ttth247.com

Hơn 30 năm sa bàng quang

TP HCMBà Yên, 73 tuổi, bị sa bàng quang hơn 30 năm, khối sa lộ hẳn ra ngoài vùng kín, nay khỏi bệnh sau mổ nội soi.

5 năm nay bà Yên còn bị thêm són tiểu, hơn 10 lần đến các bệnh viện tìm cách điều trị nhưng từ chối phẫu thuật. Lần này, bà đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM khám, được TS.BS Lê Phúc Liên, Trưởng đơn vị Niệu Nữ, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, chẩn đoán sa bàng quang độ ba, một phần bàng quang đã lộ hẳn ra khỏi âm đạo.

Với phụ nữ lớn tuổi, các cơ, dây chằng sàn chậu lão hóa, dần suy yếu, chùng nhão, không còn khả năng nâng đỡ các cơ quan nằm ở vùng chậu. Hệ quả là sa tạng chậu, trong đó có sa bàng quang, theo bác sĩ Liên.

Bà Yên còn mắc tình trạng niệu đạo tăng động dẫn đến tiểu không kiểm soát (són tiểu). Thông thường, niệu đạo được cơ sàn chậu và dây chằng xung quanh nâng đỡ. Do lão hóa, cơ sàn chậu và dây chằng bị giãn, suy yếu nên khi áp lực ổ bụng tăng, niệu đạo sa xuống quá mức, gây són tiểu nghiêm trọng.

Bác sĩ Liên đánh giá đây là trường hợp sa bàng quang và són tiểu nặng, chỉ định phẫu thuật nội soi khâu treo bàng quang kết hợp đặt lưới nâng niệu đạo để điều trị dứt điểm. Êkíp mổ tạo trên bụng người bệnh 4 lỗ nhỏ (khoảng 1 cm) để đưa thiết bị nội soi vào bên trong. Quan sát màn hình nội soi, bác sĩ Liên bóc tách âm đạo khoảng 3 cm tại vị trí nối với bàng quang. Sau đó, một tấm lưới hình chữ T, chiều dài 15 cm, được khâu vào âm đạo bệnh nhân, dây chằng chậu lược hai bên và dọc theo bề mặt tử cung.

Theo bác sĩ Liên, phẫu thuật khâu treo vào dây chằng chậu lược là kỹ thuật hiện đại, hiện được ứng dụng phổ biến nhờ thực hiện nhanh, đơn giản, hiệu quả cao. Hai ngày sau phẫu thuật, bà Yên không còn són tiểu và sa bàng quang, không đau, phục hồi tốt, được xuất viện.

Bác sĩ Phúc Liên (thứ hai từ trái qua) cùng êkíp phẫu thuật nội soi điều trị sa bàng quang cho bà Yên. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bác sĩ Phúc Liên (thứ hai từ trái qua) cùng êkíp phẫu thuật nội soi điều trị sa bàng quang cho bà Yên. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Trong một tháng, bà Yên cần tránh ngồi bệt, làm việc nặng do tấm lưới mới khâu chưa đạt độ chắc chắn phù hợp, có thể sa xuống lại. Sau đó, bà cần tập sàn chậu để tăng cường sức mạnh của các cơ và dây chằng, giúp duy trì hiệu quả phẫu thuật. Người bệnh có thể cần được bổ sung nội tiết tố, tránh nguy cơ mô âm đạo khô teo, làm lộ miếng lưới sau này.

Sa bàng quang là tình trạng thường gặp ở phụ nữ do lão hóa. Phụ nữ trải qua nhiều lần sinh em bé, có tiền sử sinh khó, không chú trọng tập sàn chậu sau sinh, thừa cân, béo phì, ho dai dẳng... có nguy cơ sa bàng quang cao hơn.

Phụ nữ có thể tự cảm nhận được khối sa bằng tay hoặc khi đi lại, nhất là khi sa bàng quang mức độ nặng, bàng quang lộ hẳn ra ngoài. Các triệu chứng khác là đau nhức khó chịu, gặp vấn đề về đi tiểu, nhiễm trùng tiểu tái phát nhiều lần.

Sa bàng quang ảnh hưởng đến chất lượng sống, có thể phát sinh nhiều biến chứng như viêm loét khối sa, bí tiểu, nặng nhất là dẫn đến suy thận. Bác sĩ Liên khuyến cáo phụ nữ sa bàng quang cần đến bệnh viện khám, đánh giá mức độ để điều trị phù hợp.

Để phòng ngừa sa bàng quang, phụ nữ nên thường xuyên tập sàn chậu, nhất là sau sinh, nhằm cải thiện sức mạnh của hệ cơ, dây chằng. Tránh các vấn đề sức khỏe gây tăng áp lực ổ bụng trong thời gian dài như ho mạn tính, táo bón và kiểm soát trọng lượng cơ thể.

Thắng Vũ

*Tên người bệnh đã được thay đổi

Độc giả gửi câu hỏi về bệnh tiết niệu tại đây để bác sĩ giải đáp

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - TP HCM- Trong vòng 10 năm, chị Lan cao thêm 4 cm dù đã ngoài 30 tuổi, mặt ngày càng góc cạnh, bác sĩ chẩn đoán u tuyến yên nằm lạc chỗ.
3 tuần trước - TP HCM- Mùa mưa, độ ẩm cao, đường sá thường xuyên ngập nước tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn phát triển khiến nhiều người bị viêm da, nấm móng.
3 tuần trước - TP HCM- Mùa mưa, độ ẩm cao, đường sá thường xuyên ngập nước tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn phát triển khiến nhiều người bị viêm da, nấm móng.
1 tuần trước - Thời gian gần đây, có nhiều người ngộ độc khí CO dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng mà nguyên nhân chính là do các thiết bị quen thuộc trong gia đình.
1 tháng trước - Ăn đậu phộng giúp ổn định đường huyết, ngừa sỏi mật, chống trầm cảm, tăng trí nhớ, giảm cholesterol, bảo vệ tim, chống sa sút trí tuệ, ngừa ung thư.
Xem tin bài khác
3 giờ trước - Mùi cơ thể thường do vi khuẩn và mồ hôi, nhưng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thực phẩm, hormone, thuốc, nhiễm trùng hoặc bệnh lý khác.
4 giờ trước - Có đến 90% bệnh nhân mắc ung thư dạ dày phát hiện bệnh ở giai đoạn giữa và cuối, là bởi vì dấu hiệu của bệnh thường mông lung, dễ nhầm lẫn. Điều này khiến việc điều trị trở nên khó khăn và làm tăng nguy cơ tử vong.
4 giờ trước - Mùa thu tới, sự thay đổi nhiệt độ làm kích hoạt các đợt viêm da, khiến bé mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu. Và thật bất ngờ, chính 5 loại lá tưởng siêu bình thường này lại có tác dụng giúp dịu da bé nhanh chóng mà không phải ai cũng biết.
4 giờ trước - TP HCM- Chàng trai 29 tuổi đau lưng nhiều, tê yếu chân phải, có lúc đang đứng thì ngã sụp xuống đất do thoát vị đĩa đệm hai tầng rất nặng, gây hẹp ống sống.
4 giờ trước - Người bị nhiễm trùng đường tiết niệu không nên tiêu thụ thực phẩm và đồ uống có tính axit, chứa caffein và cay để tránh tình trạng nặng hơn.