ttth247.com

Con chỉ tạm nhận một phần trợ cấp mất sức của mẹ thôi

Trong ngôi nhà cấp 4 ẩm thấp, chật chội núp dưới hàng cây xanh ở thôn 12, xã Xuân Bình, huyện miền núi Như Xuân (Thanh Hóa), bà Nguyễn Thị Vân, 60 tuổi - mẹ của Võ Thị Thanh An - kể lại câu chuyện hạnh phúc muộn mằn của mình khi sinh được con gái ở tuổi đã cao và nỗi khó khăn trăm bề trong cuộc sống.

Mẹ cạo mủ cao su bấp bênh, có ngày con nhịn đói đi học

Trong ngôi nhà cấp 4 ẩm thấp, chật chội núp dưới hàng cây xanh ở thôn, bà Nguyễn Thị Vân kể mình có chồng ở tuổi đã cao, chồng bệnh phải chạy chữa nhiều năm nên đến năm 2006, bà Vân mới sinh An khi đã 42 tuổi với khó khăn chồng chất.

Sau khi Nông trường chè Bãi Trành giải thể, bà Vân nghỉ chế độ mất sức lao động, cùng chồng và con gái về tá túc ở xã Xuân Bình với 7 thước ruộng nước cấy lúa một vụ do UBND xã cấp. Thiếu đất sản xuất nông nghiệp, để có tiền nuôi con ăn học, suốt những năm qua, nghề kiếm sống của bà Vân là đi cạo mủ cao su thuê.

Từ lúc 3-4 sáng hàng ngày, khi mọi người còn chìm trong giấc ngủ ngon thì bà Vân lại lỉnh kỉnh đồ nghề vào rừng cao su ở địa phương để cạo mủ thuê. Muỗi đốt kín chân, sương mù bao phủ mùa lạnh thấm vào người, đau nhức khớp gối nhưng cứ nghĩ phải làm việc cật lực để có tiền nuôi An ăn học, bà Vân lại gắng sức kiếm cạo được nhiều cây hơn.

Bà Vân cho biết: "Nhiều năm nay giá mủ cao su xuống thấp, mỗi ngày đi cạo mủ cao su thuê cũng chỉ được từ 60.000 đến 80.000 đồng. Bố của An bị bệnh tật rồi mất năm 2023, để lại bao khó khăn cho hai mẹ con. Mỗi khi có tiền làm công, trước khi đi cạo mủ cao su, tôi còn chuẩn bị cho An phích nước sôi, gói mì tôm để ở bàn cho con ăn sáng. Có đận kinh tế khó khăn, An nhịn đói đến trường vậy".

Chia sẻ về chặng đường phía trước lo cho con gái học đại học, bà Vân dù đã tính trước là dành suất trợ cấp mất sức lao động từ Nhà nước của mình để An trang trải cuộc sống ở thành phố Vinh, nhưng trong lòng bà vẫn cánh cánh nỗi lo.

Số tiền 11 triệu đồng để An nộp học phí đầu năm học, bà Vân vừa phải vay mượn người thân. Còn số tiền 30 triệu đồng nợ trước đó khi lo chăm chồng lúc già yếu, con gái học cuối cấp vẫn chưa trả được. Chuẩn bị bước qua tuổi 60, bà Vân mang trong mình bệnh gan, huyết áp, xương khớp khiến sức khỏe giảm sút, da vàng bủng nhưng bà vẫn gắng đi cạo mủ cao su thuê để lấy tiền cho An học đại học.

"Con gái đỗ đại học là niềm vinh dự. Tôi sẽ dành suất trợ để An trang trải việc học tập ở thành phố Vinh. Còn chút sức khỏe, tôi sẽ tiếp tục đi cạo mủ cao su thuê, làm mảnh ruộng, nuôi thêm con gà để có thêm thu nhập".

Mẹ giúp con lúc đầu rồi con sẽ làm thêm

"Con chỉ nhận một phần tiền trợ cấp mất sức lao động của mẹ thôi, còn lại mẹ để dành chi tiêu lúc ốm đau, bệnh tật, bồi dưỡng sức khỏe. Nhập học xong, con sẽ xin đi làm thêm kiềm tiền ở thành phố Vinh để trang trải khi học đại học"- An nói với mẹ.

Khi cha mất cũng là năm An bước vào năm học lớp 12. Nỗi đau mất cha cộng với nỗi lo chặng đường học hành phía trước sẽ tốn kém chi phí tưởng như khiến An gục ngã.

Ngoài giờ học ở trường, Võ Thị Thanh An chăm sóc đàn gà bán lấy tiền mua sách vở, đồ dùng học tập.

An cố gắng học tập với quyết tâm thoát nghèo và đỗ vào Khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Vinh với 25,2 điểm (toán 9 điểm, hóa học 8,4 điểm, vật lý 7,8 điểm) là thành quả xứng đáng dành cho nữ sinh miền núi vượt qua nghèo khó vươn tới chân trời tri thức.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Văn Dương - bí thư Đảng ủy xã Xuân Bình, huyện Như Xuân cho biết: "Cháu Võ Thị Thanh An sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn, gia đình thuộc diện hộ cận nghèo của xã nhưng luôn cố gắng học tập, tu dưỡng, rèn luyện tốt.

An là đoàn viên tích cực tham gia hoạt động Đoàn thanh niên, công tác xã hội tại địa phương và là quần chúng ưu tú của thôn 12, xã Xuân Bình. Tháng 8 vừa qua, Võ Thị Thanh An đã được kết nạp vào Đảng. Đây là vinh dự, động lực để An tiếp tục phấn đấu, rèn luyện trong trường đại học và cuộc sống".

Chia sẻ về cô học trò nhỏ nhắn, kiệm lời của nhà trường, thầy giáo Lê Bá Long - hiệu trưởng Trường THPT Như Xuân 2 tâm sự: "Ngay từ khi bước vào lớp 10A đến lúc học xong lớp 12A, em Võ Thị Thanh An luôn cố gắng vượt qua hoàn cảnh khó khăn để học tập tốt.

Những năm qua, có nhà tài trợ đến trao học bổng cho học sinh, nhà trường đều dành cho An. Tiền học thêm, tiền gửi xe, nhà trường đều miễn phí cho An để em yên tâm học tập, phấn đấu trên con đường vươn tới tri thức".

Cuối buổi trò chuyện với chúng tôi, An được các chị ở Đoàn thanh niên xã Xuân Bình và Huyện đoàn Như Xuân hướng dẫn đăng ký trực tuyến ứng tuyển học bổng "Tiếp sức đến trường năm 2024" của báo Tuổi Trẻ.

"Dù phía trước còn nhiều khó khăn nhưng mình sẽ không bỏ cuộc và luôn nhớ lời cha căn dặn lúc lâm chung, nhớ lời mẹ động viên trước lúc nhập trường là chỉ có con đường học hành, tri thức mới thoát khỏi cảnh đói nghèo." - Võ Thị Thanh An tâm sự.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Đợi chồng lên chuyến xe trước, tôi lặng lẽ bắt chuyến xe sau. Tôi tận mắt chứng kiến cảnh Trương ôm cả chị Bình, lẫn đứa bé trên tay chị đầy âu yếm, đầy phấn khởi! Tôi quyết định xuất hiện, ba mặt một lời khiến chồng tôi không có cơ hội...
3 tuần trước - Thanh Liễu ra quyết định đi trữ đông trứng vào đúng sinh nhật tuổi 30 vì chưa muốn lấy chồng, thậm chí không chắc có kết hôn nhưng vẫn muốn có một đứa con.
3 tuần trước - Thanh Liễu ra quyết định đi trữ đông trứng vào đúng sinh nhật tuổi 30 vì chưa muốn lấy chồng, thậm chí không chắc sẽ kết hôn nhưng vẫn muốn có một đứa con.
3 tuần trước - Thanh Liễu ra quyết định đi trữ đông trứng vào đúng sinh nhật tuổi 30 vì chưa muốn lấy chồng, thậm chí không chắc sẽ kết hôn nhưng vẫn muốn có một đứa con.
1 tháng trước - Trung Quốc- Gần ngày cưới của con gái, bà Lã Thiên Mai bỗng dưng nhận được tin nhắn báo có ai đó đã chuyển 1,6 triệu bảng Anh, tương đương 55 tỷ đồng.
Xem tin bài khác
22 phút trước - Con đường dẫn vào Dền Thàng - xã nghèo nhất của huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai) - ngày thường vốn gian nan nay càng trắc trở gấp bội sau bão lũ. Đất đá sạt lở ngổn ngang, đường trơn trượt, hết đèo cao rồi lại vào đoạn cua gấp như thử thách...
22 phút trước - Khi chọn trường cho con, chúng tôi chỉ biết tìm hiểu về chương trình học cũng như cơ sở vật chất của trường mà đâu nghĩ đến chuyện là con phải đối diện với những áp lực đến từ bạn bè.
23 phút trước - Việc tốt sẽ có tính lan tỏa, nhất là việc tốt xuất phát từ những thành viên trong nhà. Lâu dần điều này trở thành nếp nhà, thành chất keo gắn kết, bởi đôi mắt ai cũng ngời sáng khi rủ rê nhau làm việc thiện.
41 phút trước - Bất đồng văn hóa, khác biệt trong suy nghĩ có thể đẩy hôn nhân của một người Nhật với bạn đời nước ngoài đến tan vỡ nhưng ly hôn không phải việc dễ làm.
1 giờ trước - 'Cha mẹ và vợ chết cả rồi, nhà cửa, tài sản mất trắng, sau trận lở núi chỉ còn ba cha con bơ vơ', người đàn ông dân tộc Dao Triệu Vần Phu (21 tuổi, ở bản Lũng Lỳ, Cao Bằng) đưa tay quệt nước mắt nói.