ttth247.com

Doanh thu F&B Việt Nam đứng thứ 3 ASEAN, nữ tướng "dân tài chính" Katinat khuấy đảo thị trường

12/09/2024 09:57 AM | Bán lẻ

Với dân số hơn 100 triệu người cùng tầng lớp trung lưu đang gia tăng nhanh chóng, Việt Nam được ví như mảnh đất màu mỡ cho ngành nguyên liệu F&B.

Doanh thu F&B Việt Nam đứng thứ 3 ASEAN, nữ tướng "dân tài chính" Katinat khuấy đảo thị trường- Ảnh 1.

DOANH THU NGÀNH F&B VIỆT NAM ĐỨNG THỨ 3 ASEAN

Theo thông tin tại Fi Việt Nam 2024 (triển lãm hàng năm trong ngành F&B, nằm trong chuỗi triển lãm Fi Global), ngành F&B Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển vượt bậc, với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm ấn tượng đạt 10 - 12%.

Đáng chú ý, trong khu vực Đông Nam Á, doanh thu ngành thực phẩm Việt Nam năm 2023 đã vươn lên vị trí thứ ba, chỉ đứng sau Indonesia và Philippines.

Số liệu từ iPOS.vn cho biết, 6 tháng đầu năm 2024, tổng doanh thu ngành F&B cán mốc 403,9 nghìn tỷ đồng (tương đương 16,1 tỷ USD), đạt 68,46% doanh thu của cả năm 2023. Tính tới hết tháng 6/2024, cả nước có khoảng 304.700 cửa hàng, giảm khoảng 3,9% so với năm ngoái.

Như vậy, có ít nhất 30.000 cửa hàng trên toàn quốc đã đóng cửa, cùng với số lượng mở mới có phần hạn chế. Đây được xem là hậu quả do suy thoái kinh tế.

Dù vậy, sự khó khăn của nền kinh tế không làm giảm đi niềm yêu thích ẩm thực của người Việt Nam. Khảo sát từ iPOS.vn ghi nhận, có đến 61,2% doanh nghiệp chỉ cố gắng duy trì quy mô kinh doanh như hiện tại. Sau 6 tháng kinh doanh của năm 2024, hiện đến 34,4% doanh nghiệp dự kiến mở rộng thêm cơ sở mới.

Báo cáo triển vọng ngành F&B của Kirin Capital dự báo lĩnh vực F&B tại Việt Nam năm 2024 sẽ tăng 10,92% so với năm 2023, đạt mốc hơn 655.000 tỷ đồng (khoảng 26,2 tỷ USD). Những dịp lễ hội, nắm bắt được xu hướng tiêu dùng mới và nhu cầu tiêu dùng cuối năm là cơ hội cho ngành thời gian tới.

SỰ KHUẤY ĐẢO CỦA 'DÂN TÀI CHÍNH'

Mùa Trung thu 2024 đang làm sôi nổi lại ngành F&B, và thị trường chứng kiến sự soán ngôi mới. Trong đó, “tân binh” Katinat tiếp tục vượt qua “đàn anh” để dẫn đầu tương tác trên mạng xã hội.

Báo cáo mới nhất từ YouNet Media ghi nhận, có hơn 2,25 triệu tương tác, 220.050 thảo luận được tạo ra từ TOP 10 chuỗi cà phê trong gần 2 tháng (1/7-22/8/2024). Bên cạnh các hoạt động truyền thông thường thấy thì sự nhộn nhịp này đến từ các bộ sưu tập bánh Trung Thu với đa dạng câu chuyện, ‘concept’ khác nhau.

Doanh thu F&B Việt Nam đứng thứ 3 ASEAN, nữ tướng "dân tài chính" Katinat khuấy đảo thị trường- Ảnh 2.

Katinat Coffee & Tea House, Phúc Long Coffee & Tea và Highlands Coffee là TOP 3 chuỗi cà phê HOT nhất, tạo ra 146.190 thảo luận, chiếm đến 66,4% thị phần thảo luận của TOP 10 thương hiệu.

Đáng chú ý nhất là Katinat khi thương hiệu này đã vượt mặt “quán quân” ở nửa đầu quý 2/2024 là Highlands để trở thành thương hiệu HOT nhất MXH. Katinat “về đích” với 62.700 thảo luận, tăng gần gấp 2 lần so với cùng kỳ quý trước.

Katinat Saigon Kafe hiện là một trong những thương hiệu cà phê phát triển mạnh mẽ nhất trong các chuỗi cửa hàng cà phê tại khu vực Tp.HCM. Dù bắt đầu vào năm 2016 nhưng mãi đến tháng 11/2020, Công ty Café Katinat mới chính thức đăng ký thành lập.

Theo dữ liệu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, CTCP Café Katinat có vốn điều lệ 38 tỷ đồng, trong đó bà Trương Nguyễn Thiên Kim nắm 84,2% cổ phần, hai cổ đông Lê Ngọc Khánh và Chủ tịch Đinh Việt Hà cùng nắm gần 7,9% vốn.

Đáng nói, bà Thiên Kim là dân tài chính, tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Tài chính, Lưu chuyển tiền tệ và Tín dụng, cử ngân ngành Tài chính - Ngân hàng tại Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM. Bà từng đảm nhận nhiều vị trí tại các doanh nghiệp tài chính như Chứng khoán Bảo Việt, Ngân hàng Đông Á…

Những năm gần đây, bà Kim “tay ngang”nhảy vào khởi nghiệp mảng F&B và ghi nhận thành công với 2 chuỗi đình đám Katinat và Phê La (hiện bà Thiên Kim là cổ đông sáng lập và chi phối 51% cổ phần trong tổng vốn điều lệ 180 tỷ đồng).

Một pháp nhân khác liên quan đến bà Thiên Kim là CTCP D1 Concepts. D1 Concepts là đơn vị sở hữu nhiều thương hiệu ẩm thực như San Fu Lou, Dì Mai, Sorae, CaféDa, Sens.

Source: cafebiz.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - 'Kỳ tích' kinh doanh của AEON trong giai đoạn khó khăn như hiện tại, đang tạo rất nhiều cảm hứng cho các đồng hương Nhật Bản khác quyết tâm chinh phục thị trường Việt Nam. Trong năm 2024, MUJI sắp chạm đến con số 13 cửa hàng, UNIQLO là...
3 tuần trước - Để có được chỗ đứng trên thị trường quốc tế, các công ty F&B Trung Quốc đang áp dụng nhiều chiến lược khác nhau, chẳng hạn như nhượng quyền thương mại, quản lý chuỗi cung ứng…
1 tuần trước - Thương hiệu về sức khỏe – làm đẹp đến từ Malaysia Yukazan đang có một năm 2024 bận rộn khi cùng lúc mở rộng thị trường sang Việt Nam, Brunei, Singapore và Indonesia. Sau hơn chục năm kế nghiệp, CEO 8x Lee Joyce cùng em trai của mình đã...
1 tháng trước - Trong khi Highlands chọn cách xuất hiện ở các vị trí đắc địa, Trung Nguyên đẩy mạnh chiến lược phát triển ở nước ngoài, The Coffee House lại đang thu hẹp thị phần.
3 tuần trước - Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, người tiêu dùng thắt chặt, nhiều "tay chơi" vẫn chọn miếng bánh ''béo bở" khi gia nhập thị trường F&B. Đáng chú ý, cùng tranh thị phần tỷ USD, cộng đồng mạng thời gian gần đây phát hiện loạt điểm chung dẫn...
Xem tin bài khác
8 phút trước - Tổng hợp toàn bộ tin vắn nổi bật liên quan đến doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán.
53 phút trước - Để khuyến khích phát triển nhà ở xã hội, nhà lưu trú cho công nhân, nhà trọ cho thuê, nhiều kiến nghị, đề xuất giảm các loại thuế như thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân…
4 giờ trước - Lãi suất giảm sẽ tác động như thế nào đến hàng nghìn tỷ USD trong các chứng chỉ tiền gửi và tài khoản tiết kiệm lợi suất cao?
4 giờ trước - Nhìn rộng hơn từ đầu năm, thị giá CTP đã “leo dốc” tới 722% chỉ sau chưa đầy 9 tháng, vốn hóa theo đó đạt khoảng 448 tỷ đồng.
4 giờ trước - Vốn hóa thị trường của doanh nghiệp này vừa tăng vọt lên xấp xỉ 10.000 tỷ đồng, mức kỷ lục kể từ khi niêm yết năm 2006.