ttth247.com

Huế - hành trình để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Lịch sử hình thành đô thị Huế được đánh dấu từ sự kiện vua Chăm Chế Mân dâng 2 châu Ô, Rí (từ Quảng Bình vào tới Quảng Nam) cho nhà Trần để làm sính lễ cưới công chúa Huyền Trân năm 1306. Năm 1307, nhà Trần đổi tên châu Ô thành châu Thuận, châu Lý thành châu Hóa. Thừa Thiên - Huế là một phần lớn của châu Hóa. Từ đây, sự chung sống, hòa hợp giữa hai cộng đồng người Chăm bản địa và người Việt nhập cư khai hoang lập làng bắt đầu tạo nên những biến đổi tích cực trong việc xây dựng đất nước.

Đến thế kỷ 16, khi chúa Tiên Nguyễn Hoàng (1525 - 1613) vào trấn thủ đất Thuận Hóa năm 1558, nơi đây bắt đầu hình thành nên trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của xứ Đàng Trong. Thủ phủ của chúa Nguyễn trở thành nơi phồn hoa đô hội trong suốt thế kỷ 17 và 18, rồi trở thành kinh đô của triều đại Tây Sơn (1778 - 1801) và kinh đô của 13 đời vua Nguyễn (1802 - 1945).

Toàn cảnh kinh thành Huế nhìn từ trên cao

Tiếp sau đó là thời kỳ Pháp thuộc kéo dài 61 năm, bắt đầu từ 1884 khi Pháp ép triều đình Huế ký hòa ước Giáo Thân cho đến năm 1945. Thời kỳ này, tại cố đô Huế diễn ra quá trình đô thị hóa, quy hoạch đô thị để hình thành thành phố Huế hôm nay.

Năm 1889, vua Thành Thái ban dụ thành lập thị xã Huế với ranh giới được xác lập xen giữa kinh thành bao gồm các vùng phụ cận quanh kinh thành và dải đất dọc theo bờ nam sông Hương.

Sau ngày 2.9.1945, Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước, sắp xếp lại các đơn vị hành chính trong cả nước. Với Sắc lệnh số 77 ngày 21.12.1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam, Huế cùng với Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Vinh, Đà Nẵng, Đà Lạt, Sài Gòn đều trở thành thành phố.

Sau năm 1945, Huế mất dần vị thế của trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa đầu não của quốc gia để trở thành "thành phố cố đô", lưu giữ nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.

Cố đô Huế với di sản vàng son còn lại đến hôm nay

Theo thống kê, vùng đất cố đô Huế (Thừa Thiên - Huế ngày nay) lưu giữ hệ thống di sản văn hóa vật thể khá đồ sộ với gần 1.000 di tích, địa điểm di tích lịch sử, cách mạng, di tích tôn giáo…

Thừa Thiên - Huế là địa phương có "gia tài" văn hóa tiêu biểu cho văn hóa Việt Nam; trong đó, tiêu biểu và nổi bật nhất là quần thể di tích cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới. Gần đây, mộc bản triều Nguyễn, châu bản triều Nguyễn, thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế và những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh cũng được UNESCO công nhận di sản tư liệu.

Đô thị Huế hai bên bờ sông Hương hiện nay

NGUYỄN T. A PHONG

Trong hơn 2 thập kỷ qua, tỉnh Thừa Thiên - Huế xây dựng TP.Huế là "Thành phố festival" của Việt Nam, tổ chức các kỳ festival vào các năm chẵn (hiện nay đã trở thành "Festival Huế 4 mùa") và "Festival nghề truyền thống" diễn ra vào các năm lẻ. Chuỗi hoạt động văn hóa, lễ hội ấn tượng, đặc sắc đã gắn kết với hoạt động giao lưu văn hóa quốc sôi động, đa dạng, góp phần nâng cao vị thế văn hóa Huế trong nước và quốc tế.

Thừa Thiên - Huế cũng là vùng đất có nhiều làng nghề truyền thống, là nơi lưu giữ những giá trị nghệ thuật ẩm thực độc đáo với trên 1.300 món ăn cung đình tao nhã, món ăn dân gian phong phú và có hơn 100 lễ hội dân gian, lễ hội truyền thống được lưu giữ.

Chương trình Festival Huế 2024 tại điện Kiến Trung

NGUYỄN T. A PHONG

Thừa Thiên - Huế còn biết đến là một vùng đất học, trung tâm giáo dục - đào tạo lớn của khu vực miền Trung và cả nước. Ngoài Đại học Huế với 9 đơn vị thành viên, trên địa bàn Thừa Thiên - Huế còn có Trường đại học Phú Xuân, Học viện Âm nhạc Huế, Phân viện Học viện Hành chính quốc gia, Phân hiệu Trường đại học Tài chính - Kế toán và hệ thống các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.Thừa Thiên - Huế cũng được xác định là trung tâm y tế chuyên sâu của miền Trung - Tây nguyên và cả nước, với 3 đơn vị đang được nhà nước đầu tư triển khai thực hiện dự án trung tâm y tế chuyên sâu: Bệnh viện Trung ương Huế, Trường đại học Y Dược Huế, Trung tâm Kiểm nghiệm dược phẩm, hóa mỹ phẩm trung ương.

Đón xem kỳ 2 - Gỡ nút thắt cơ chế

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Nằm trong số 74 huyện nghèo trên cả nước giai đoạn 2021 - 2025, cũng là 1 trong 22 huyện nghèo trong nước được ưu tiên đầu tư hỗ trợ để thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn, đến nay H.A Lưới (Thừa Thiên - Huế) chính thức được công...
1 tháng trước - Chính phủ công nhận tiêu chí đô thị loại 1 đối với khu vực tỉnh Thừa Thiên - Huế dự kiến thành lập thành phố trực thuộc T.Ư.
1 tháng trước - Diện tích toàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện hữu được công nhận đạt tiêu chí đô thị loại I, sẵn sàng để tiến lên trở thành thành phố trực thuộc trung ương trong tương lai.
3 tuần trước - TP Huế trực thuộc Trung ương được lập trên cơ sở nguyên trạng diện tích, dân số của Thừa Thiên Huế, hai quận mới dự kiến thành lập là Phú Xuân và Thuận Hóa.
3 tuần trước - Trình Quốc hội thành lập TP.Huế trực thuộc T.Ư trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên, dân số của tỉnh Thừa Thiên - Huế tại kỳ họp 8 vào tháng 10.
Xem tin bài khác
7 phút trước - Mưa lớn từ tối qua tới sáng nay khiến nhiều tuyến đường ở TP Đồng Hới (Quảng Bình) và TP Huế (Thừa Thiên Huế) ngập khoảng 30-50 cm.
7 phút trước - Ủy ban Kinh tế cảnh báo nhiều quốc gia rơi vào tình trạng "già trước khi giàu" do mức sinh quá thấp và đề nghị Chính phủ sớm có giải pháp ở cấp độ quốc gia.
7 phút trước - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm yêu cầu khắc phục những tồn tại, hạn chế trong xây dựng pháp luật đã kéo dài nhiều năm để tránh lãng phí, lỡ thời cơ phát triển đất nước.
7 phút trước - Bình Định- Xe tải chở dăm lật trên đường TP Quy Nhơn, khiến người đàn ông đi xe máy chở hai cháu bé 9 tuổi tử vong, trưa 20/10.
12 phút trước - Công an phường Đằng Hải (quận Hải An, TP. Hải Phòng) xác định, người đốt rác gây cháy ô tô đỗ bên đường bị bệnh tâm thần, thường xuyên đốt rác và cây khô mỗi khi nhìn thấy.