ttth247.com

Cầu Long Biên, Tháp Bút được tái hiện ở phố đi bộ TP HCM

Các công trình biểu tượng như cầu Long Biên, Khuê Văn Các, Tháp Bút, chùa Một Cột, chợ Đồng Xuân... tái hiện trên phố đi bộ Nguyễn Huệ, quận 1.

Tối 23/8, đông nghịt người có mặt ở phố đi bộ Nguyễn Huệ tham gia chương trình Những ngày Hà Nội tại TP HCM. Khoảng 500 m trên tuyến đường trang trí các mô hình mô phỏng công trình kiến trúc biểu tượng, tiểu cảnh, gian hàng xưa, làng nghề, tranh ảnh... về thủ đô Hà Nội. Theo ban tổ chức, các mô hình được sản xuất và thi công lắp đặt tại TP HCM, bằng nhiều chất liệu như sắt, thép, gỗ, mút xốp...

Hoạt động do UBND TP Hà Nội phối hợp UBND TP HCM tổ chức, diễn ra từ ngày 23 đến 25/8, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).

Nổi bật là mô hình cầu Long Biên trưng bày ở khu vực trung tâm phố đi bộ. Mô hình làm bằng sắt thép, dài khoảng 30 m, cao khoảng 5 m, tái hiện một phần cây cầu biểu tượng của thủ đô.

Cầu bắc qua sông Hồng, khởi công từ tháng 9/1898, do hãng Daydé - Pillié (Pháp) thiết kế và khánh thành năm 1902. Công trình được xây dựng hoàn toàn bằng thép, không tính hai đầu cầu dẫn, đã trở thành cây cầu lớn nhất của cả xứ Đông Dương thời đó.

Cầu dài hơn 1.691 m, có kết cấu ban đầu là cầu dàn thép, đường sắt chạy ở giữa và hai bên dành cho phương tiện đường bộ. Qua hơn 120 năm tồn tài, cầu trở thành biểu tượng lịch sử chứng kiến bao đổi thay của thủ đô.

Bề mặt mô hình cầu với các nhịp đều bằng sắt thép, phía dưới là đường ray có thảm đá để tạo tính chân thực. Buổi tối mô hình cũng được chiếu sáng giống như cầu Long Biên ở Hà Nội. Hai bên cầu và phía dưới là triển lãm các hình ảnh về thủ đô xưa và nay.

Khoảng 21h30, sau khi kết thúc chương trình văn nghệ khai mạc, người dân được đi lên mô hình cầu tham quan.

Đôi bạn Cao Đức Triệu và Ngô Thu Hậu chụp ảnh bên mô hình cầu Long Biên. "Mô hình rất đẹp và chân thực. Tôi rất vui khi được thấy hình ảnh quen thuộc của thủ đô ở đây", Đức Triệu cho biết.

Cách đó không xa, mô hình Khê Văn Các cao khoảng 10 m đươc tái hiện lại với đường nét khá tương đồng bản gốc, thu hút nhiều người dân tham quan.

Khuê Văn Các là công trình kiến trúc đặc sắc và giá trị nhân văn, tư tưởng cao, nằm trong khuôn viên di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Công trình là một lầu vuông 8 mái, được xây vào năm 1805 dưới thời vua Gia Long. Vật liệu xây dựng là gỗ và gạch, mang phong cách kiến trúc triều Nguyễn. Theo quan niệm của người xưa, Khuê Văn Các có ý nghĩa là nơi tập trung của mọi tinh hoa giữa đất và trời, có ý tưởng đề cao trung tâm giáo dục văn hoá nho học của Việt Nam.

Trở thành biểu tượng của Hà Nội năm 2012, hình ảnh Khuê Văn Các xuất hiện ở nhiều nơi, như trên biển tên đường phố ở Hà Nội.

Gần đó là biểu tượng cầu Thê Húc và Tháp Bút được mô phỏng lại.

Cầu Thê Húc với nghĩa ngưng tụ hào quang, bắc qua Hồ Gươm, dẫn vào đền Ngọc Sơn, do Nguyễn Văn Siêu (nhà thơ, nhà nghiên cứu nổi tiếng ở thế kỷ 19) lên ý tưởng và cho xây dựng. Cầu gồm 15 nhịp, 32 chân gỗ tròn xếp thành 16 đôi, mặt cầu lát ván, thành sơn màu đỏ sẫm. Trong lịch sử tồn tại, cây cầu này đã nhiều lần bị gãy và được dựng lại.

Tháp Bút cũng do Nguyễn Văn Siêu xây dựng, cao 4 m với đỉnh là một ngòi bút lông dựng ngược, trên thân ba tầng có khắc ba chữ Tả thanh thiên (viết lên trời xanh).

Mô hình Ô Quan Chưởng, một trong các công trình kiến trúc tiêu biểu của Hà Nội được dựng lại trên phố đi bộ Nguyễn Huệ.

Ô Quan Chưởng nằm nằm trên phố cùng tên, được xây dựng năm 1749 dưới đời Lê và là cửa ô duy nhất còn lại trong số các cửa ô của Hà Nội. Công trình gồm hai tầng, được xây dựng theo kiến trúc cổng vọng lâu. Cổng có một cửa chính trên có tháp canh và cửa phụ ở hai bên. Tầng hai có vọng lâu 4 mái uốn cong 4 góc, có lan can bao quanh.

Trên tường cửa chính có gắn một tấm bia ghi lệnh của Tổng đốc Hoàng Diệu cấm lính gác nhũng nhiễu dân qua lại cửa ô. Tấm bia này lập năm Tự Đức thứ 34 (1881), trước khi Hoàng Diệu tuẫn tiết khi Pháp đánh Hà Nội lần thứ hai.

Đông đúc người dân tham quan, chụp ảnh ở mô hình Đoan Môn - một công trình cổ trong khu di tích Hoàng thành Thăng Long.

Đoan Môn là một trong những cổng chính dẫn vào Cấm thành, được xây dựng thời Lê sơ (thế kỷ 15) và được tu bổ vào thời Nguyễn (thế kỷ 19), là cổng có vị trí quan trọng trong các hoạt động mang tính nghi lễ của Hoàng thành.

Công trình xây dựng bằng đá và gạch vồ, cấu trúc hình chữ U với 5 cửa vòm cuốn. Cửa giữa dành riêng cho nhà vua, hai bên có 4 cửa nhỏ dùng để các quan, hoàng thân ra vào cung.

Mô hình chợ Đồng Xuân được dựng ở khu đất của Thương xá Tax cũ, phía sau là khu ẩm thực Hà Nội.

Đồng Xuân là khu chợ lớn nhất phố cổ xây dựng từ năm 1889, mang đậm nét văn hóa, được nhiều du khách trong và ngoài nước ghé thăm khi đến Hà Nội.

Ngoài ra còn nhiều mô hình khác như chùa Một Cột, trụ sở báo Hà Nội Mới, tượng đài "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh", phố bích hoạ Phùng Hưng, Trung thu Hà Nội xưa... được tái hiện.

Khoảng 200 m phố đi bộ là không gian tái hiện các làng nghề truyền thống như dệt, đúc đồng, làm nón, sơn mài, gốm Bát Tràng... được phục dựng với mô hình nhà ở khu phố cổ Hà Nội.

Toàn cảnh sự kiện Những ngày Hà Nội tại TP HCM từ trên cao.

Chương trình còn có hoạt động xúc tiến du lịch, trình diễn và trải nghiệm ẩm thực Hà Nội tại khu đất Thương xá Tax, triển lãm "Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội - Di sản cho mai sau", văn nghệ, biểu diễn võ thuật và thể dục nghệ thuật...

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
2 tuần trước - Tôi đang sống ở quần thể chung cư 'Liên Hiệp Quốc' gần cầu Sài Gòn. Chung cư có biệt danh ấy vì nơi đây có hàng trăm cư dân mang hàng chục quốc tịch khác nhau'.
1 tháng trước - Vợ chồng tôi đã sống ở Quy Nhơn đúng 10 năm, đủ để Quy Nhơn ngấm vào tôi hết mức có thể.
2 tuần trước - Dưới sự lãnh đạo của Đảng, với sự đồng lòng, chung sức của toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị, chúng ta nhất định sẽ thực hiện thành công cuộc cách mạng chuyển đổi số, tạo ra bước đột phá trong phát triển lực lượng sản xuất và...
1 tháng trước - Trong buổi làm việc với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ngày 17-8, lãnh đạo TP.HCM đã kiến nghị Trung ương xem xét, cho phép xây dựng Luật Quản lý và phát triển đô thị đặc biệt.
2 tuần trước - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm yêu cầu số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao, trong bài viết nhân dịp Quốc khánh 2/9.
Xem tin bài khác
5 phút trước - Hàng chục hộ dân ở huyện miền núi Tuyên Hóa (Quảng Bình) bị ngập sâu do mực nước thượng nguồn sông Gianh dâng cao, phải sơ tán đến nơi an toàn.
5 phút trước - Ngày 20.9, Sở Y tế TP.HCM cho biết, đã triển khai quy trình tra cứu, hỗ trợ thuốc cấp cứu giữa các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn TP.HCM trên ứng dụng. Có 14 bệnh viện tham gia tra cứu và chia sẻ thuốc cấp cứu.
16 phút trước - Mưa lớn đã làm mực nước trên các sông Ngàn Sâu và Ngàn Phố gần lên mức báo động 2, sông La ở mức báo động 1.
16 phút trước - Sáng 20-9, lực lượng chức năng triển khai trục vớt nhịp cầu, xe và tổ chức tìm kiếm nạn nhân mất tích trong vụ sập cầu Phong Châu, Phú Thọ.
16 phút trước - Sáng 20-9, thông tin từ UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết thường trực Tỉnh ủy vừa yêu cầu cơ quan chức năng dừng một số nội dung của Lễ hội Lam Kinh năm 2024.