ttth247.com

Công thức làm 600km metro ở Hà Nội

Việc phát triển đô thị theo định hướng lấy giao thông công cộng làm trung tâm (TOD) là chìa khóa để Hà Nội hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị, tạo điều kiện tăng giá trị đất đai và phát triển các trung tâm kinh tế mới.

Theo đề án đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị giai đoạn 2024 - 2045, TP Hà Nội dự kiến hoàn thiện khoảng 12 tuyến đường sắt đô thị (khoảng 600km) với tổng mức đầu tư gần 50 tỷ USD. Trong đó, từ nay đến năm 2030 cần 14,6 tỷ USD để hoàn thành 96km; giai đoạn 2031-2035, cần 22,5 tỷ USD làm 301km; giai đoạn 2036-2045 cần 18,2 tỷ USD làm 200km.

Gần 20 năm triển khai mới có 2 tuyến đường sắt đô thị

Thực tế cho thấy, việc xây dựng các tuyến đường sắt đô thị trên địa bàn Thủ đô gặp rất nhiều khó khăn. Qua gần 20 năm triển khai, trên địa bàn thành phố hiện có 2 tuyến đường sắt đô thị (Cát Linh - Hà Đông và đoạn trên cao tuyến Nhổn - ga Hà Nội) hoạt động. Do vậy, nếu vẫn xây dựng như phương án hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng rất khó để Hà Nội hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị như quy hoạch.

Sau 15 năm xây dựng, vào tháng 8/2024, Hà Nội đã đưa tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội đoạn trên cao vào khai thác thương mại. Ảnh: Phan Anh

Sau 15 năm xây dựng, vào tháng 8/2024, Hà Nội đã đưa tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội đoạn trên cao vào khai thác thương mại. Ảnh: Phan Anh

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn từng nêu thực tế tính cả quá trình đầu tư, hai tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội và Cát Linh - Hà Đông mất từ 10-15 năm mới đưa vào khai thác thương mại. “Giả thiết có 10 tuyến và làm theo phương pháp từng tuyến một thì chúng ta phải mất khoảng 100 năm may ra mới hoàn thành, quá bất cập”, ông Tuấn lo ngại.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cũng từng nêu thực tế tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội xây dựng 15 năm chưa xong (đang xây dựng đoạn đi ngầm). Do vậy, theo ông Thanh, không nên làm từng tuyến một như hiện nay, mà cần làm tổng thể các tuyến đường sắt như quy hoạch.

Gửi tham luận tới Hội thảo khoa học cấp quốc gia "Tầm nhìn mới, cơ hội mới xây dựng Thủ đô Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại, thành phố kết nối toàn cầu”, ông Khuất Việt Hùng, Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải (Bộ GTVT) cho biết, Hà Nội là một trong các thành phố có mật độ dân số lớn trên thế giới với hơn 8,5 triệu người đang sống và làm việc. Với quá trình đô thị hóa và sự phát triển nhanh chóng về dân số, Hà Nội đang chịu sức ép rất lớn về phát triển hệ thống hạ tầng giao thông nhằm giảm thiểu sự ùn tắc và vấn đề ô nhiễm môi trường.

Trong khi đó, việc triển khai đầu tư các tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội không đạt mục tiêu đề ra, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển và giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn các thành phố trong thời gian qua. Do đó, theo ông Khuất Việt Hùng, nhu cầu xây dựng mạng lưới đường sắt đô thị đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết để giải quyết các vấn đề trên cho Thủ đô.

Cơ hội lịch sử để hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị

Để hoàn thành mạng lưới đường sắt đô thị ở Hà Nội, theo ông Khuất Việt Hùng, thành phố phải ưu tiên nguồn lực đầu tư cho đường sắt thông qua nguồn tăng thu, tiết kiệm chi và khai thác hiệu quả từ quỹ đất. Ngoài ra, Trung ương cũng cần bổ sung ngân sách cho TP Hà Nội để đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị.

Các cơ quan chức năng cần cho phép TP Hà Nội căn cứ Quy hoạch chung Thủ đô hoặc Đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đã được phê duyệt làm cơ sở quyết định chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư xây dựng dự án các tuyến đường sắt đô thị.

Sau gần 20 năm xây dựng, đến nay, Hà Nội mới có 2 tuyến đường sắt đô thị hoạt động. Ảnh: Thạch Thảo

Sau gần 20 năm xây dựng, đến nay, Hà Nội mới có 2 tuyến đường sắt đô thị hoạt động. Ảnh: Thạch Thảo

Ngoài ra, TP Hà Nội cũng cần quy hoạch khu vực phát triển đô thị theo định hướng lấy giao thông công cộng làm trung tâm (TOD) theo tỷ lệ 1/2000 để quản lý, dự trữ đất cho phát triển đường sắt đô thị và phát triển đô thị trong khu vực TOD.

Về vấn đề phát triển mạng lưới đường sắt theo mô hình TOD, ông Nguyễn Cao Minh, Trưởng ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội cho rằng, đây là chiến lược chủ đạo để thúc đẩy sự phát triển đô thị năng động, bền vững. Đây là một mô hình quy hoạch đô thị tiên tiến, tận dụng tối đa hệ thống giao thông công cộng với lượng người sử dụng lớn.

Theo ông Nguyễn Cao Minh, Hà Nội đang đứng trước một cơ hội lịch sử để triển khai TOD trong chiến lược phát triển đô thị dài hạn. Chính sách này không chỉ giúp tối ưu hóa việc sử dụng đất, mà còn giảm tắc nghẽn giao thông, giảm phát thải và cải thiện chất lượng không gian công cộng. Điều này còn là chìa khóa gia tăng giá trị đất đai và tạo điều kiện phát triển các trung tâm kinh tế mới.

“Điều này không chỉ giúp thành phố tận dụng hiệu quả các khoản đầu tư lớn vào hạ tầng giao thông công cộng như đường sắt đô thị, mà còn cải thiện nguồn cung nhà ở hiện có, đồng thời phát triển thêm nhà ở mới cùng các trung tâm kinh tế quanh các nút giao thông chiến lược”, ông Nguyễn Cao Minh chia sẻ.

Source: 24h.com.vn

Các bài tương tự
5 ngày trước - Sáng 16-10 tại TP Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
5 ngày trước - Cần Thơ - Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành và địa phương gỡ khó khăn, tăng tốc để miền Tây có 600km cao tốc vào năm 2025 và năm 2030 hoàn thành 1.200km.
2 tuần trước - Với tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, nếu đầu tư công sẽ sử dụng 100% vốn ngân sách, có thể cân đối từ nguồn thu chi.
2 tuần trước - Dự án phát triển tích hợp thích ứng tỉnh Quảng Nam với tổng vốn 113 triệu USD, trong đó nạo vét 60km sông Trường Giang, xây mới 6 cây cầu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
1 tháng trước - Từ sản xuất vật liệu xanh đến xây dựng các công trình xanh đang là xu hướng của ngành xây dựng trong nước, thậm chí trở thành tiêu chuẩn bắt buộc.
Xem tin bài khác
21 phút trước - Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về “Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam” thực sự là luồng gió tạo ra sinh khí mới để thúc đẩy quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
22 phút trước - Lưu lượng nước về hồ cao trong khi đỉnh triều cường đã qua, thủy điện Trị An xả lũ qua đập tràn đợt 3 để điều tiết hồ chứa vào lúc 10h ngày 23-10.
22 phút trước - Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan nêu rõ thuốc là mặt hàng đặc biệt, nên quản lý giá thuốc cũng là việc rất quan trọng.
22 phút trước - Sáng 22-10, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức trọng thể Lễ bàn giao công tác giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch nước Lương Cường.
22 phút trước - Sáng 22-10, lực lượng cảnh sát giao thông - trật tự quận 11 (TP.HCM) đã lập biên bản người đàn ông chặn xe cấp cứu đang làm nhiệm vụ tại giao lộ Lữ Gia - Nguyễn Thị Nhỏ.