ttth247.com

Chính thức công bố dịch sởi ở TP.HCM

Trước bối cảnh số ca sởi ở TP.HCM tăng nhanh và đã có ba trẻ tử vong do sởi, TP.HCM chính thức công bố dịch sởi trên toàn TP.

Ngày 27-8, UBND TP.HCM ra quyết định công bố dịch bệnh truyền nhiễm tại TP.HCM.

Cụ thể, trước bối cảnh số ca sởi ở TP.HCM tăng nhanh và đã có ba trẻ tử vong do sởi, TP.HCM chính thức công bố dịch sởi trên toàn TP.

Theo quyết định của UBND TP.HCM, thời gian xảy ra dịch là tháng 8-2024 với quy mô toàn TP, nguyên nhân do virus sởi (Polynosa morbillorum) gây ra.

Về tính chất, mức độ nguy hiểm của dịch thuộc bệnh truyền nhiễm nhóm B, người có nguy cơ mắc bệnh là người chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đầy đủ.

Chính thức công bố dịch sởi ở TP.HCM. Ảnh: THẢO PHƯƠNG

Chính thức công bố dịch sởi ở TP.HCM. Ảnh: THẢO PHƯƠNG

Bệnh có thể dẫn đến biến chứng nặng, thậm chí có thể tử vong nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách.

Bệnh sởi lây truyền qua đường hô hấp từ người sang người.

Các biện pháp phòng, chống dịch được thực hiện theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, gồm: Kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch TP, quận, huyện, TP Thủ Đức, phường, xã, thị trấn; Các trường hợp mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh phải thực hiện khai báo đầy đủ, chính xác với cơ quan y tế trong 24 giờ sau khi có chẩn đoán để được quản lý và xét nghiệm theo quy định.

Đồng thời, thành phố thực hiện Chiến dịch tiêm bổ sung vaccine Sởi - Rubella không kể tiền sử tiêm chủng vaccine Sởi - Rubella trước đó cho tất cả trẻ em từ 1-5 tuổi đang sống tại TP (có thể mở rộng độ tuổi theo tình hình dịch bệnh theo đúng quy định: Tổ chức thu dung, điều trị, chăm sóc, cách ly y tế và kiểm soát dịch tại cộng đồng theo đúng các hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế.

UBND TP.HCM giao Giám đốc Sở Y tế chủ trì phối hợp với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các quận, huyện và TP Thủ Đức triển khai các biện pháp, phòng chống dịch.

Trước đó vào ngày 11-8, Sở Y tế TP.HCM kiến nghị UBND TP.HCM công bố dịch sởi và ban hành kế hoạch chủ động ứng phó bệnh sởi ở TP.HCM.

Tại TP.HCM, đầu năm 2024 không ghi nhận ca sởi dương tính nào. Tuy nhiên bắt đầu từ ngày 23-5 đến ngày 11-8, các bệnh viện trên địa bàn TP ghi nhận có 597 ca sốt phát ban nghi sởi. Các ca này hầu hết được làm xét nghiệm, phát hiện 346 ca dương tính. Trong đó TP.HCM có 153 ca (chiếm 50%), còn lại là ca tại các tỉnh đến khám và điều trị. 153 ca sởi này rải rác ở 57 phường/xã, 16 quận/huyện của toàn TP, trong đó có 9 quận huyện có từ 2 ca bệnh trở lên (đủ điều kiện công bố dịch). Đáng nói, từ năm 2021-2023 chỉ ghi nhận 1 ca bệnh sởi ở TP.HCM.

Sở Y tế TP.HCM cho biết mức độ lây lan của bệnh sởi dữ dội hơn COVID-19. Tuy nhiên sởi đã có vaccine, có một thời gian dài gần như không có ca sởi ở TP.HCM. Giai đoạn vừa rồi TP bị đứt gãy nguồn cung ứng vaccine do đại dịch và sau đại dịch, dẫn đến khoảng trống miễn dịch nên sởi ở TP.HCM tăng. Sởi không có thuốc điều trị đặc hiệu, đa phần tự khỏi bệnh. Tuy nhiên có ca diễn tiến nặng trên trẻ suy giảm miễn dịch, bệnh mạn tính, ác tính.

Sở Y tế cho biết cần tập trung kiểm soát dịch sởi trong cộng đồng bằng cách nâng cao độ bao phủ vaccine. Tạo miễn dịch cộng đồng bằng cách tiêm vaccine bù ngay cho trẻ trong độ tuổi và tiêm bổ sung cho trẻ quá độ tuổi; tiêm cho trẻ bị bệnh mãn tính không có chống chỉ định. Với bệnh ác tính không tiêm được, khi nhiễm sẽ điều trị dự phòng sau phơi nhiễm.

Source: 24h.com.vn

Các bài tương tự
3 tuần trước - Ngày 27-8, UBND TP.HCM đã chính thức công bố dịch sởi trên toàn TP trước bối cảnh ca sởi tăng nhanh và đã có ba trẻ tử vong vì sởi.
3 tuần trước - Chiều 27-8, UBND TP.HCM đã chính thức công bố dịch sởi trên toàn TP trước nguy cơ diễn tiến bệnh ngày càng phức tạp. Vậy phụ huynh cần làm gì?
4 ngày trước - Số người chưa tiêm vaccine ngừa sởi cộng dồn sau 4-5 năm lên đến hàng triệu khiến miễn dịch cộng đồng xuống thấp, tạo điều kiện để bệnh lan rộng thành dịch.
1 tuần trước - Khoảng 125.000 trẻ 1-10 tuổi cần được tiêm vaccine ngừa sởi lần này trong chiến dịch tiêm chủng để tăng miễn dịch cộng đồng chống dịch sởi lan tại TP HCM.
2 tuần trước - Đó là kiến nghị TS.BS Nguyễn Vũ Thượng, phó viện trưởng Viện Pasteur, tại cuộc họp về dịch sởi tại TP.HCM trước tình hình số ca sởi tiếp tục tăng từng ngày.
Xem tin bài khác
3 giờ trước - Mùi cơ thể thường do vi khuẩn và mồ hôi, nhưng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thực phẩm, hormone, thuốc, nhiễm trùng hoặc bệnh lý khác.
4 giờ trước - Có đến 90% bệnh nhân mắc ung thư dạ dày phát hiện bệnh ở giai đoạn giữa và cuối, là bởi vì dấu hiệu của bệnh thường mông lung, dễ nhầm lẫn. Điều này khiến việc điều trị trở nên khó khăn và làm tăng nguy cơ tử vong.
4 giờ trước - Mùa thu tới, sự thay đổi nhiệt độ làm kích hoạt các đợt viêm da, khiến bé mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu. Và thật bất ngờ, chính 5 loại lá tưởng siêu bình thường này lại có tác dụng giúp dịu da bé nhanh chóng mà không phải ai cũng biết.
4 giờ trước - TP HCM- Chàng trai 29 tuổi đau lưng nhiều, tê yếu chân phải, có lúc đang đứng thì ngã sụp xuống đất do thoát vị đĩa đệm hai tầng rất nặng, gây hẹp ống sống.
4 giờ trước - Người bị nhiễm trùng đường tiết niệu không nên tiêu thụ thực phẩm và đồ uống có tính axit, chứa caffein và cay để tránh tình trạng nặng hơn.