ttth247.com

Cứu thai phụ tiền sản giật nặng khi sinh con lần 7

Hà NộiNgười phụ nữ mang thai lần 7 ở tuần 36 thì co giật, mắt mờ, huyết áp cao, được chẩn đoán tiền sản giật, bác sĩ mổ cứu cả mẹ lẫn con.

Người phụ nữ sống tại Đài Loan, dự định sinh con thứ 7 tại Việt Nam. Ở tuần thai 35, chị đau đầu, mất ngủ, uống thuốc giảm đau không hiệu quả. Sau đó, hai chân thai phụ phù to, huyết áp cao 159/95 mmHg, đau đầu dữ dội, co giật nhẹ, mắt nhìn mờ.

Khám tại Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội, thai phụ được chẩn đoán bị tiền sản giật, chỉ định nhập viện ở tuần thai 36. Song, tình trạng đau đầu của bệnh nhân không thuyên giảm, huyết áp không ổn định, các bác sĩ hội chẩn, chuyển mổ cấp cứu.

Ca mổ đã thành công, mẹ tròn con vuông, hiện sức khỏe ổn định.

Ngày 7/10, bác sĩ Cao Thị Thúy Hà, đánh giá đây là một ca tiền sản giật nặng với nhiều yếu tố rủi ro bao gồm: bệnh nhân lớn tuổi, đã trải qua nhiều lần sinh nở trước, tiền sử tiểu đường thai kỳ, béo phì. Sản phụ sinh thường 5 lần, song vào lần sinh bé thứ 6 xảy ra tình trạng băng huyết sau sinh, phải truyền máu 3 ngày sau đó.

"Cân nhắc đầy đủ tiền sử và tình trạng thực tế trong quá trình bệnh nhân nhập viện, chúng tôi đã thực hiện song song việc thắt động mạch tử cung trong khi mổ sinh và kết hợp các thuốc tăng co để ngăn ngừa băng huyết", bác sĩ Hà nói.

Thai phụ tiền sản giật nặng trong lần sinh thứ 7, được cấp cứu thành công. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Thai phụ tiền sản giật nặng trong lần sinh thứ 7, được cấp cứu thành công. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Tiền sản giật là một biến chứng thai kỳ, đặc trưng bởi huyết áp cao và dễ gây tổn thương đến các cơ quan khác, thường là gan và thận. Hiện tượng này có thể xảy ra sớm sau tuần thai thứ 20, nhưng rất hiếm. Đa phần các triệu chứng chỉ xuất hiện sau tuần thai thứ 32 (khoảng 3 tháng cuối thai kỳ).

Tiền sản giật gây nguy cơ tăng trưởng chậm ở thai nhi, khiến con sinh ra nhẹ cân và suy dinh dưỡng, gây nên các biến chứng về tim mạch, thận cho mẹ bầu. Trong trường hợp nặng có thể ảnh hưởng tính mạng của cả mẹ bầu và em bé.

Dấu hiệu đầu tiên của tiền sản giật thường là tăng huyết áp thai kỳ. Vì vậy, thai phụ cần được theo dõi huyết áp từ những ngày đầu mang thai, đều đặn kiểm tra trong suốt thai kỳ. Huyết áp vượt quá 140/90 mmHg, được ghi nhận trong hai lần, cách nhau ít nhất 4 giờ, được đánh giá là bất thường.

Ngoài ra, các biểu hiện khác bao gồm: Protein dư thừa trong nước tiểu; nhức đầu dữ dội; thay đổi về thị lực, bao gồm mất thị lực tạm thời, mờ mắt hoặc nhạy cảm với ánh sáng; đau bụng trên, thường là phía bên phải dưới xương sườn; buồn nôn và nôn; lượng nước tiểu giảm; khó thở; tăng cân đột ngột (hơn 2kg/tuần); sưng (phù) đặc biệt là ở mặt và tay, chân.

Ở một số mẹ bầu, đôi khi các dấu hiệu diễn tiến âm thầm, khó nhận biết. Thai phụ nên đi thăm khám định kỳ với bác sĩ sản khoa để có thể tầm soát và đưa ra lộ trình điều trị hiệu quả nhất.

Lê Nga

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
2 tuần trước - Hà Nội- Người phụ nữ 34 tuổi, mang thai 40 tuần, nhập viện trong tình trạng ối xanh, đầu con lọt thấp nhưng muốn kéo dài thai kỳ vì sợ sinh con mồng một.
1 tháng trước - TP HCM- Chị Hoa, 41 tuổi, mang thai lần đầu bị tiền sản giật chuyển nặng phải sinh mổ ở tuần 26, bé chỉ nặng 900 g được chăm sóc tích cực.
1 tháng trước - Hà Nội- Chị Thoa, 34 tuổi, bẩm sinh chỉ có một thận, mang thai đến tuần 35 bị mờ mắt, huyết áp tăng do tiền sản giật, phải sinh mổ khẩn cấp.
4 ngày trước - Rau bong non là một cấp cứu sản khoa thường xảy ra 3 tháng cuối thai kỳ, là bệnh lý nặng toàn thân, biến chuyển nhanh chóng, tỉ lệ tử vong con có thể lên đến 100%. Đặc biệt, rau bong non có thể để lại các di chứng khác hết sức nguy hiểm...
2 tuần trước - Hà Nội- Vừa biết mang thai, Lam, 31 tuổi đặt "combo" thuốc bổ gồm nhiều loại vitamin như E, D, C, canxi, sắt, sau vài tuần uống xuất hiện táo bón nặng, mệt mỏi.
Xem tin bài khác
11 phút trước - Duy trì lối sống lành mạnh, lại chưa từng hút thuốc lá, John Vennalally-Rao sốc nặng khi nhận chẩn đoán ung thư phổi và đại tràng.
16 phút trước - Các loại cá béo, quả mọng, hạt chứa omega-3, các loại vitamin và chất chống oxy hóa hỗ trợ chức năng não bộ, tăng khả năng tập trung, tỉnh táo.
16 phút trước - Cà phê, nước ngọt, rượu, thịt chế biến sẵn và thực phẩm chiên chứa chất kích thích, caffein, muối, ảnh hưởng đến não, làm tăng căng thẳng, lo âu.
16 phút trước - Ấn mạnh vào động mạch cảnh, còn gọi là "bắt pen", có thể gây thiếu máu não, ngất xỉu, đột quỵ, khiến não tổn thương khó phục hồi.
16 phút trước - Tôi cố gắng ăn uống lành mạnh, tập luyện chăm chỉ, nhưng chỉ giảm cân được một thời gian, sau đó béo trở lại, vì sao như vậy? (Hằng, 31 tuổi, Hà Nội)