ttth247.com

Điều trị tinh trùng phân mảnh thế nào để có con?

Vợ chồng tôi hiếm muộn 5 năm, 90% tinh trùng của chồng phân mảnh, thụ tinh ống nghiệm một chu kỳ chỉ tạo được hai phôi loại ba, chuyển phôi thất bại.

Chồng tôi phải điều trị tình trạng này thế nào để chúng tôi sớm có con? (Minh Nguyệt, TP HCM)

Trả lời:

Tinh trùng gồm phần đầu, thân và đuôi. Phần đầu mang bộ nhiễm sắc thể, chứa DNA được đóng xoắn, nén lại rất chặt ở bên trong nhân. Khi quá trình đóng xoắn này diễn ra không toàn diện, sợi DNA sẽ bị tách rời hoặc tổn thương cấu trúc, phá vỡ thành các mảnh nhỏ.

Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân như tiếp xúc với môi trường chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ; thói quen ít vận động; chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia. Mặc đồ bó sát hoặc để máy tính trên đùi khiến nhiệt độ vùng kín luôn ở mức cao cũng ảnh hưởng đến tinh trùng.

Nguyên nhân khác là mắc các bệnh lý nam khoa, nhiễm trùng tuyến sinh dục, viêm đường tiết niệu, giãn tĩnh mạch thừng tinh hoặc đang điều trị bệnh ung thư có hóa hoặc xạ trị. Ngay cả khi không có các yếu tố trên, tinh trùng cũng có khả năng bị phân mảnh do bản thân quá trình tái tổ hợp nhiễm sắc thể ở giai đoạn hình thành tinh trùng có sai sót.

Phân mảnh tinh trùng được chẩn đoán thông qua xét nghiệm, mức độ được phân loại dựa trên các chỉ số DFI (tỷ lệ đứt gãy của tinh trùng). Thông thường, chỉ số DFI dưới 20% là bình thường, lớn hơn 20% là cao. Chồng bạn có tỷ lệ này lên đến 90% là rất cao, có thể do một nguyên nhân hoặc nhiều nguyên nhân chồng chéo. Do đó, chồng bạn nên đến Trung tâm Hỗ trợ sinh sản để được khám toàn diện, thực hiện các xét nghiệm cần thiết để được chẩn đoán chính xác.

Tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh (IVF Tâm Anh), tùy tình trạng và nguyên nhân, các bác sĩ điều trị phù hợp nhất cho người bệnh. Các phương pháp điều trị độc lập hoặc phối hợp như dùng thuốc, tiểu phẫu hoặc phẫu thuật can thiệp giúp cải thiện khả năng sinh sản, sinh lý.

Chuyên viên phôi học thực hiện các kỹ thuật chuyên sâu như lọc rửa tinh trùng trong phòng lab. Ảnh: IVF Tâm Anh

Chuyên viên phôi học thực hiện các kỹ thuật chuyên sâu như lọc rửa tinh trùng trong phòng lab. Ảnh: IVF Tâm Anh

Phương pháp điều trị thụ tinh ống nghiệm tại IVF Tâm Anh ứng dụng quy trình lọc rửa tinh trùng bằng hệ thống máy ly tâm. Gần như 100% tinh trùng phân mảnh được loại bỏ, chỉ còn lại tinh binh khỏe mạnh bình thường ở phần cặn lắng. Với kỹ thuật kỹ thuật ICSI, chuyên viên phôi học lựa chọn tinh trùng khỏe mạnh để tiêm vào bào tương noãn nhằm tăng tỷ lệ thụ tinh. Phôi được nuôi cấy trong hệ thống phòng labo và tủ nuôi cấy phôi tối ưu mọi điều kiện về áp suất, độ ẩm, ánh sáng, khí, độ pH để thu được nhiều phôi ngày 5 chất lượng tốt.

Vợ chồng lớn tuổi nên thực hiện thêm kỹ thuật sinh thiết phôi sàng lọc di truyền tiền làm tổ (PGT) Từ đó, chuyên viên phôi học lựa chọn phôi không mang bất thường di truyền để chuyển vào lòng tử cung của người phụ nữ, tăng tỷ lệ đậu thai và sinh con khỏe mạnh.

ThS.BS.CKII Dương Quang Huy
Trưởng Đơn vị Nam học
Trung tâm Hỗ trợ sinh sản
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Độc giả gửi câu hỏi về vô sinh hiếm muộn tại đây để bác sĩ giải đáp

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
2 tuần trước - Tôi kết hôn 4 năm chưa có con, đi khám phát hiện tinh trùng dị dạng 100%, dẫn đến vô sinh. Tình trạng này do nguyên nhân nào, nên điều trị thế nào? (Lê Công, Bình Dương)
1 tháng trước - Tôi kết hôn 7 năm, sảy thai liên tiếp 7 lần ở giai đoạn sớm, gồm cả thai tự nhiên và thụ tinh ống nghiệm (IVF).
1 tuần trước - Tôi kết hôn 4 năm chưa có con, tinh dịch đồ không có tinh trùng, vô sinh, xét nghiệm di truyền phát hiện mắc hội chứng Klinefelter.
10 giờ trước - Khi xã hội ngày càng phát triển, kiến thức về sức khỏe giới tính được đề cập phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng thì rất nhiều bệnh nhân đã vượt qua được nỗi ngại ngùng để gõ cửa các cơ sở khám chữa bệnh nam khoa.
1 tháng trước - Tôi kết hôn 4 năm, mang thai tự nhiên ba lần đều sảy. Thụ tinh ống nghiệm (IVF) chuyển phôi hai lần cũng sảy thai sớm.
Xem tin bài khác
52 phút trước - Ứng dụng in 3D trong y tế tại Đông Nam Á chưa phát triển, Việt Nam hoàn toàn có tiềm năng phát triển sản phẩm trong lĩnh vực này.
52 phút trước - Đó là chia sẻ bà Lê Hồng Nga (phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM) trong nội dung trình bày về chiến dịch phòng, chống dịch sởi tại TP.HCM.
1 giờ trước - Đầu nhọn tăm có thể tổn hại men răng, chảy máu nướu dẫn đến tụt nướu, lộ chân răng gây ê buốt, tạo khe hở thưa kẽ giữa các răng.
2 giờ trước - Phụ nữ nên sàng lọc ung thư cổ tử cung, ung thư vú, kiểm tra cholesterol để bảo vệ sức khỏe tổng thể, chữa trị sớm khi phát hiện bệnh.
3 giờ trước - Phó bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Phước Lộc cho rằng nhiều kỹ thuật y tế tại TP đã phát triển ngang tầm với thế giới, cần tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất.