ttth247.com

Công điện hỏa tốc ứng phó bão Trà Mi

Bão Trà Mi do Việt Nam đặt tên

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, lúc 1 giờ sáng nay 23.10, bão Trà Mi có vị trí tâm ở vào khoảng 15,2 độ vĩ bắc; 125,4 độ kinh đông, trên vùng biển phía đông Philippines. Bão mạnh cấp 9 (75 - 88 km/giờ), giật cấp 11, di chuyển theo hướng tây bắc, tốc độ khoảng 20 km/giờ.

Công điện hỏa tốc ứng phó bão Trà Mi- Ảnh 1.

Bão Trà Mi đang tiếp cận Philippines, sắp đi vào Biển Đông

ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH

Đến 1 giờ ngày 24.10, bão Trà Mi ở vị trí 17,1 độ vĩ bắc; 122,1 độ kinh đông; trên đất liền phía đông đảo Luzon. Bão mạnh cấp 10, giật cấp 12.

Đến 1 giờ ngày 25.10, tâm bão ở trên vùng biển phía đông khu vực bắc Biển Đông. Bão mạnh cấp 10, giật cấp 12 và tiếp tục mạnh lên.

Bão Trà Mi (bão số 6) phức tạp, có thể mạnh thêm khi vào Biển Đông

Khoảng 1 giờ ngày 26.10, bão Trà Mi cách quần đảo Hoàng Sa 330 km về phía đông đông bắc. Bão mạnh cấp 11, giật cấp 14. Từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng tây, mỗi giờ đi được 15 - 20 km, cường độ tiếp tục mạnh thêm.

Theo cơ quan khí tượng, bão Trà Mi do Việt Nam đặt tên. Ý nghĩa của tên Trà Mi chỉ một loài hoa thuộc họ hoa hồng. Hoa Trà Mi còn có tên gọi khác là hoa Sơn Trà, hoa có tên khoa học là Camellia Japonica, thuộc chi chè. Hoa có nguồn gốc từ vùng Đông Á.

Ngoài tên quốc tế do Ủy ban Bão thống nhất từ đề xuất của các quốc gia, nhiều nước có hệ thống tên riêng như Philippines có hệ thống tên bão riêng, cơn bão Trà My được Philippines đặt tên là Kristine.

Trong khi đó, Việt Nam cũng đặt tên bão theo hệ thống riêng bằng các con số theo dãy số tự nhiên.

Dự báo thêm về cơn bão, ông Vũ Anh Tuấn, Phó trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, nhận định bão Trà Mi có xu hướng di chuyển lệch về phía tây bắc. Dự kiến khoảng ngày 24.10, bão sẽ vào Biển Đông và trở thành cơn bão số 6 trong năm 2024.

"Sau khi đi vào Biển Đông, bão có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng tây, cường độ mạnh thêm, khả năng khi vượt qua quần đảo Hoàng Sa thì đạt đến cấp 12, giật cấp 15 rồi hướng vào các tỉnh Trung bộ", ông Tuấn nói.

Bộ NN-PTNT tiếp tục gửi công điện ứng phó bão Trà Mi

Để chủ động ứng phó với diễn biến của bão, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT đã có công điện hỏa tốc đề nghị các bộ: Quốc phòng, Công an, TN-MT, GTVT, Công thương, TT-TT, Ngoại giao; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão.

Quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi; tổ chức kiểm đếm, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm.

Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu. Các cơ quan báo chí tăng cường các biện pháp thông tin về diễn biến của bão đến các cấp chính quyền, chủ các phương tiện hoạt động trên biển và người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó.

Trực ban 24/24 giờ, thường xuyên báo cáo về Bộ NN-PTNT (qua Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai).

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
1 ngày trước - Đêm qua, áp thấp nhiệt đới ở khu vực phía Đông Philippines đã mạnh lên thành bão Trà Mi (bão Trami). Hướng di chuyển của bão được dự báo đi vào Biển Đông nên cần khẩn cấp triển khai các biện pháp ứng phó.
1 ngày trước - Theo dự báo, khoảng ngày 25.10, cơn bão có tên quốc tế là Trà Mi sẽ vượt qua đảo Luzon (Philippines) để đi vào Biển Đông.
12 giờ trước - Dự báo chiều 24-10, bão Trami (bão Trà Mi) đi vào Biển Đông, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các tỉnh, thành ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận thông báo ngay cho các tàu thuyền di chuyển đến nơi an toàn.
1 tháng trước - Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội có khả năng trên mức báo động 2 và dưới báo động 3. 9h30 sáng nay, tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết thủy điện Hòa Bình không còn xả đáy, thủy điện Tuyên Quang còn mở 5 cửa xả lũ.
1 tháng trước - Đến trưa 10-9, bão số 3 và mưa lớn hoàn lưu sau bão gây ra lũ lụt, sạt lở đất làm 82 người chết, 64 người mất tích, gần 50.000 nhà bị hư hỏng, thiệt hại.
Xem tin bài khác
2 phút trước - Sau khi mở rộng hẻm ở quận 3 (TP.HCM), cột điện vẫn nằm ở vị trí cũ, chắn giữa đường. Địa phương đề nghị điện lực sớm xử lý nhưng chưa thấy phản hồi.
2 phút trước - Khó hiểu và bức xúc là những phản hồi của nhiều bạn đọc, người dân tìm đến Tuổi Trẻ Online về câu chuyện phà Bình Quới ngưng chạy. Người dân đang chờ cách giải quyết hợp lý từ UBND quận Bình Thạnh và Sở Tài nguyên môi trường.
2 phút trước - Cần Thơ hội đủ điều kiện, lợi thế để phát triển bứt phá, tạo sự lan tỏa cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng thành phố chưa tận dụng được những thuận lợi này để phát triển xứng tầm với vị thế của một 'anh cả' trong vùng. Lãnh đạo thành...
2 phút trước - Bên cạnh việc sửa đổi Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, các cơ quan liên quan cần tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, bảo đảm sự đồng bộ.
2 phút trước - Sau nhiều lần đấu giá không thành, cơ quan chức năng hạ giá mạnh khối gỗ và đưa vào đấu giá chung lô gỗ tang vật của vụ phá rừng.