ttth247.com

Giấc ngủ chất lượng thúc đẩy não bộ tự loại bỏ chất thải

Mỗi ngày, các nhà nghiên cứu đang tiến gần hơn đến việc tìm hiểu não bộ và nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer - chứng mất trí nhớ hiện ảnh hưởng đến khoảng 32 triệu người trên toàn thế giới và chưa có phương pháp chữa trị.

Một trong những lý thuyết hàng đầu về bệnh Alzheimer là sự tích tụ độc hại của các protein beta-amyloid và tau trong não bộ có thể gây ra nhiều triệu chứng liên quan đến tình trạng này.

Hệ thống 'loại bỏ chất thải' của não bộ

"Alzheimer và một số bệnh não tiến triển khác - chẳng hạn như bệnh Parkinson - là do sự tích tụ bất thường của protein trong não", Juan Piantino, giáo sư nhi khoa tại khoa thần kinh của Trường Y và là thành viên của Viện Nghiên cứu nhi khoa Papé Family tại Đại học Khoa học và Sức khỏe Oregon, cho biết.

"Việc loại bỏ các protein đó là rất quan trọng đối với sức khỏe não bộ, nhưng quá trình này vẫn chưa được hiểu rõ. Nếu có thể cải thiện khả năng loại bỏ các protein này của não, chúng ta có thể thay đổi tiến triển của các bệnh này", ông đề xuất.

Piantino là tác giả chính của một nghiên cứu mới, lần đầu tiên cho thấy cách hệ thống glymphatic của não loại bỏ các protein này, nhấn mạnh tầm quan trọng của các biện pháp như giấc ngủ chất lượng để giữ cho hệ thống loại bỏ chất thải hoạt động hiệu quả.

Trong nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences, hệ thống "loại bỏ chất thải" đã được quan sát trong não người lần đầu tiên.

Giấc ngủ chất lượng cần thiết cho sức khỏe não bộ

Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng giấc ngủ đúng cách có thể có tác động tích cực đến hệ thống glymphatic của não và khả năng loại bỏ chất thải của nó. Piantino và nhóm của ông tin rằng phát hiện của họ nhấn mạnh thêm tầm quan trọng của giấc ngủ chất lượng để đảm bảo hệ thống glymphatic trong não hoạt động tốt.

"Việc loại bỏ chất thải chủ yếu diễn ra vào ban đêm khi ngủ, giống như chúng ta rửa bát vào ban đêm", Piantino nói. "Cải thiện giấc ngủ có thể là cách quan trọng để cải thiện việc loại bỏ chất thải. Ngoài ra, một số loại thuốc có thể cải thiện việc loại bỏ chất thải đang được nghiên cứu".

"Chúng tôi đang thử nghiệm các cách để tăng cường loại bỏ chất thải mà không cần thuốc", ông nói thêm. "Chúng tôi muốn biết giấc ngủ có thể ảnh hưởng đến việc loại bỏ chất thải như thế nào".

Một hy vọng là những hiểu biết sâu hơn về hệ thống "loại bỏ chất thải" của não cuối cùng có thể đóng góp vào các chiến lược phòng ngừa bệnh Alzheimer và các dạng mất trí nhớ khác. Tuy nhiên, không phải ai cũng hoàn toàn bị thuyết phục bởi triển vọng này.

Sau khi xem xét nghiên cứu hiện tại, Clifford Segil, một bác sĩ thần kinh tại Trung tâm Y tế Providence Saint John ở bang California, không tham gia vào nghiên cứu, nói rằng những người tham gia nghiên cứu đều đã được phẫu thuật loại bỏ khối u não trước khi chụp MRI, họ có thể có hệ thống glymphatic khác với người khỏe mạnh.

"Tôi muốn thấy nghiên cứu tương tự được thực hiện trên bệnh nhân có nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương và bệnh nhân có di căn não, những người có ung thư ở các phần khác của cơ thể đã lan đến não và cuối cùng là một số người khỏe mạnh", ông nói.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tuần trước - Con tôi 6 tuổi, gần đây hay khó ngủ, không sâu giấc. Bé nên ăn gì để cải thiện tình trạng? (Thiện Linh, Hà Nội)
1 tháng trước - Hormone đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa tâm trạng, giấc ngủ, tăng cường mối liên kết xã hội,... Có nhiều cách tự nhiên giúp bạn tăng nồng độ hormone hạnh phúc trong cơ thể, từ đó giúp ổn định tâm trạng và khiến bạn vui vẻ hơn.
1 tháng trước - Để tỉnh táo đón ngày mới, nhiều người trong chúng ta cần một ly cà phê. Trong khi hiệu quả hơn, nếu bạn nán lại giường ngủ quãng 30 phút và thực hành… gần gũi thầm kín.
1 tháng trước - 'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
1 tháng trước - Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn. Trên thực tế, nhu cầu giấc ngủ của người lớn tuổi không thay đổi so với khi còn trẻ.
Xem tin bài khác
15 phút trước - Bệnh nhân Nguyễn Thành L. 20 tuổi, trú tại tỉnh Thái Bình được gia đình đưa đi khám tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều vì đau chân.
39 phút trước - Bố tôi 70 tuổi, bị zona thần kinh mọc dọc thân mình trái. Có người khuyên bôi mực tàu để mụn nước xẹp nhanh. Điều này có đúng không? (Phước Hải, Hà Nội)
39 phút trước - Hóa trị làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, gây mất cân bằng hormone, có thể khiến nam giới vô sinh tạm thời hoặc vĩnh viễn.
39 phút trước - Mụn ở lứa tuổi thanh thiếu niên không khó điều trị nhưng cần chăm sóc, dưỡng ẩm... đúng cách để tránh gây ra sẹo, Ths.BS CKII Nguyễn Tiến Thành cho biết.
59 phút trước - Một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy bệnh nhân được bác sĩ cho số điện thoại để liên lạc, được tư vấn với bác sĩ qua video call thì bệnh nhân suy tim sẽ giảm được tỉ lệ tái khám bất thường, cũng như nhập viện cấp cứu.