ttth247.com

Chủ tịch Quốc hội: 'Có bộ trưởng nói sao ngành tôi chất vấn nhiều lần thế'

Sáng 19.8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thường kỳ 36. Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, phiên họp diễn ra từ ngày 19 - 22.8, sau đó là hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách từ 28 - 30.8.

Phiên 36 dự kiến có 1 ngày rưỡi chất vấn và trả lời chất vấn của các bộ trưởng, trưởng ngành; đồng thời xem xét 12 nội dung khác.

Chủ tịch Quốc hội: 'Có bộ trưởng nói sao ngành tôi chất vấn nhiều lần thế'- Ảnh 1.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc phiên họp 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

ẢNH: GIA HÂN

Về công tác lập pháp, Chủ tịch Quốc hội cho hay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến lần đầu về 3 dự án luật, gồm: luật điện lực sửa đổi; luật Sửa đổi, bổ sung một số điều luật tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

Theo Chủ tịch Quốc hội, nếu 2 dự án luật Điện lực sửa đổi; luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được Chính phủ chuẩn bị tốt, các cơ quan thẩm tra đồng thuận, đại biểu Quốc hội chuyên trách đồng thuận cao, có thể làm theo quy trình rút gọn, trình Quốc hội thông qua ngay tại kỳ họp thứ 8.

Cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến việc giải trình, tiếp thu luật Phòng không nhân dân, để các cơ quan tiếp tục hoàn thiện, xin ý kiến các cơ quan trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8.

Cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét đề nghị của Chính phủ bổ sung 2 dự án gồm luật Sửa đổi bổ sung một số điều của luật Bảo hiểm y tế và luật Phòng bệnh. Theo Chủ tịch Quốc hội, đến nay khối lượng công việc trình luật tại kỳ họp thứ 8 và thứ 9 rất lớn nên đề nghị từ thời điểm này cần xem xét, tính toán, bổ sung cho phù hợp.

"Đã bổ sung vào thì cơ quan soạn thảo phải chuẩn bị rất kỹ, cơ quan thẩm tra làm chặt chẽ, đúng quy định. Vấn đề đã chín, đã rõ thì đưa vào luật, còn lại tiếp tục nghiên cứu, không phải vì thời gian gấp mà bỏ qua các công đoạn theo quy trình", ông Trần Thanh Mẫn nói, đề nghị cơ quan soạn thảo, thẩm tra phải hết sức nghiêm túc vấn đề này, xem xét kỹ nhiều lần mỗi luật để nâng cao chất lượng của luật.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, tới đây, Chính phủ còn trình một luật sửa nhiều luật. "Vì sao luật ban hành mà còn chồng chéo, có vấn đề phải chỉnh sửa? Có những luật chưa thực hiện đã phải chỉnh sửa. Cần xem lại vấn đề xây dựng pháp luật vừa qua có công đoạn nào làm chưa kỹ thì nghiêm túc rút kinh nghiệm. Đề nghị lãnh đạo các bộ phải ngồi xem từng điều, từng khoản, từng chương chứ không thể ủy nhiệm cho thứ trưởng hay một vụ nào đó", Chủ tịch Quốc hội thẳng thắn.

"Còn 3 kỳ họp Quốc hội nữa là kết thúc nhiệm kỳ, phải làm thật kỹ, thật chắc, luật ra đời phải có chất lượng cao", Chủ tịch Quốc hội nói thêm.

Chủ tịch Quốc hội: 'Có bộ trưởng nói sao ngành tôi chất vấn nhiều lần thế'- Ảnh 2.

Phiên họp 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc sáng nay 19.8

ẢNH: GIA HÂN

Chất vấn 9 bộ trưởng, trưởng ngành

Về công tác giám sát, Chủ tịch Quốc hội cho hay, tại phiên họp lần này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dành 1 ngày rưỡi cho hoạt động chất vấn nhằm đánh giá toàn diện, tổng thể việc thực hiện nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến hết năm 2023, liên quan 9 lĩnh vực, chia làm 2 nhóm.

Nhóm lĩnh vực thứ nhất là nhóm kinh tế - xã hội gồm: Bộ Công thương, Bộ VH-TT-DL, Bộ NN-PTNT. Nhóm thứ hai gồm lĩnh vực nội chính liên quan 6 lĩnh vực: tư pháp, nội vụ, an ninh trật tự, an toàn xã hội; thanh tra; tòa án; viện kiểm sát.

"Có những bộ trưởng, trưởng ngành nói sao ngành tôi được chất vấn nhiều lần như thế? Tôi nói các đồng chí được chất vấn nhiều thì cử tri, nhân dân sẽ hiểu rõ ngành mình, đại biểu Quốc hội sẽ hiểu rõ ngành mình có mặt làm được, mặt chưa làm được để rút kinh nghiệm", Chủ tịch Quốc hội nói.

Theo Chủ tịch Quốc hội khẳng định, nội dung chất vấn tại phiên họp lần này với 9 lĩnh vực không trùng lắp với những nội dung đã chất vấn trước. Nếu có vấn đề ngoài nội dung gợi ý thì chủ tọa điều hành có thể đề nghị đại biểu không chất vấn hoặc cơ quan có thể trả lời bằng văn bản.

Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết, phiên chất vấn được truyền hình và phát thanh trực tiếp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ thông qua nghị quyết chất vấn để làm cơ sở cho các cơ quan triển khai, theo dõi, giám sát.

Ngoài ra, tại phiên họp lần này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét báo cáo của Đoàn giám sát và thông qua nghị quyết giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018 - 2023; cho báo cáo công tác dân nguyện tháng 7.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến việc tổ chức Diễn đàn Quốc hội về hoạt động giám sát; phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng về bổ nhiệm đại sứ; bổ sung dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 của Bộ Y tế; thông qua nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị, sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025, tầm nhìn đến 2030…

“Khối lượng công việc nhiều, đề nghị báo cáo ngắn, gọn, rõ, đi thẳng vào vấn đề. Chính phủ chỉ đạo bộ, ngành đảm bảo tiến độ chuẩn bị dự án theo đúng trình tự thủ tục, tránh việc đăng ký vào chương trình nhưng không chuẩn bị kịp. Cơ quan chủ trì soạn thảo chủ động chuẩn bị, sẵn sàng tham dự họp, báo cáo. Các bộ trưởng đi nước ngoài thì phải có giấy ủy quyền cho thứ trưởng dự họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội vì trình phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội phải là bộ trưởng”, Chủ tịch Quốc hội lưu ý.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - “Có những bộ trưởng, trưởng ngành nói sao ngành tôi được chất vấn nhiều lần thế, tôi nói các đồng chí được chất vấn nhiều thì cử tri, nhân dân sẽ hiểu rõ ngành mình, đại biểu Quốc hội sẽ hiểu rõ ngành mình...“, Chủ tịch Quốc hội Trần...
2 tuần trước - Tôi đang sống ở quần thể chung cư 'Liên Hiệp Quốc' gần cầu Sài Gòn. Chung cư có biệt danh ấy vì nơi đây có hàng trăm cư dân mang hàng chục quốc tịch khác nhau'.
1 tháng trước - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và phu nhân sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm Trung Quốc trong ba ngày, từ 18 đến 20-8.
2 tuần trước - Cương quyết xóa bỏ cơ chế xin - cho trong thực hiện thủ tục hành chính là nhấn mạnh của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, tại hội nghị trực tuyến toàn quốc chuyên đề 'Nâng cao hiệu quả cung cấp và sử...
3 tuần trước - Sáng 27.8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị Đại biểu Quốc hội chuyên trách để thảo luận, cho ý kiến các dự án luật sẽ trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp 8 vào tháng 10 tới.
Xem tin bài khác
15 phút trước - Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ mang những thông điệp lớn, quan trọng tới Hội nghị Thượng đỉnh tương lai, Đại hội đồng LHQ khóa 79.
15 phút trước - Ngày 19.9, tiếp tục Hội nghị T.Ư 10 khóa XIII, T.Ư Đảng làm việc tại hội trường thảo luận về các nội dung đã thảo luận tổ.
36 phút trước - Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đêm qua (19/9) và sáng sớm nay (20/9), khu vực từ Nghệ An đến Bắc Quảng Trị có mưa to đến rất to. Lượng mưa tính từ 19h ngày 19/9 đến 3h ngày 20/9 có nơi trên 100mm như: Hương...
1 giờ trước - Hôm qua 19.9, TAND TP.HCM bắt đầu xét xử sơ thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan (68 tuổi, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 33 đồng phạm ở giai đoạn 2 về các tội danh 'lừa đảo chiếm đoạt tài sản', 'rửa tiền' và 'vận chuyển trái phép...
1 giờ trước - Nhiều ý kiến ủng hộ việc cấm học sinh dùng điện thoại di động trong trường để tập trung học tập. Bên cạnh đó, một số bạn đọc cho rằng việc này nên áp dụng linh hoạt.