ttth247.com

'Giờ vàng' để cứu tinh hoàn bị xoắn, đêm cũng phải đến viện

Gần đây, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) tiếp nhận điều trị cho bé trai P.N.M. (15 tuổi, ngụ tại Đồng Nai) bị xoắn tinh hoàn phải.

Trước vào viện 2 ngày, em bị đau ở vùng bìu nhưng ngại không nói với cha mẹ, đến khi bìu càng ngày càng sưng to, đau không giảm em mới nói với cha mẹ và được đưa đi bệnh viện.

Tại Bệnh viện Nhi đồng 2, bệnh nhân được chẩn đoán xoắn tinh hoàn và phẫu thuật cấp cứu ngay, nhưng do thời gian xoắn đã lâu tinh hoàn hoại tử nên buộc bác sĩ phải cắt bỏ tinh hoàn.

Đêm cũng phải đến viện

TS Phạm Ngọc Thạch, phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2, cho biết tỉ lệ cứu được những trường hợp bị xoắn tinh hoàn sớm rất ít, mà đa số các trường hợp xoắn tinh hoàn đến bệnh viện điều trị trễ sau 24 giờ.

Càng đến bệnh viện trễ, tỉ lệ giữ được tinh hoàn càng thấp. Theo một nghiên cứu, bệnh nhân xoắn tinh hoàn được phát hiện sớm và điều trị trong 6 giờ đầu thì tỉ lệ hồi phục chức năng tinh hoàn hầu như là 100%, còn nếu phát hiện trong khoảng từ 6-12 giờ thì tỉ lệ còn 50%.

Nếu đến trong khoảng 12-24 giờ thì chỉ còn 20% được cứu và đến trên 24 giờ sẽ không cứu được tinh hoàn.

Bác sĩ Phan Tấn Đức, trưởng khoa thận niệu Bệnh viện Nhi đồng 2, cho biết đã từng gặp những bệnh nhi đến Bệnh viện Nhi đồng 2 mà bị xoắn tinh hoàn sau 24 giờ, tinh hoàn đã hoại tử nên bác sĩ phải cắt bỏ tinh hoàn cho bệnh nhân.

Trẻ bị xoắn tinh hoàn thường hay đau vào ban đêm. Thế nhưng không ít trường hợp cha mẹ cho rằng đêm hôm đến bệnh viện bất tiện, ráng chờ đến mai mới đưa trẻ đi khám, mà không biết rằng chờ như vậy đã làm mất "thời gian vàng" điều trị của trẻ.

Các biểu hiện sớm dễ nhận biết

Theo bác sĩ Phan Nguyễn Ngọc Tú - phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Nhi đồng 2, trong 6 tháng đầu năm bệnh viện đã tiếp nhận điều trị cho gần 20 trường hợp xoắn tinh hoàn. Các trường hợp xoắn tinh hoàn xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất trong giai đoạn chu sinh và quanh tuổi dậy thì.

Ở lứa tuổi này, đây là vùng khá nhạy cảm nên khi khởi phát triệu chứng các em thường có tâm lý ngại ngùng, che giấu, không nói sớm cho cha mẹ biết để đưa đi khám. 

Cũng có một số trường hợp đã nói ba mẹ biết nhưng ba mẹ lại không chú ý nên cũng đến bệnh viện trong tình trạng trễ.

Cha mẹ cần lưu ý những dấu hiệu nghi ngờ trẻ bị xoắn tinh hoàn như đau bìu một bên đột ngột và dữ dội thường xuất hiện vào ban đêm, sưng đỏ bìu, buồn nôn và nôn, có thể kèm đau vùng bụng thấp.

Trẻ bị xoắn tinh hoàn có thể thức dậy vì đau bìu lúc nửa đêm hoặc sáng sớm. Một số trẻ có triệu chứng không điển hình như đau bụng hạ vị lệch trái hoặc phải trước rồi sau đó mới xuất hiện triệu chứng đau bìu. 

Vì vậy, khi trẻ than phiền đau nửa bụng dưới, cha mẹ nên quan sát hoặc hỏi trẻ có đau bìu cùng bên hay không, tránh bỏ sót tình trạng xoắn tinh hoàn ở giai đoạn sớm.

Trẻ bị xoắn tinh hoàn nếu không được điều trị trong vòng 6 giờ tính từ lúc bắt đầu có triệu chứng thì chứng bệnh này có thể làm tổn thương (nhồi máu) vĩnh viễn tinh hoàn của trẻ. Bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt bỏ tinh hoàn bị tổn thương nếu xoắn tinh hoàn không được điều trị kịp thời.

Trong cấp cứu xoắn tinh hoàn, người bệnh và bác sĩ luôn chạy đua với thời gian để tìm kiếm cơ hội cứu tinh hoàn cho người bệnh. Thời gian vàng để cứu sống tinh hoàn là trong vòng 6 giờ từ khi khởi phát tình trạng xoắn của thừng tinh.

Với những trường hợp đã mất một bên tinh hoàn, phụ huynh lưu ý nên tránh cho trẻ chơi các môn thể thao có tính đối kháng như đá banh, tập võ để phòng nguy cơ chấn thương làm giập vỡ tinh hoàn còn lại.

Sau phẫu thuật, người đã cắt một bên tinh hoàn cần tái khám thường xuyên để được thăm khám, theo dõi các chức năng của tinh hoàn còn lại, trong đó bao gồm chức năng sinh tinh và nội tiết. 

Trong trường hợp cần thiết, như suy giảm nội tiết tố, người bệnh cần được kịp thời điều trị để tránh các biến chứng và ảnh hưởng tâm lý về sau.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - TP HCM- Thiếu niên 15 tuổi đau bìu nhưng ngại nói bố mẹ đưa đi khám, hai ngày sau sưng to, đau nhiều, vào viện trễ, không thể giữ được tinh hoàn bên phải.
1 tháng trước - Thiếu niên 15 tuổi đau tinh hoàn nhưng ngại không nói, 2 ngày sau buộc phải cắt bỏ do đã bị hoại tử.
1 tháng trước - Quảng Ninh- Đang bơi tại bãi tắm, người đàn ông 34 tuổi bị đuối nước, ngừng tim, ngừng thở, nguy kịch, được cứu sống nhờ phương pháp hạ thân nhiệt.
1 tháng trước - Đột quỵ thường xảy ra vào sáng sớm. Do vậy mỗi người cần trang bị cho mình kiến thức để phòng ngừa nguy cơ đột quỵ và các biến chứng.
13 giờ trước - TP HCM- Ông Thắng, 78 tuổi, yếu nửa người phải, nói khó, đau đầu do đột quỵ, bác sĩ dùng thuốc tiêu sợi huyết và can thiệp nội mạch trong 30 phút, hồi phục gần bình thường.
Xem tin bài khác
4 giờ trước - Viêm da tiếp xúc, nấm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và ghẻ nước là những bệnh da thường gặp trong mùa mưa bão, có thể trở nên nghiêm trọng nên không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
4 giờ trước - 'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
4 giờ trước - Đi bộ là cách tuyệt vời để tập thể dục. Tuy nhiên, bài tập đơn giản này - nếu đi quá nhiều, vẫn có thể dẫn đến các vấn đề như đau chân, đau nhức cơ, đau khớp, sưng và đau ống quyển.
4 giờ trước - Nếu cơ thể bị sốt thì cơn sốt thường sẽ hết trong vòng 24 đến 48 giờ. Phần lớn là những cơn sốt nhẹ. Nếu cơn sốt này kéo dài vài ngày không khỏi thì rất có thể nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc bệnh tiềm ẩn nào đó.
4 giờ trước - Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn. Trên thực tế, nhu cầu giấc ngủ của người lớn tuổi không thay đổi so với khi còn trẻ.