ttth247.com

Dọn, cứu cây xanh: Người ít nhưng việc quá nhiều

tác giả

Ngày 14-9, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài cùng nhiều lãnh đạo TP đã cùng người dân dọn dẹp vệ sinh tại vườn hoa Vạn Xuân trong lễ phát động toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội Nguyễn Lan Hương đã kêu gọi các cơ quan, đơn vị, các tổ chức thành viên, các hộ gia đình và nhân dân cùng tham gia dọn dẹp, đảm bảo vệ sinh môi trường, làm sạch cảnh quan.

Chỉ có thể "cứu" khoảng 3.000/40.000 cây

Ông Nguyễn Doãn Hải - phó giám đốc Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh TP.HCM (đơn vị hỗ trợ) - cho hay do khối lượng công việc quá lớn nên để giữ sức cho anh em công nhân, đơn vị chỉ tiến hành xử lý sự cố cây xanh vào ban ngày.

"Ưu tiên hàng đầu là khắc phục những sự cố cây xanh có nguy cơ gây mất an toàn đối với người dân. Trong quá trình thi công phải đảm bảo tuyệt đối" - ông Hải nói.

Theo giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Võ Nguyên Phong, mặc dù đã huy động 100% lực lượng và thiết bị song do ảnh hưởng của bão số 3, khối lượng cây đổ và cành gãy rất lớn. Các phương tiện để phục vụ công việc còn thiếu, đặc biệt là loại chuyên dùng như cẩu lớn và xe tự hành. Việc thu dọn, xử lý chủ yếu bằng phương tiện cầm tay trong khi việc thu hồi, vận chuyển gỗ, củi lớn cũng cần nhiều diện tích.

Ông Nguyễn Thế Công - phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội - cho hay hiện các đơn vị đang vận chuyển các cây về vườn ươm để trồng lại, đồng thời trồng lại các cây tại chỗ với những cây có thể cứu được.

"Thành ủy, UBND TP cũng chỉ đạo các quận huyện phối hợp, chủ động trong công tác khắc phục hậu quả sau bão. Các cây nghiêng gây nguy hiểm thì quận huyện cũng phải có trách nhiệm cùng tham gia; phải chống cây, cảnh báo để đảm bảo an toàn cho người dân" - ông Công nói thêm chủ trương chỉ đạo của TP là ủng hộ và vận động người dân chung tay trồng lại cây xanh.

Ông Dương Đức Tuấn - phó chủ tịch UBND TP Hà Nội - đề nghị chuẩn hóa số liệu thống kê thiệt hại về cây, trong đó phân loại cổ thụ, cây nào có thể trồng lại, cây nào phải mang đi ươm trồng. Sở cũng cần phối hợp với các đơn vị hỗ trợ xử lý cây xanh gãy đổ, "cứu" tối đa các cây với dự kiến có khoảng 3.000 có thể "cứu", trong đó có 100 cây quý hiếm.

Không nên trồng cây đô thị quá to

PGS.TS Nguyễn Minh Thanh - giảng viên cao cấp Trường đại học Lâm nghiệp Hà Nội - cho biết những cây xanh gãy đổ do bão số 3 tại Hà Nội khả năng "cứu" được là vẫn còn, tuy nhiên khi trồng lại phải để ý tới phần hố đào.

"Đa phần cây xanh tại Hà Nội hiện hố đào đang rất nông, vì vậy giờ muốn trồng lại phải đào hố sâu hơn. Gắn với cải tạo đất ở chỗ trồng lại cây, nếu đất quá ẩm mà trồng lại cây thì cây cũng dễ chết. Khi trồng lại cần có thuốc kích thích rễ, thuốc trừ nấm, phải cắt tỉa bớt cành" - ông Thanh nói.

Cũng theo ông Thanh, Hà Nội nếu muốn trồng lại cây xanh thì nên trồng cây vừa tầm, không nên trồng cây quá to. Nếu trồng cây lớn quá thì sẽ không có rễ cọc vì đã cắt rễ trong quá trình di chuyển.

Hơn nữa, điều kiện trồng cây tại Hà Nội đã bị bó hẹp ở việc quá nhiều bê tông, đất nông, một số nơi mực nước ngầm lớn khiến rễ cây khó phát triển. Ông Thanh so sánh việc các cây trồng ở rừng dù gió lớn nhưng đa phần chỉ gãy ngọn, nhưng các cây trồng ở đô thị lại thường bị bật gốc.

Lý giải tại sao lại xảy ra hiện tượng cây xanh đô thị bật gốc, ông Thanh cho rằng có thể kỹ thuật trồng chưa đảm bảo và chọn cây trồng chưa phù hợp. "Hà Nội trồng cây chọn tuổi cây quá lớn và một số loại cây trồng chưa phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng tại đô thị. Khi tỉa cành cũng phải lưu ý tỉa thưa để khi gió lùa thì sẽ lùa từ bên này sang bên kia, sẽ không bị đọng lại ở giữa. "Thực tế cho thấy việc tỉa cành ở Hà Nội cứ thấy tán rộng là chặt nhưng chưa có kỹ thuật" - ông Thanh nhận định.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
2 tuần trước - Tôi đang sống ở quần thể chung cư 'Liên Hiệp Quốc' gần cầu Sài Gòn. Chung cư có biệt danh ấy vì nơi đây có hàng trăm cư dân mang hàng chục quốc tịch khác nhau'.
1 tuần trước - Sáng nay 8-9, sau bão số 3 (Yagi), nhiều tỉnh thành ở miền Bắc chứng kiến cảnh tan hoang do cây đổ, cột ngã, ngập lụt... Nhiều nơi bắt tay vào dọn dẹp sau cơn bão.
1 tuần trước - Sáng nay 8-9, sau bão số 3 (Yagi), nhiều tỉnh thành ở miền Bắc chứng kiến cảnh tan hoang do cây đổ, cột ngã, ngập lụt... Nhiều nơi bắt tay vào dọn dẹp sau cơn bão.
1 tuần trước - Sáng nay 8-9, sau bão số 3 (Yagi), nhiều tỉnh thành ở miền Bắc chứng kiến cảnh tan hoang do cây đổ, cột ngã, ngập lụt... Nhiều nơi bắt tay vào dọn dẹp sau cơn bão.
1 tuần trước - Hà Nội vừa có thêm một người thiệt mạng do cây đổ trên đường Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy.
Xem tin bài khác
10 phút trước - Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ mang những thông điệp lớn, quan trọng tới Hội nghị Thượng đỉnh tương lai, Đại hội đồng LHQ khóa 79.
10 phút trước - Ngày 19.9, tiếp tục Hội nghị T.Ư 10 khóa XIII, T.Ư Đảng làm việc tại hội trường thảo luận về các nội dung đã thảo luận tổ.
31 phút trước - Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đêm qua (19/9) và sáng sớm nay (20/9), khu vực từ Nghệ An đến Bắc Quảng Trị có mưa to đến rất to. Lượng mưa tính từ 19h ngày 19/9 đến 3h ngày 20/9 có nơi trên 100mm như: Hương...
1 giờ trước - Hôm qua 19.9, TAND TP.HCM bắt đầu xét xử sơ thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan (68 tuổi, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 33 đồng phạm ở giai đoạn 2 về các tội danh 'lừa đảo chiếm đoạt tài sản', 'rửa tiền' và 'vận chuyển trái phép...
1 giờ trước - Nhiều ý kiến ủng hộ việc cấm học sinh dùng điện thoại di động trong trường để tập trung học tập. Bên cạnh đó, một số bạn đọc cho rằng việc này nên áp dụng linh hoạt.