ttth247.com

TP.HCM chính thức công bố dịch sởi

Ngày 27-8, UBND TP.HCM đã chính thức công bố dịch sởi trên toàn TP trước bối cảnh ca sởi tăng nhanh và đã có ba trẻ tử vong vì sởi.

Theo quyết định của UBND TP.HHCM, thời gian xảy ra dịch là tháng 8-2024 với quy mô toàn thành phố, nguyên nhân do vi rút sởi gây ra.

Về tính chất, mức độ nguy hiểm của dịch thuộc bệnh truyền nhiễm nhóm B, người có nguy cơ mắc bệnh là người chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đầy đủ.

Bệnh có thể dẫn đến biến chứng nặng, thậm chí có thể tử vong nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách.

UBND TP.HCM giao giám đốc Sở Y tế chủ trì phối hợp với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các quận, huyện và TP Thủ Đức triển khai các biện pháp, phòng chống dịch.

Trước đó, Sở Y tế TP.HCM đã kiến nghị gửi UBND TP.HCM công bố dịch sởi trong bối cảnh số ca sởi tăng nhanh và đã có 3 trẻ mắc bệnh sởi tử vong.

Theo thông tin từ Viện Pasteur TP.HCM, tình hình bệnh sởi tại 20 tỉnh, thành phố tại khu vực phía Nam tính từ đầu năm 2024 đến nay có chiều hướng tăng bất thường, bệnh sởi đã được phát hiện tại các tỉnh thành như: Kiên Giang, Bến Tre, Tiền Giang và Trà Vinh...

Tại TP.HCM, từ ngày 23-5 đến ngày 18-8, toàn thành phố phát hiện 170 trường hợp bệnh sởi tại 15 quận, huyện và thành phố Thủ Đức, trong đó có 57 phường, xã có ca bệnh sởi và 10 quận huyện có 2 phường, xã trở lên có ca bệnh (gồm Bình Chánh, Bình Tân, Củ Chi, quận 12, quận 6, quận 8, Tân Phú, Tân Bình, Hóc Môn và thành phố Thủ Đức).

Trong khi trước đó, từ năm 2021 đến năm 2023, TP.HCM chỉ ghi nhận 1 ca bệnh sởi.

Lý giải nguyên nhân khiến bệnh sởi gia tăng, Sở Y tế TP.HCM cho biết do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trong năm 2020-2021. Ngoài ra, do tình trạng gián đoạn cung ứng vắc xin tiêm chủng mở rộng năm 2022-2023 đã ảnh hưởng rất lớn đến tỉ lệ bao phủ vắc xin tiêm chủng mở rộng và vắc xin sởi của các tỉnh phía Nam, trong đó có TP.HCM.

Để nhanh chóng lấp khoảng trống tiêm vắc xin cho trẻ năm 2024, TP đã triển khai tiêm vắc xin cho trẻ đồng loạt ở tất cả các trạm y tế xã, phường, thị trấn trên toàn TP nhằm tăng độ bao phủ vắc xin.

Tính đến tháng 5-2024, tỉ lệ bao phủ vắc xin sởi của trẻ em từ năm 2019 đến 2023 tại TP đều chưa đạt 95%.

Kết quả khảo sát miễn dịch cộng đồng bệnh sởi do các đơn vị y tế trên địa bàn TP cho thấy tỉ lệ có kháng thể phòng bệnh sởi ở trẻ từ 9 tháng tuổi đến dưới 5 tuổi chỉ đạt 86%.

Trong khi để có thể bảo vệ cộng đồng trước bệnh sở, tỉ lệ phải trên 95%. Do vậy nguy cơ bùng phát dịch sởi là rất lớn.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
3 tuần trước - Trước bối cảnh số ca sởi ở TP.HCM tăng nhanh và đã có ba trẻ tử vong do sởi, TP.HCM chính thức công bố dịch sởi trên toàn TP.
3 tuần trước - Chiều 27-8, UBND TP.HCM đã chính thức công bố dịch sởi trên toàn TP trước nguy cơ diễn tiến bệnh ngày càng phức tạp. Vậy phụ huynh cần làm gì?
2 tuần trước - Về việc công bố dịch tại địa phương, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết công bố dịch phụ thuộc vào 2 tiêu chí: yếu tố về chuyên môn và khả năng đáp ứng của địa phương.
1 tuần trước - Khoảng 125.000 trẻ 1-10 tuổi cần được tiêm vaccine ngừa sởi lần này trong chiến dịch tiêm chủng để tăng miễn dịch cộng đồng chống dịch sởi lan tại TP HCM.
1 ngày trước - Giám đốc Sở Y tế TP HCM Tăng Chí Thượng nhận định quận 8 hội đủ điều kiện cần thiết để sớm công bố chấm dứt dịch sởi.
Xem tin bài khác
4 giờ trước - Viêm da tiếp xúc, nấm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và ghẻ nước là những bệnh da thường gặp trong mùa mưa bão, có thể trở nên nghiêm trọng nên không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
4 giờ trước - 'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
4 giờ trước - Đi bộ là cách tuyệt vời để tập thể dục. Tuy nhiên, bài tập đơn giản này - nếu đi quá nhiều, vẫn có thể dẫn đến các vấn đề như đau chân, đau nhức cơ, đau khớp, sưng và đau ống quyển.
4 giờ trước - Nếu cơ thể bị sốt thì cơn sốt thường sẽ hết trong vòng 24 đến 48 giờ. Phần lớn là những cơn sốt nhẹ. Nếu cơn sốt này kéo dài vài ngày không khỏi thì rất có thể nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc bệnh tiềm ẩn nào đó.
4 giờ trước - Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn. Trên thực tế, nhu cầu giấc ngủ của người lớn tuổi không thay đổi so với khi còn trẻ.