ttth247.com

Gần 67% sinh viên Đại học Quốc gia TP.HCM rảnh từ 2 - 4 giờ mỗi ngày

Khảo sát cho thấy phần lớn sinh viên có thời gian rảnh từ 2 - 4 giờ mỗi ngày (chiếm 66,7%); 22,9% sinh viên rảnh từ 1 - 2 giờ mỗi ngày; 10% sinh viên có ít hơn 1 giờ rảnh.

Đại học Quốc gia TP.HCM vừa công bố kết quả khảo sát Đề án nghiên cứu mối quan hệ giữa việc sử dụng thời gian rảnh rỗi với hiệu quả học tập và sự hài lòng về cuộc sống đại học của sinh viên tại ký túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM.

Sinh viên chủ yếu dành thời gian rảnh để sử dụng mạng xã hội

Khảo sát thu được hơn 21.655 câu trả lời từ sinh viên thuộc các trường đại học thành viên Đại học Quốc gia TP.HCM đang sống tại ký túc xá.

Theo đó điểm trung bình đánh giá (ĐTB) được tính cho mỗi yếu tố, và mức "trung lập" xác định tại ĐTB 3,0.

Khảo sát cho thấy phần lớn sinh viên có thời gian rảnh từ 2 - 4 giờ mỗi ngày (chiếm 66,7%); 22,9% sinh viên có thời lượng thời gian rỗi từ 1 - 2 giờ mỗi ngày; 10% sinh viên có ít hơn 1 giờ rỗi.

Các bạn chủ yếu dành thời gian rảnh rỗi để nghỉ ngơi, thư giãn và giải trí bằng xem phim, nghe nhạc, sử dụng mạng xã hội. Đây là hoạt động được lựa chọn nhiều nhất, cho thấy nhu cầu thư giãn và giảm stress sau những giờ học tập căng thẳng (ĐTB: 3,9).

Hiện nay sinh viên dành phần lớn thời gian rảnh cho các hoạt động giải trí đơn thuần hơn là các hoạt động có kế hoạch hoặc giúp phát triển bản thân. Việc mở rộng mạng lưới xã hội không được các bạn sinh viên chú trọng nhiều (ĐTB 3,3).

Các con số cho thấy sinh viên ít khi đặt mục tiêu rõ ràng, lập danh sách việc cần làm hoặc lên kế hoạch cụ thể cho thời gian rảnh của mình cũng như còn hạn chế trong việc quản lý thời gian, tìm hiểu sở thích và sắp xếp các hoạt động một cách hợp lý với ĐTB: 2,9 trên 5,0 cho từng hoạt động.

Sinh viên nhận thức rõ tầm quan trọng của việc chủ động sử dụng thời gian rảnh (ĐTB: 3,9) và hiểu rằng việc sử dụng thời gian rảnh một cách hiệu quả có thể mang lại cảm giác hạnh phúc và vui vẻ.

Tuy nhiên, một số sinh viên vẫn còn những quan niệm chưa đúng về việc lập kế hoạch cho thời gian rỗi, cho rằng việc lập kế hoạch cho thời gian rỗi là lãng phí thời gian (ĐTB: 2,9). 

Điều này cho thấy sinh viên chưa thực sự hiểu rõ lợi ích của việc lên kế hoạch. Đa số sinh viên nhận định sức khỏe và các yếu tố xã hội, gia đình ảnh hưởng lớn đến cách sử dụng thời gian rỗi của các bạn (ĐTB: 3,5).

Đa số sinh viên cảm thấy áp lực khi so sánh với bạn bè, áp lực thi cử

Trong môi trường đại học, sinh viên đối mặt với nhiều áp lực trong quá trình học tập. Đa số sinh viên cho rằng họ cảm thấy áp lực khi so sánh với bạn bè và áp lực thi cử (3,6). Điều này cho thấy "áp lực đồng trang lứa" tại môi trường đại học.

Các phân tích cho thấy việc sinh viên có mục đích tích cực đối với quỹ thời gian rỗi của mình đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao mức độ hài lòng về cuộc sống đại học.

Các sinh viên dành ưu tiên cho "phát triển bản thân" sẽ có sự hài lòng đối với cuộc sống đại học cao hơn so với các sinh viên dành ít ưu tiên.

Theo nhận định của nhóm nghiên cứu, sinh viên đang dành nhiều ưu tiên cho các hoạt động giải trí, mà chưa tập trung các hoạt động phát triển bản thân.

Kết quả phân tích cũng cho thấy sinh viên có tâm lý tự ti, lo lắng khi thấy bạn bè có thành tích học tập tốt hơn.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - 113 trường đại học thông báo tuyển bổ sung ít nhất hơn 28.000 sinh viên, trong đó Đại học Hồng Đức lấy điểm sàn tới 28,58 - cao nhất.
3 tuần trước - Hiện nay ngày càng nhiều thí sinh vừa đỗ ĐH đã đạt chuẩn đầu ra tiếng Anh theo quy định. Tỷ lệ này ngày càng tăng qua từng năm, có trường tới 50 - 70%.
4 giờ trước - Một khảo sát của ĐH Quốc gia TP.HCM cho thấy phần lớn sinh viên có thời gian rỗi từ 2 đến 4 giờ mỗi ngày và dành thời gian này cho giải trí đơn thuần hơn phát triển bản thân.
1 tháng trước - Năm học tới, các trường đại học đào tạo ngành Cơ khí dự kiến áp dụng học phí thấp nhất từ 14,1 triệu đồng và cao nhất có thể lên tới 80 triệu đồng/năm hệ tiên tiến.
5 ngày trước - Hiệu trưởng một trường CĐ tại TP.HCM cho rằng đào tạo nghề vừa phải 'hái sung non' vừa phải đợi 'lọt sàng xuống nia'. Nhưng có khi đến nia cũng... không còn gì để lọt khi có thí sinh đặt đến 53 nguyện vọng vào ĐH còn trường CĐ là nguyện...
Xem tin bài khác
28 phút trước - Tiếp nối động thái từ Sở Giáo dục New South Wales, một ĐH ở bang này gần đây đã ra quy định mới, cho biết dừng nhận học sinh Việt Nam từ 5 tỉnh, thành nhưng sẽ có ngoại lệ với một số trường hợp.
1 giờ trước - Nhân ngày 20.10, nhiều học sinh đã tự tay vẽ tranh, viết thiệp, sáng tác nhạc tặng cô giáo. Đây là những món quà ý nghĩa đề cao tình cảm cô trò, không đặt nặng vấn đề 'vật chất' trong bối cảnh xã hội hóa giáo dục.
1 giờ trước - Nhiều nội dung mới được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục. Đáng kể nhất là văn bản này đã thêm các quy định về việc thành lập phân hiệu của các trường ĐH nước ngoài tại Việt...
2 giờ trước - Việc tổ chức ăn trưa của viên chức, người lao động từ tháng 9/2023 đến tháng 5/2024, Hiệu trưởng Trường mầm non Ánh Dương không tổ chức lấy ý kiến để thống nhất và không công khai số tiền tổ chức ăn trưa là không đúng theo quy định.
2 giờ trước - Thu Thủy, học sinh lớp 9, nói tâm trạng như "đi tàu lượn", cùng bố mẹ lo tìm chỗ học thêm, sau khi Bộ Giáo dục dự kiến môn thi thứ 3 thay đổi hàng năm và đến 31/3 mới công bố.