ttth247.com

Khoan trách cứ, có những ồn ào cần thiết cho cuộc sống?

Như bạn đọc phản ánh, việc nói chuyện ồn ào nơi công cộng đang trở thành thói quen khó bỏ của nhiều người. Ở bệnh viện, trong thang máy, trên xe buýt, máy bay, cứ chỗ nào có mạng miễn phí là có người mở loa điện thoại "tám".

Bên cạnh các ý kiến bức xúc và đề nghị chấn chỉnh, ở góc nhìn khác, một số bạn đọc cho rằng điều này không đáng bận tâm. Bởi một khi bước vào không gian công cộng hay giữa dòng người tấp nập, sao lại muốn kiếm yên bình?

Góp thêm góc nhìn đa chiều, Tuổi Trẻ Online giới thiệu ý kiến này của bạn đọc Trần Thị Phương.

Khoan trách cứ, hãy thử lắng nghe

Hôm bố tôi bị tai nạn giao thông nghiêm trọng, đa chấn thương, phải chuyển viện cấp cứu vào Bệnh viện Chợ Rẫy. Đứng bên ngoài chờ, tâm lý nhạy cảm, đầy lo sợ, lòng dạ như lửa đốt vì lo lắng cho tình trạng của bố.

Trong khi tôi cố gắng giữ bình tĩnh để chờ đợi tin tức thì gần đó, người nhà của một bệnh nhân khác không ngừng gọi điện thoại. Giọng gào khóc đầy đau đớn, liên tục thông báo tin dữ cho từng người thân về sự ra đi của anh trai mình. 

Tiếng khóc nức nở, lời nói trong cơn tuyệt vọng vang lên khắp hành lang bệnh viện, như bản nhạc tang thương ám ảnh.

Mỗi cuộc gọi là một lần trái tim tôi nhói đau, phần vì lo lắng cho bố mà thêm nữa là cảm nhận sâu sắc nỗi mất mát của người khác. Dù đang trong tình trạng lo âu, tôi không thể không đồng cảm với nỗi đau của họ, đang phải trải qua giây phút tồi tệ nhất của cuộc đời.

Khi đối diện với tình huống đau lòng như vậy, tôi nghĩ cần thấu hiểu và chia sẻ với những người xung quanh.

Cảm ơn ồn ào đã giúp trái tim được kết nối

Sau đó, bố tôi được chuyển về phòng bệnh, chờ kết quả xét nghiệm, bác sĩ hội chẩn rồi lên lịch mổ, cảm giác chờ đợi đầy căng thẳng. Gần giường bệnh của bố, gia đình bệnh nhân bên cạnh cũng đang trải qua khoảnh khắc khắc khoải không kém.

Họ gọi điện liên tục khắp họ hàng, người quen để mượn tiền nộp viện phí mổ. Tiếng nói nghẹn ngào, những lời cầu cứu vang lên giữa phòng chờ mổ, trong khi mọi người cũng đều đang chịu đựng mệt mỏi và đau đớn.

Tuy nhiên, trong bầu không khí ngột ngạt đó, không ai trong phòng tỏ ra khó chịu hay phàn nàn. Ngược lại, mọi người đều cảm thông và sẵn lòng giúp đỡ. Nhìn thấy nỗi thống khổ của gia đình, nhiều người đã đứng ra quyên góp, chia sẻ từng đồng tiền nhỏ để giúp họ trang trải viện phí.

Có người cầm hồ sơ bệnh của bệnh nhân đi xin sự giúp đỡ từ những tổ chức từ thiện, mong có tia hy vọng để tiếp tục điều trị. Những người khác chỉ chỗ phát cơm từ thiện miễn phí để người nhà có thể ở lại chăm sóc bệnh nhân mà không phải lo lắng về bữa ăn.

Không biết mọi điều phía trước sẽ ra sao, nhưng trong lúc ấy, tình cảm và sự tiếp sức của mọi người đã trở thành nguồn động viên vô cùng quý giá. 

Lời động viên, quyên góp dù ít dù nhiều, và những chỉ dẫn tận tình đã vang lên tiếng reo vui của tình người, lan tỏa sự ấm áp giữa không gian lạnh lẽo của bệnh viện.

Cảm ơn "cuộc nói chuyện ồn ào" đã cho tôi chứng kiến điều kỳ diệu, rằng ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, lòng nhân ái và tình yêu thương vẫn luôn hiện hữu.

Chấp nhận ồn ào là một phần của cuộc sống?

Cuộc sống vốn không thể tách rời khỏi những thanh âm ồn ào. Đó là tiếng động của cuộc sống đang diễn ra, là bằng chứng cho thấy chúng ta đang sống giữa cộng đồng, giữa những con người với những câu chuyện và cảm xúc riêng.

Thay vì chỉ trích hay phán xét, xin hãy thử đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu và chia sẻ, bởi vì chính sự cảm thông, lòng nhân ái là những điều làm nên giá trị con người.

Trong cơn hoạn nạn, dù là đau khổ hay tia hy vọng, chúng ta đều có thể tìm thấy sự an ủi và động lực từ mọi người xung quanh.

Nên giờ đây, nếu gặp sự ồn ào, tôi cũng xin vui cùng niềm vui, đau cùng nỗi đau của người!

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
3 tuần trước - Ngày 23-8-2024, Câu lạc bộ Tiếp sức đến trường Quảng Nam - Đà Nẵng kỷ niệm 20 năm hoạt động, 20 năm đồng hành với Tuổi Trẻ, tiếp sức cho những tân sinh viên khó nghèo mà ham học của quê hương vang danh “ngũ phụng tề phi”.
6 ngày trước - Năm 2024 chứng kiến một trào lưu mới của Gen Z, thay vì phô trương giàu sang, giới trẻ ngày càng tự hào chia sẻ những bí quyết tiết kiệm thông minh, từ mẹo quản lý tài chính đến chiến lược chi tiêu hợp lý.
1 tuần trước - Ngày 11-9, những đoàn xe chở quà của bà con các tỉnh Tây Nguyên đã lên đường ra với đồng bào ngoài Bắc. Tại các điểm tiếp nhận, dòng người vẫn lũ lượt kéo tới đóng góp tiền, hàng hóa ủng hộ.
1 tuần trước - Cô trò một trường tiểu học ở Huế đã chung tay góp tiền, áo quần, sách vở để gửi đến cho trẻ em các trường tiểu học tại vùng lũ các tỉnh miền Bắc.
1 tuần trước - Sinh ra không biết mặt cha, mẹ đi bước nữa, 18 năm qua Hải sống nương nhờ bà ngoại. Vậy nhưng, bà ngoại cũng qua đời, bỏ lại Hải bơ vơ giữa cuộc đời.
Xem tin bài khác
23 phút trước - Lười tắm, người đàn ông đã phải trả giá đắt khi vợ kiên quyết ly hôn chỉ sau 40 ngày kết hôn.
29 phút trước - Còn hơn 3 tháng nữa mới đến Giáng sinh nhưng một số quán cà phê tại TP.HCM đã trang trí không gian có mô hình ông già Noel, cây thông, tuyết trắng... Không gian được trang trí Giáng sinh tại những quán cà phê thu hút người trẻ đến check-in.
30 phút trước - Để có 10 triệu đồng nộp tiền học cho cháu nội Hoàng Yến Linh, bà Trương đã bán đi đàn heo con, vét đến hạt tiêu cuối cùng được 30kg… nhưng vẫn không đủ, mà phải nhờ cậy thêm bà con, xóm giềng.
1 giờ trước - Bằng đôi bàn tay khéo léo, chàng trai Tây Ninh đã “hô biến” các chất liệu tự nhiên, quen thuộc như tre, trúc, gáo dừa thành những món đồ trang trí thủ công có một không hai.
1 giờ trước - Sinh ra trong gia đình không ai học ĐH, anh Dư Hoàng Khang (27 tuổi, quê Sóc Trăng) trở thành du học sinh bậc thạc sĩ ngành quản trị truyền thông với chương trình 2 năm tại University of Wroclaw (Ba Lan). Anh cũng đang tham gia kỳ học...