 tuổi, bị viêm da vùng kín mạn tính khiến da dày, cứng, đóng vảy, ảnh hưởng chức năng tinh hoàn dẫn tới vô sinh.
1 tháng trước - Sau bão Yagi, tất cả các dòng sông lớn nhỏ ở miền Bắc có nước dâng cao, lũ lụt đã nhấn chìm các thành phố như Yên Bái và Thái Nguyên, lũ đang trực tiếp đe dọa Hà Nội và các thành phố khác. Mỗi người cần biết cách phòng tránh và tự cứu mình.
1 tháng trước - Các nghiên cứu ngày càng khám phá ra những lợi ích sức khỏe tiềm năng của củ nghệ, củng cố vị thế của nghệ như một ‘kho báu’ trong lĩnh vực phát triển các phương thuốc tự nhiên trong chăm sóc sức khỏe…
Xem tin bài khác
4 phút trước - Bệnh nhân L.V.T., 72 tuổi, ở Hà Nội được chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương với chẩn đoán suy gan cấp, rối loạn đông máu.
49 phút trước - Hà Nội- Sau 5 tháng điều trị ung thư, người đàn ông 72 tuổi suy kiệt, bác sĩ phát hiện nhiều giun lươn ở dạ dày, phế quản gây nhiễm khuẩn nặng.
49 phút trước - Tôi bị viêm xoang nhiều năm, khó chịu khi thời tiết thay đổi, gần đây khó thở, ho, ngứa họng, hắt hơi. Viêm xoang có làm tăng nguy cơ hen suyễn? (Hoàng Thơ, 36 tuổi, Hà Nội)
49 phút trước - Huyết áp hạ quá mức có thể dẫn đến thiếu máu não, vấn đề về tim, té ngã do chóng mặt, choáng váng và sốc, tổn thương thận.
1 giờ trước - Cam có vị chua ngọt và nổi tiếng với hàm lượng vitamin C dồi dào. Hầu hết chúng ta đều bỏ vỏ cam. Thế nhưng, phần vỏ này lại chứa nhiều dưỡng chất rất có lợi cho sức khỏe.