ttth247.com

Đời du cư - Bài 3: Lán trại là nhà

Chúng tôi tìm đến các lán trại san sát nhau cạnh một công trường xây dựng ở P.Thạnh Mỹ Lợi (TP.Thủ Đức).

Đường dẫn vào các lán trại là một lối mòn với nhiều cỏ dại và ổ gà. Trước khu lán trại, vỏ chai và vật liệu xây dựng vứt bừa bãi; bên cạnh là một ao nước đen ngòm đầy rác thải, bốc lên mùi ngai ngái khó chịu.

Các cánh thợ hồ không thuê nhà trọ mà đi theo công trình, họ nhận việc và được chủ đầu tư cho mượn vật liệu để dựng những ngôi nhà tạm bợ như thế này để ở. Có lẽ họ cũng bất ngờ khi được gọi với cái tên mỹ miều: "người du cư... trong thành phố".

SỐNG TẠM

Chúng tôi đếm vội cũng được gần chục ngôi nhà, nhưng tìm mãi mới thấy một khu vệ sinh. Nhà vệ sinh gồm 4 ngăn nhỏ, chỉ độ vài mét vuông. Bệ xây có vẻ được làm khá cẩn thận, nhưng "tường" được che chắn bởi những tấm bạt, mảnh vải; còn mái được lợp bằng tôn.

Đời du cư - Bài 3: Lán trại là nhà- Ảnh 1.

Lán trại của công nhân nằm cạnh các tòa nhà cao tầng

ẢNH: UYỂN NHI

Lọt thỏm giữa khu lán trại, chị Kim Thị Oanh Thi (43 tuổi, quê H.Trà Cú, Trà Vinh) với dáng người đậm, khuôn mặt đỏ bừng vì rám nắng, đang giặt áo quần và lụi cụi nấu cơm tối. Thấy chúng tôi, chị đon đả chạy ra, nhiệt tình dẫn chúng tôi vào.

Mới nhận lương nên chị Thi làm món canh khổ qua nhồi thịt đãi gia đình. Còn những ngày thường, không có con cái ở nhà, vợ chồng chị dè sẻn chi tiêu, ăn cá hoặc trứng gà qua bữa.

Đời du cư - Bài 3: Lán trại là nhà- Ảnh 2.

Chị Thi làm món canh khổ qua nhồi thịt đãi gia đình

ẢNH: UYỂN NHI

Hồi trước, vợ chồng chị Thi làmthợ hồ ở quê, nhưng tiền công không được bao nhiêu, cộng thêm không có ruộng vườn để làm ăn. Nghe hàng xóm mách nước lên TP.HCM làm thợ hồ được nhiều tiền, vợ chồng chị Thi đi luôn; tính đến nay cũng đã hơn 13 năm.

Chị không nhớ mình đã xây được bao nhiêu ngôi nhà và chuyển lán trại bao nhiêu lần, chỉ nhớ là rất nhiều. Gia đình chị Thi cũng chứng kiến bao đổi thay của TP.HCM, từ những mảnh đất trống cho tới khi những nhà cao tầng mọc lên như nấm.

Những cánh thợ ở đây mỗi người một quê nhưng đi theo nhóm với nhau đã gần chục năm. Phần lớn là đàn ông, ai làm "cứng" thì là thợ chính, những công việc còn lại chia nhau ra làm. Còn phụ nữ chỉ được vài người, thường làm phụ hồ, những việc lặt vặt và nấu nướng.

Thợ hồ lãnh lương theo công, như chị Thi làm thợ phụ, tháng nào nhiều việc chị nhận gần 9 triệu đồng. Còn chồng chị làm thợ chính, nếu có tăng ca trung bình kiếm được hơn 15 triệu đồng/tháng. Số tiền này mỗi tháng hầu như không còn dư sau khi chi tiêu các khoản ăn uống, sinh hoạt và gửi tiền về quê gần 4 triệu đồng cho mẹ già bị bệnh tai biến.

"Mẹ tôi ở nhà bệnh nặng nên đi bệnh viện suốt. Tôi không muốn lên đây chút nào nhưng phải kiếm tiền để lo cho mẹ nên phải chịu", chị Thi nghẹn ngào.

Chị Thi nói chị có muôn vàn nỗi lo nhưng sợ nhất là đổ bệnh, bởi bình thường đã phải tốn kém đủ thứ tiền, huống gì lúc bệnh lấy tiền đâu ra để điều trị. Chị kể có lần chị bị sốt cao 39 độ C, do sợ tốn tiền nên không đi thăm khám.

PHỤ HỒ… KHÔNG ĐỢI TUỔI

Chúng tôi bước vào lán trại của gia đình chị Thi. Phòng rộng chừng 7 m2 được làm bằng các tấm cốp pha kê tạm, cánh cửa bằng tôn khi đẩy vào thì cứ chực bật ra. Ngổn ngang áo quần vắt trên ống thép căng một góc nhà, còn lại là nồi niêu xoong chảo vứt mỗi nơi một chiếc. Mùi ẩm mốc bốc lên khó chịu.

Đời du cư - Bài 3: Lán trại là nhà- Ảnh 3.

Con gái lớn của chị Thi làm phụ hồ cũng được 4 năm nay

ẢNH: UYỂN NHI

Để ý mới thấy, gia đình chị không có tủ lạnh mà sử dụng thùng xốp để bảo quản thức ăn. Tài sản quý giá nhất có lẽ là một chiếc bếp gas và 3 chiếc quạt "thương binh" bé tẹo. Mặc dù trời nóng nhưng chị Thi không dám bật quạt mà ngồi ngoài cửa để hóng gió vì sợ tốn điện. "Mình xài điện, nước của chủ thầu nên phải tiết kiệm cho người ta", chị Thi nói.

Chị kể những ngày nắng thì hầm hập không thở nổi, còn những ngày mưa thì phải "chạy mưa". Có lần gia đình đang ngủ thì mưa dột lênh láng vào lán trại. Những lúc như vậy, chị phải lấy chậu hứng nước, cả nhà ngồi nép vào một góc tường cho đỡ ướt rồi đợi đến khi tạnh mưa mới dám ngủ tiếp.

Gia đình chị Thi có 4 người, chồng chị và đứa con lớn 17 tuổi đang đi làm tăng ca ở công trường đối diện. Còn đứa con út Kim Thị Lin (15 tuổi) với nước da đen cháy, mặt non choẹt đang chuẩn bị đi làm ca đêm ở quán ốc. Được biết 2 đứa con của chị đều bỏ học từ năm lớp 7 và theo ba mẹ lên TP.HCM rồi "dính" luôn nghiệp phụ hồ.

Nói về ước mơ của mình, người phụ nữ làm thợ hồ buồn thiu: "Bây giờ tôi mong có sức khỏe để tiếp tục đi làm, được ngày nào hay ngày đó. Ước sao góp được chút đỉnh để có tiền về quê, thôi luôn kiếp làm thợ hồ".

Đời du cư - Bài 3: Lán trại là nhà- Ảnh 4.

Nhà không có tủ lạnh, Lin bảo quản thức ăn bằng thùng xốp

ẢNH: UYỂN NHI

Trời đổ bóng tối đậm đặc dần, con gái lớn của chị Thi là Kim Thị Xin về nhà sau buổi tăng ca. Xin luôn miệng cười nói sau buổi lao động nặng nhọc. Mới 17 tuổi nhưng Xin có thời gian 4 năm làm nghề phụ hồ. Ở độ tuổi xuân xanh nhưng nắng gió công trường đã khiến Xin trở nên đen nhẻm. Bàn tay chai sần, mái tóc đỏ quạch phai màu làm Xin già đi nhiều so với tuổi của mình.

Khi chúng tôi hỏi tại sao không chọn nghề khác để làm, Xin cười rồi nói: "Em không ăn học đàng hoàng nên giờ kiếm việc khó lắm. Nghề này tuy vất vả nhưng được đi làm và sống gần ba mẹ nên em cũng thích. Nếu em làm nghề khác rồi ở riêng thì không có dư, không đủ tiền trang trải cuộc sống. Nhiều lúc em cũng muốn thuê trọ để cả gia đình ở, nhưng mẹ em không chịu vì sợ tốn tiền thêm".

TÌNH LÀNG NGHĨA XÓM

7 giờ tối, những người thợ hồ về lán trại sau giờ tăng ca. Với gương mặt mệt mỏi, phờ phạc, anh Thạch Cường (47 tuổi, quê Trà Vinh) kể cho chúng tôi nghe về chuyện nghĩa tình ở đây. Mặc dù những người thợ mỗi người một cảnh nhưng sống hòa thuận và đoàn kết như một đại gia đình.

Đời du cư - Bài 3: Lán trại là nhà- Ảnh 5.

Nhà vệ sinh của gia đình chị Thi được quây tạm bợ

ẢNH: UYỂN NHI

Anh Cường chỉ về phía lán trại đối diện, cười hiền: "Như cái thằng kế bên lán trại nhà tôi, nó người Huế, lên đây làm rồi ở một mình thấy thương lắm. Nhà tôi có gì ngon cũng múc qua cho nó, rồi ai đau ốm chúng tôi cũng thay phiên nhau qua phụ chăm".

Cách lán trại của anh Cường không xa là lán trại của chị Nguyễn Kim Hoàng (41 tuổi, quê H.Gò Quao, Kiên Giang). Chị Hoàng kể những người ở đây sống tình cảm, không xích mích gì với nhau. Họ biết hoàn cảnh của từng người, hay tâm sự, hỏi thăm con cái ở quê thế nào. Có đồ ăn ngon họ cũng chia sẻ với nhau. Nhà nào có củ khoai, củ sắn cũng mời mọi người đến ăn, chuyện trò tếu táo rồi về phòng ngủ.

Bữa nào sang hơn, các công nhân góp tiền mua vài lon bia, nước ngọt, vài quả cóc, quả ổi rồi mở karaoke lên hát hò, tâm sự. Trong nhiều câu chuyện được bàn luận mỗi tối, chuyện thời sự, hoàn cảnh éo le... được quan tâm hơn cả.

(còn tiếp)

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
1 tuần trước - Thành phố cần thiết phát hành trái phiếu huy động vốn làm metro, dần thay thế nguồn ODA, song lãi suất cần hấp dẫn thu hút người dân, theo chuyên gia.
2 ngày trước - Ở TP.HCM, chốn thị thành phồn hoa, có những con người vì hoàn cảnh mưu sinh nên chọn cuộc sống du cư, lấy vỉa hè làm nhà và cánh võng dưới tán cây phượng làm chốn dừng chân mỗi đêm.
1 tháng trước - Tôi đang sống ở quần thể chung cư 'Liên Hiệp Quốc' gần cầu Sài Gòn. Chung cư có biệt danh ấy vì nơi đây có hàng trăm cư dân mang hàng chục quốc tịch khác nhau'.
3 ngày trước - Lào Cai- Hàng trăm người dân ở thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu và xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà đang sống tạm trong lều lán, chờ nhà tái định cư sau sạt lở.
1 tháng trước - Theo báo cáo nhanh tại tỉnh Quảng Ninh đến 16h chiều 7-9, thiệt hại do bão số 3 trên địa bàn ghi nhận 3 người chết, 4 người bị thương, 13 người mất tích.
Xem tin bài khác
15 phút trước - Người dân mua căn hộ du lịch ở Nha Trang của Công ty cổ phần Khách sạn Bến du thuyền khởi kiện công ty ra tòa, đồng thời đề nghị tỉnh Khánh Hòa ngăn chặn việc bán đấu giá tài sản thế chấp là các căn hộ đã...
15 phút trước - UBND TP.HCM vừa ban hành quyết định 79 quy định bảng giá đất điều chỉnh để áp dụng từ ngày 31-10 đến 31-12-2025.
15 phút trước - Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu các trường đại học liên quan khẩn trương thu hồi văn bằng đã cấp cho ông Vương Tấn Việt, do phát hiện bằng tốt nghiệp cấp III của ông này không hợp pháp.
16 phút trước - Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, ngoài một số vướng mắc về mặt bằng thì hiện nay hạ tầng của Đại học Quốc gia TP.HCM đã dần hình thành diện mạo của đô thị đại học hiện đại bậc nhất cả nước.
16 phút trước - Cơ quan khí tượng Nhật Bản, Hong Kong cho biết áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines mạnh lên thành bão Trami.