ttth247.com

Lao động nhập cư đổ xô đến Đông Á

Wahyuni, 40 tuổi, đắn đo nhiều lần trước cơ hội làm việc trong ngành chăm sóc sức khỏe ở Đài Loan vào đầu 2024.

Người phụ nữ Indonesia đã có 10 năm kinh nghiệm giúp việc ở Arab Saudi. Wahyuni vẫn còn bị ám ảnh bởi chủ cũ thường xuyên mắng nếu cô chậm chạp hoặc phạm lỗi nhỏ. Cô phải làm việc 19 tiếng mỗi ngày và không được sử dụng wifi.

Nhưng cơ hội kiếm 631 USD mỗi tháng ở Đài Loan rất hấp dẫn so với mức thu nhập 3,2 USD hàng ngày từ việc bán rau.

Thậm chí, nó cao hơn mức lương trung bình hàng tháng của người giúp việc ở Arab Saudi là 532 USD và Qatar 547 USD. Hồi tháng 5, Wahyuni đến Đài Bắc để chăm sóc một góa phụ 80 tuổi và con trai bị khuyết tật.

"Họ rất tử tế", cô nhận xét.

Bà Wahyuni trò chuyện với gia đình bà ở Indonesia qua cuộc gọi video. Ảnh: CNA

Bà Wahyuni trò chuyện với gia đình bà ở Indonesia qua cuộc gọi video. Ảnh: CNA

Wahyuni nằm trong dòng nhập cư của lao động Indonesia ở các quốc gia Đông Á.

Ngân hàng Trung ương Indonesia thống kê có khoảng 208.000 người đến Đông Á làm việc năm 2017 nhưng con số này tăng vọt lên 447.000 vào nửa đầu 2024. Sự gia tăng thể hiện xu hướng lao động Indonesia dần dịch chuyển ra khỏi các quốc gia Trung Đông và hướng đến khu vực mới.

Dữ liệu phản ánh hiện có 946.000 người Indonesia ở Trung Đông sụt giảm so với mức 1,08 triệu người cách đây 7 năm. Trong khi đó lao động di cư ở Đài Loan và Hàn Quốc đã tăng gấp đôi trong cùng khoảng thời gian, đạt mốc 965.000 người trong năm nay.

Siti Nabila, 25 tuổi, là nhân viên cửa hàng tiện lợi ở Indonesia nhưng đang nộp đơn làm giúp việc ở Hong Kong và Đài Loan.

"Hàng xóm của tôi nói rằng chủ ở đó rất thân thiện, có thời gian nghỉ ngơi và mức lương cao", cô nói.

Các chuyên gia xã hội học lý giải xu hướng xuất hiện khi mức lương ở các quốc gia Đông Á hấp dẫn, quyền lao động và cơ chế bảo vệ tốt hơn. Ví dụ như hồi tháng 8, Hàn Quốc đã triển khai chương trình thí điểm chào đón người lao động Philippines.

Trước đó, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã lưu ý các quốc gia Trung Đông không bảo vệ quyền lợi của người giúp việc. Chế độ bảo lãnh khiến quyền lợi của lao động nhập cư bị hạn chế.

"Nhiều người bị ngược đãi về thể xác, điều kiện sống khắc nghiệt hoặc phải làm việc hơn 18 tiếng mỗi ngày", bà Anis Hidayah, ủy viên Ủy ban Nhân quyền Quốc gia Indonesia, nói.

Trong nhiều thập kỷ, Indonesia ghi nhận hàng trăm trường hợp lao động nhập cư bị tấn công tình dục hoặc ngược đãi về thể xác. Thậm chí, trường hợp nghiêm trọng đã dẫn đến tử vong và tàn tật.

Bà Surani, người đã làm việc ở Arab Saudi 25 năm, nói chủ cũ từng rất tốt cho đến khi người phụ nữ này gặp biến cố cuộc sống. Chồng ngoại tình và bỏ đi, cô xảy ra tranh chấp thừa kế gay gắt với chị em.

"Cô ấy trở nên nóng tính", bà kể. Có lần, chủ nổi giận không lý do, ném chiếc đĩa vào Surani và dọa giết bà. Năm 2020, Surani từng bị nhốt hai tháng trong nhà, được cho ăn hai lát bánh mì mỗi ngày.

Bà trở về nước nhờ sự giúp đỡ từ lãnh sự quán Indonesia ở Jeddah (Arab Saudi). Ở trại tạm lánh, Surani gặp những người cùng tình trạng với mình, thậm chí còn tệ hơn. Họ bị liệt, người khác bị hất thuốc tẩy rửa vào mắt.

"Số lượng người lao động không có giấy tờ ở Trung Đông tăng vọt khiến họ dễ bị ngược đãi và lạm dụng", bà Anis nói.

Điều này tương tự với lao động Philippines. Trong 5.000 trường hợp lao động bị ngược đãi vào năm 2020 thì có 4.300 trường hợp xảy ra ở Trung Đông.

Joy Rama ở nhà riêng thuộc tỉnh Rizal, Philippines. Ảnh: CNA

Joy Rama ở nhà riêng thuộc tỉnh Rizal, Philippines. Ảnh: CNA

Joy Rama, 31 tuổi, liên tục bị chủ mắng không lý do trong suốt một năm. Họ cáo buộc cô không làm tròn nhiệm vụ, ném đồ và vặn tay nữ giúp việc. Cô đã nhiều lần cầu xin chủ lao động cho trở về nhà. Tuy nhiên, khi họ quyết định cho cô đi, cả gia đình vây quanh bắt cô ký vào ở giấy chữ Ả rập.

"Tôi vẫn còn nợ hai tháng rưỡi tiền lương, có lẽ đó là nội dung của văn bản", cô nói.

Trong khi đó, các quốc gia Đông Á đang lo lắng bởi dân số già, họ cần lao động nhập cư. Theo Hội đồng phát triển quốc gia Đài Loan, số lượng người trên 65 tuổi tăng gấp đôi lên 4,2 triệu người trong 22 năm. Họ sẽ đạt mốc xã hội siêu già vào năm 2025 với 23 triệu người.

Cùng thời điểm Indonesia tạm dừng gửi lao động di cư đến Trung Đông, Đài Loan bắt đầu tuyển dụng thêm người nước ngoài để chăm sóc nhóm dân số già đang gia tăng.

Mặt khác, Indonesia cũng là một trong những đối tác thương mại lớn của Đài Loan. Có 65% trong số khoảng 250.000 nhân viên phúc lợi xã hội, bao gồm người giúp việc và người chăm sóc ở Đài Loan là lao động Indonesia.

Tương tự, chính quyền Seoul đã lên kế hoạch đưa 500 chăm sóc viên người Philippines vào làm việc trong năm tới và tăng lên 1000 người vào năm 2028.

Những lao động này sẽ được trả mức lương tối thiểu 7 USD mỗi giờ. Với 40 giờ làm việc mỗi tuần, họ sẽ nhận được 1800 USD mỗi tháng, bao gồm bảo hiểm.

Ngọc Ngân (Theo CNA)

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - Khu vực nông thôn ở Hàn Quốc đang thiếu hụt lao động trầm trọng, phải dựa vào người nước ngoài nhập cư để lấp đầy khoảng trống.
1 tháng trước - Gojek (nền tảng công nghệ gọi xe và giao đồ ăn có trụ sở tại Indonesia) chính thức rút khỏi thị trường Việt Nam, vào ngày 16.9, để lại nhiều người lao động trẻ (làm nghề xe ôm, giao hàng) không ít băn khoăn, lo toan...
2 tuần trước - Sau 8 năm kinh doanh, giờ đây điểm bán hàng xổ số Vietlott của chị Nguyễn Minh Hạnh (43 tuổi, TP.Bắc Ninh) đã là địa chỉ tin cậy của người dân cũng như khách nước ngoài ở Bắc Ninh. Đặc biệt, suốt ngần ấy thời gian, chị chưa từng đóng cửa...
3 tuần trước - Quảng Trị là tỉnh thành đông ứng viên gửi hồ sơ đăng ký học bổng “Tiếp sức đến trường” của báo Tuổi Trẻ nhất. Hàng trăm hoàn cảnh nghèo, có số phận khó khăn cùng cực, tương ứng với hàng trăm nghị lực vươn lên, và khát khao trở thành bác...
1 tuần trước - Nghe thông tin giá điện tăng lên 2.103 đồng/kWh, nhiều người trẻ bày tỏ sự hoang mang.
Xem tin bài khác
15 phút trước - Võ Thị Bình Nhi, cô gái sinh năm 1998, gốc Huế là một trong những đại biểu chính thức của Việt Nam có mặt trong chương trình Tàu thanh niên Đông Nam Á - Nhật Bản (SSEAYP) 2024.
45 phút trước - Sau buổi lễ vinh danh diễn ra vào ngày 7/10 tại Thủ đô Hà Nội, đại diện công ty TCP Việt Nam và Trung ương Hội LHTN Việt Nam đã có nhiều chia sẻ đầy cảm xúc khi nhìn lại hành trình 5 năm hợp tác tổ chức chương trình “Tỏa sáng Nghị lực...
45 phút trước - Ông đã mua một biệt thự để cho 6 người vợ cùng chung sống, mỗi tháng chu cấp cho họ 250 triệu tiền tiêu vặt.
45 phút trước - Chỉ cần gõ từ khóa "mặt nạ" trên TikTok, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hàng loạt video quảng cáo từ các KOLs, KOCs (người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội) với lời hứa hẹn về một làn da trắng hồng, căng mịn chỉ sau 7 đến 15 ngày đắp liên tục...
45 phút trước - Bác sĩ Lê Hữu Thắng cho biết mỗi con hạc giấy được gấp bằng dụng cụ mổ nội soi đều cần kiên trì tập luyện, từ đó giúp thành thạo kỹ năng mổ, cứu sống bệnh nhân.