ttth247.com

Giun móc cắm đầu trong đại tràng người đàn ông

Quảng NinhNgười đàn ông 63 tuổi đi khám sức khỏe bất ngờ phát hiện giun móc ký sinh cắm đầu trong đại tràng, là nguyên nhân gây mệt mỏi, chán ăn.

Ngày 30/8, các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí cho biết con giun còn sống, một đầu cắm sâu vào lòng đại tràng bệnh nhân, nếu không điều trị có thể gây xuất huyết tiêu hóa, loét dạ dày - tá tràng, suy kiệt. Êkíp bác sĩ can thiệp gắp giun móc, tẩy giun, bù điện giải cho người bệnh.

Hình ảnh con giun cắm sâu vào đại tràng bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Ảnh chụp CT con giun cắm vào đại tràng bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Ấu trùng giun móc có thể xâm nhập trong cơ thể người qua da, niêm mạc khi tiếp xúc với đất bẩn bị nhiễm ấu trùng giun, hoặc qua đường ăn uống. Chúng thường ký sinh tại tá tràng và bám vào niêm mạc ruột để hút khoảng 0,2-0,34 ml máu mỗi ngày. Giun đồng thời tiết ra chất chống đông máu làm vết thương tại chỗ chảy máu, ức chế cơ quan tạo máu sinh hồng cầu nên số lượng hồng cầu giảm dần và kích thước nhỏ hơn bình thường gây thiếu máu, viêm loét dạ dày, tá tràng.

Dấu hiệu nhiễm giun là da xanh, niêm mạc nhợt, đau bụng thượng vị, chán ăn, khó tiêu. Ấu trùng giun móc xuyên qua da có thể gây viêm da tại chỗ với các triệu chứng ngứa, nhiều nốt màu đỏ và hết sau một đến hai ngày.

Để phòng bệnh, nên giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường sống, rửa tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Mang đồ bảo hộ lao động khi làm việc tiếp xúc với đất. Không dùng phân tươi để bón ruộng vườn. Khám sức khỏe định kỳ hằng năm để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh lý giun sán. Tẩy giun định kỳ hai lần một năm, mỗi lần cách nhau 4-6 tháng.

Thùy An

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
2 tuần trước - Mỗi ngày một con giun móc hút khoảng 0,14 - 0,16ml máu, dẫn đến tình trạng bệnh nhân thiếu máu ngày càng trầm trọng. Nhiễm giun móc cũng dễ gây biến chứng nguy hiểm như tắc ruột, viêm tụy cấp, thậm chí là tử vong nếu không được điều trị...
1 tháng trước - Hà Nội- Nhiều người đến Bệnh viện Bạch Mai tối 1/8 để được thăm khám khi nơi này chính thức triển khai khám ngoài giờ, từ 17 đến 21h.
1 tháng trước - TP HCM- Da anh Vinh ban đầu nổi các nốt như muỗi đốt, sau đó chuyển thành vệt ngoằn ngoèo màu đỏ ngày càng dài, bác sĩ chẩn đoán nhiễm ấu trùng giun móc.
5 ngày trước - Quảng Ninh- Người đàn ông 33 tuổi đau bụng từng cơn, buồn nôn, đi khám phát hiện đại tràng có nhiều giun đũa, có con dài 10 cm.
3 tuần trước - Da ngứa nhiều, phát ban đỏ, viêm loét, có sợi ngoằn ngoèo dưới da, nổi mụn nước… là các dấu hiệu thường gặp do nhiễm ký sinh trùng, giun sán.
Xem tin bài khác
3 giờ trước - Viêm da tiếp xúc, nấm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và ghẻ nước là những bệnh da thường gặp trong mùa mưa bão, có thể trở nên nghiêm trọng nên không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
3 giờ trước - 'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
3 giờ trước - Đi bộ là cách tuyệt vời để tập thể dục. Tuy nhiên, bài tập đơn giản này - nếu đi quá nhiều, vẫn có thể dẫn đến các vấn đề như đau chân, đau nhức cơ, đau khớp, sưng và đau ống quyển.
3 giờ trước - Nếu cơ thể bị sốt thì cơn sốt thường sẽ hết trong vòng 24 đến 48 giờ. Phần lớn là những cơn sốt nhẹ. Nếu cơn sốt này kéo dài vài ngày không khỏi thì rất có thể nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc bệnh tiềm ẩn nào đó.
3 giờ trước - Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn. Trên thực tế, nhu cầu giấc ngủ của người lớn tuổi không thay đổi so với khi còn trẻ.