ttth247.com

Hàng trăm trẻ em bị dị vật đường tiêu hóa mỗi năm, rất nguy hiểm

Ngày 12.9, thông tin Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) cho biết nơi này vừa tiếp nhận bệnh nhi N.S (10 tuổi) nhập viện vì đau vùng cổ, nhợn ói, nuốt đau vì hôm trước ăn cơm gà có hóc dị vật là xương gà.

Di vật trẻ nuốt rất đa dạng

Theo BS-CK.II Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi đồng 2, kết quả chụp X-quang và siêu âm vùng cổ, xác định dị vật xương gà nằm trong lòng thực quản bệnh nhi. Ê kíp nội soi khoa Tiêu hóa nhanh chóng nội soi thực quản dạ dày tá tràng, ghi nhận có mảnh xương gà dài 2 cm, đầu nhọn ghim vào thành dạ dày gây viêm loét và xung huyết. Các bác sĩ đã gắp xương gà thành công, đánh giá và kiểm tra kỹ vùng thương tổn.

Hiện bệnh nhi đã hết triệu chứng nôn ói, đau vùng cổ và bắt đầu uống sữa, ăn cháo loãng, tiến triển phục hồi rất khả quan.

Hàng trăm trẻ em bị dị vật đường tiêu hóa mỗi năm, rất nguy hiểm- Ảnh 1.

Hình ảnh xương gà kẹt gây loét thực quản

ẢNH: T.D

BS Nguyễn Thị Thu Thủy thông tin thêm, dị vật đường tiêu hóa là một cấp cứu rất thường gặp ở trẻ em. Hằng năm, khoa Tiêu hóa Bệnh viện Nhi đồng 2 tiếp nhận khoảng 250 trẻ từ 3-6 tuổi nhập viện vì dị vật tiêu hóa.

Các loại dị vật đa dạng: Xương, pin, đồng xu, vỉ thuốc, đồ chơi… Trong số đó, có khoảng 30% các bệnh nhân cần nội soi cấp cứu, 10% cần phẫu thuật vì các biến chứng như thủng, tắc ruột.

"Để dự phòng dị vật tiêu hóa, phụ huynh và người chăm sóc cần lưu ý khi cho trẻ ăn cần lọc kỹ xương, ăn chậm, nhai kỹ, không cười đùa trong lúc ăn để tránh hóc xương. Ngoài ra, không để trẻ chơi cùng đồ vật nguy hiểm như pin, nam châm... quan sát trẻ khi chơi, để những vật dụng sắc nhọn xa tầm tay của trẻ", bác sĩ Nguyễn Thị Thu Thủy khuyến cáo.

Theo TS-BS Phạm Ngọc Thạch, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2, năm qua bệnh viện có tiếp nhận khoảng 5 ca thủng thực quản gây viêm trung thất hay dò khí thực quản, biến chứng rất nặng nề.

"Các trường hợp này có thể do mắc xương, nong thực quản sau phẫu thuật hay do nhiều nguyên nhân khác. Nhưng nguyên nhân hóc xương không được chẩn đoán kịp thời, cho qua vì không đánh giá đúng, mảnh xương hóc gây áp xe vùng thực quản, nếu vỡ tràn vào trung thất gây viêm toàn bộ trung thất sẽ rất nặng nề, nguy hiểm tính mạng. Năm vừa rồi bệnh viện cứu sống một trường hợp mắc xương lươn sau ăn cháo đến bệnh viện trễ, áp xe trung thất phải nằm hồi sức khá lâu", TS-BS Phạm Ngọc Thạch nói.

Phụ huynh nên làm gì khi nghi ngờ trẻ mắc dị vật ở họng hoặc thực quản?

Theo bác sĩ, khi trẻ mắc dị vật tiêu hóa, phụ huynh giữ trẻ bình tĩnh, không cố gắng gây ho mạnh hoặc vỗ lưng vì có thể làm dị vật di chuyển sâu hơn.

Không cố gắng lấy dị vật bằng tay, tránh sử dụng ngón tay để cố lấy dị vật vì có thể làm tổn thương thực quản hoặc đẩy dị vật vào sâu hơn.

Đưa trẻ đến bệnh viện ngay nếu trẻ có dấu hiệu khó thở, nuốt khó, đau vùng cổ... để được xử lý kịp thời.

Những điều phụ huynh không nên làm

Không ép trẻ ăn hoặc uống, vì điều này có thể gây tắc nghẽn hoặc làm dị vật di chuyển. Ví dụ nuốt cơm hoặc uống nước.

Không chờ đợi lâu, nếu nghi ngờ dị vật bị kẹt, hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay, vì thời gian trì hoãn có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùnghoặc biến chứng.

Dị vật họng và thực quản nguy hiểm như thế nào?

Nếu dị vật không được gắp ra kịp thời, nó có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng, thủng thực quản, biến chứng hô hấp (nếu dị vật gây chèn ép đường thở, trẻ có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng do ngạt thở).

Các triệu chứng cần lưu ý khi trẻ bị mắc dị vật ở họng và thực quản

  • Đau họng hoặc nuốt đau.
  • Nhợn ói hoặc buồn nôn.
  • Khó thở hoặc thở khò khè.
  • Nước bọt chảy nhiều bất thường.
  • Khó nuốt hoặc từ chối ăn uống.
  • Đau hoặc khó chịu vùng cổ hoặc ngực.

Bác sĩ khuyến cáo, nếu phát hiện bất kỳ triệu chứng nào như trên, phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức để được kiểm tra và điều trị.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Chất khoáng vi lượng là những chất mà cơ thể chỉ cần một lượng nhỏ nhưng lại là thành phần không thể thiếu, đóng vai trò quan trọng việc duy trì sức khỏe, nếu thiếu sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
1 tuần trước - Sau mưa lũ, người dân đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật, bao gồm các bệnh đường hô hấp, tiêu hóa, bệnh truyền nhiễm, đau mắt đỏ... cần đặc biệt cẩn trọng.
1 tháng trước - TP HCM- Mong muốn có thêm con ở tuổi ngoài 40, chị Ngân trữ trứng để thụ tinh ống nghiệm, không may bị quá kích và vỡ buồng trứng.
1 tuần trước - Chuối là một trong những loại trái cây hấp dẫn nhất, cực kỳ thơm ngon và là món ăn nhẹ tốt cho sức khỏe.
3 tuần trước - TP HCM- Bà Hồng, 60 tuổi, từng có ý định tự tử vì nỗi ám ảnh bị cha dượng lạm dụng lúc nhỏ nhưng người mẹ cho rằng con nói dối.
Xem tin bài khác
3 giờ trước - Mùi cơ thể thường do vi khuẩn và mồ hôi, nhưng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thực phẩm, hormone, thuốc, nhiễm trùng hoặc bệnh lý khác.
4 giờ trước - Có đến 90% bệnh nhân mắc ung thư dạ dày phát hiện bệnh ở giai đoạn giữa và cuối, là bởi vì dấu hiệu của bệnh thường mông lung, dễ nhầm lẫn. Điều này khiến việc điều trị trở nên khó khăn và làm tăng nguy cơ tử vong.
4 giờ trước - Mùa thu tới, sự thay đổi nhiệt độ làm kích hoạt các đợt viêm da, khiến bé mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu. Và thật bất ngờ, chính 5 loại lá tưởng siêu bình thường này lại có tác dụng giúp dịu da bé nhanh chóng mà không phải ai cũng biết.
4 giờ trước - TP HCM- Chàng trai 29 tuổi đau lưng nhiều, tê yếu chân phải, có lúc đang đứng thì ngã sụp xuống đất do thoát vị đĩa đệm hai tầng rất nặng, gây hẹp ống sống.
4 giờ trước - Người bị nhiễm trùng đường tiết niệu không nên tiêu thụ thực phẩm và đồ uống có tính axit, chứa caffein và cay để tránh tình trạng nặng hơn.