ttth247.com

Chị phải cầm cố điện thoại cho em đóng học phí đại học

Mồ côi cha, lầm lũi bên chị gái thương em như mẹ hiền

Trong căn nhà nhỏ của bà ngoại để lại tại huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, Ngân sống cùng chị gái Lại Thị Thanh Nhơn, anh rể và hai cháu nhỏ.

Chị gái sức khỏe yếu, một mình anh rể Ngân là lao động chính trong nhà. Ngoài giờ đi học, những buổi chiều về Ngân lại xắn tay áo phụ chị nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa và trông cháu. Cô tranh thủ học bài buổi tối, có những hôm 12h đêm vẫn sáng đèn.

"Bé nó ham học lắm. Nhà không có tiền cho đi học thêm đâu, nhưng bé cũng tự học ở nhà, năm nào cũng có giấy khen", chị gái Ngân tự hào nói.

Thương anh chị kiếm tiền vất vả, vào những ngày cuối tuần Ngân lại tranh thủ làm thêm tại một quán buffet gần nhà. Cô kể: "Tôi đi làm người ta trả cho 15.000 đồng một giờ. Tôi dùng tiền đó mua sách vở. Dịp cận Tết, tôi hay theo chị Nhơn đi dọn dẹp nhà cửa cho người ta".

Hì hục cả ngày từ lau nhà, dọn dẹp, xếp quần áo cho tới cọ rửa nhà vệ sinh, nhà tắm, Ngân đều làm hết. Xong việc cũng là lúc đêm muộn, chủ nhà trả công 300.000 - 400.000 đồng, đủ để Ngân sắm cho mình bộ quần áo mới.

Ngân đi bộ tới trường. Cô luôn cố gắng học thật tập trung ở lớp để về có thể phụ chị việc nhà. 

"Nhiều hôm họp phụ huynh, không có ba mẹ, chị bận trông cháu nhỏ nên không ai đi họp cho tôi cả. Hôm thi tốt nghiệp, nhìn bạn bè ai cũng có ba mẹ đưa đón, còn mình thì lủi thủi một mình, nhiều khi tôi cũng tủi thân", nói tới đây hai mắt cô ngân ngấn nước.

Lầm lũi bên đời mà không có mẹ ở bên bảo ban, không còn cha truyền thêm sự mạnh mẽ, nhiều đêm cô nằm khóc một mình. Có những chuyện cô chia sẻ với chị, nhưng có những chuyện phải giấu nhẹm đi sợ chị lo lắng. "Nhiều khi tôi chỉ ước giá mà ba còn trên đời này...", Ngân lau vội nước mắt.

Cầm cố điện thoại cho em gái đi học

Ngày biết tin đậu vào Trường cao đẳng Phát thanh - Truyền hình II (TP.HCM), chị của Ngân vừa mừng vừa lo. Cảnh nhà khốn khó, chị gái đã định chỉ lo cho Ngân học hết THPT. Nhưng khi nhìn giấy báo trúng tuyển trên tay và những giọt nước mắt lăn dài trên má em gái, chị lại không đành lòng.

Ngân nhớ lại: "Chị gái tôi cố gắng vay mượn và ra tiệm cầm đồ, cầm cố điện thoại, cộng thêm tiền lương của anh rể để đưa cho tôi nộp học phí kỳ I".

Đưa em ra bến xe đi học, hai chị em bịn rịn. Ngoài học phí, chị gái dúi vào tay Ngân thêm ngót 1 triệu đồng để em lo ăn uống và tìm nhà trọ. "Còn chị hai và các cô các bác bên nội, mỗi người góp một ít để tôi có tiền đi học. Tuy nhiên, học phí và chi phí sinh hoạt ở thành phố đắt đỏ nên sắp tới tôi sẽ tìm việc làm thêm để tự lo những khoản còn lại", Ngân bộc bạch.

Đối với nhiều người, hoàn cảnh có thể là gánh nặng không dễ vượt qua. Nhưng với Ngân, đó là động lực để cô vươn lên theo đuổi ước mơ của mình.

Một thân một mình nơi đất khách quê người, Ngân được bạn cùng trường tên Tình cho ở ghép. Căn trọ nằm sâu trong hẻm ở quận 12 giá 1,9 triệu đồng chia ba.

Ngân chưa có tiền đóng trọ ngay nên cô bạn đã trả tiền trước, khi nào có tiền cô gửi lại sau. Góc nhỏ chỉ có tấm chiếu nhỏ rách một lỗ với vài bộ đồ, chiếc túi vải đựng sách vở, cũng chưa có bàn học, nhưng Ngân vẫn lạc quan khoe giấy báo trúng tuyển. Cô lo lắng là chưa có laptop nên sắp tới việc học không biết sẽ xoay xở ra sao.

Ước mơ trở thành nhà báo

Cô tân sinh viên vẫn luôn nuôi dưỡng ước mơ học ngành truyền thông. Ngân mong muốn sau này trở thành nhà báo, hoặc làm việc trong lĩnh vực truyền thông. Ngân tìm hiểu rất nhiều trường nhưng đắt đỏ nên em chọn học cao đẳng để học phí rẻ hơn và thời gian học nhanh hơn.

Ngân luôn cố gắng ở cấp ba để có một học bạ với số điểm tốt, dù cơn bệnh nhức đầu vẫn hành hạ, đi khám chữa vài lần vẫn chưa khỏi. Với điểm ba môn khối C00 là văn 7.6, sử 6, địa 7.2, Ngân chọn Trường cao đẳng Phát thanh - Truyền hình II là nơi gửi gắm ước mơ.

Trong đơn gửi đến chương trình học bổng Tiếp sức đến trường, Ngân viết: "Nếu may mắn nhận được học bổng, mình sẽ dùng số tiền đó để trả bớt các khoản nợ đã vay mượn để đi học, đóng học phí và trang trải cuộc sống".

Nhưng điều đáng trân trọng hơn cả, Ngân vẫn luôn ấp ủ mong muốn sau này sẽ giúp đỡ những trẻ em mồ côi ở vùng sâu vùng xa nơi quê nhà. Ngân chia sẻ: "Chính hoàn cảnh của mình đã khiến mình đồng cảm sâu sắc với các bạn. Và mình mong muốn có thể làm gì đó để giúp các bạn có động lực vươn lên, như cách mình đang cố gắng mỗi ngày".

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - PGS.TS Nguyễn Thiện Tống đã có hơn 20 năm đồng hành cùng Tuổi Trẻ trong các chương trình tìm kiếm và trao học bổng Tiếp sức đến trường cho tân sinh viên. Với các suất học bổng kêu gọi được, thầy Tống luôn liệt kê đầy đủ học bổng này do ai...
1 tuần trước - Cô trò một trường tiểu học ở Huế đã chung tay góp tiền, áo quần, sách vở để gửi đến cho trẻ em các trường tiểu học tại vùng lũ các tỉnh miền Bắc.
3 tuần trước - Ngày 23-8-2024, Câu lạc bộ Tiếp sức đến trường Quảng Nam - Đà Nẵng kỷ niệm 20 năm hoạt động, 20 năm đồng hành với Tuổi Trẻ, tiếp sức cho những tân sinh viên khó nghèo mà ham học của quê hương vang danh “ngũ phụng tề phi”.
1 tuần trước - Ngày 11-9, những đoàn xe chở quà của bà con các tỉnh Tây Nguyên đã lên đường ra với đồng bào ngoài Bắc. Tại các điểm tiếp nhận, dòng người vẫn lũ lượt kéo tới đóng góp tiền, hàng hóa ủng hộ.
1 tuần trước - Hà Nội- Điện thoại rung lên, Phương Anh, 30 tuổi, ở chung cư số 47 Nguyễn Tuân, quận Thanh Xuân vừa bấm máy lập tức nhận được lời cầu cứu.
Xem tin bài khác
7 giờ trước - Trong lúc chạy lũ thấy vợ chần chừ, chồng tôi kéo tay giục giã: ‘Đi thôi em ơi, bám vào áo anh, còn người là còn của. Em với con còn sống thì anh mới làm lại được’”, chị Thoa chia sẻ.
8 giờ trước - Sau 1 thời gian nhá hàng bằng đoạn video ngắn, Mai Dora đã thả xích loạt ảnh diện bikini cực nóng bỏng.
9 giờ trước - Ngày 19-9, Trường đại học Nam Cần Thơ trao tặng cho đại diện báo Tuổi Trẻ số tiền của đoàn viên thanh niên nhà trường, đóng góp cho đồng bào miền Bắc bị ảnh hưởng của bão số 3.
9 giờ trước - Chiều 19.9, nhiều người ở TP.HCM vất vả di chuyển, lội nước qua đoạn đường ngập do triều cường. Nhiều người đã quá quen với cảnh này, các chủ quán hai bên đường bị ngập thở dài vì ế khách.
10 giờ trước - Hỗ trợ tiền ăn cho bệnh nhân nghèo là một nghĩa cử đầy cao đẹp của đội ngũ y, bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.