ttth247.com

Lễ 2.9, gặp những người hơn chục năm chuyên may cờ Tổ quốc: Nghề thật đặc biệt

Những ngày cận lễ Quốc khánh 2.9, lòng người thợ may cờ Tổ quốc dường như rộn ràng hơn, phấn khởi hơn.

Trên từng đường kim mũi chỉ, người may cờ gửi gắm tình yêu và sự chăm chút của mình vào sản phẩm. Để khi thấy những lá cờ của mình được người dân khắp nơi từ hộ gia đình đến các cơ quan, xí nghiệp... nâng niu, treo trang trọng, họ lại càng xúc động hơn nữa.

PV Thanh Niên có dịp gặp gỡ những người thợ có thâm niên cả chục năm chuyên may cờ Tổ quốc trước lễ 2.9, ghi nhận cảm xúc và không khí làm việc tất bật của họ.

Lễ 2.9, gặp những người hơn chục năm chuyên may cờ Tổ quốc: Nghề thật đặc biệt- Ảnh 1.

Chị Phạm Thị Anh, chủ cơ sở may cờ Hải Yến ở TP.Biên Hoà thành lập được hơn 10 năm cho biết: "Năm nay, đơn đặt hàng đặt may các loại cờ, trong đó phần lớn cờ Tổ quốc của xưởng chúng tôi tăng 300% so với năm ngoái, phục vụ khách hàng khắp cả nước. Thợ may cờ có thu nhập không dưới 10 triệu đồng/tháng".

Lễ 2.9, gặp những người hơn chục năm chuyên may cờ Tổ quốc: Nghề thật đặc biệt- Ảnh 2.

Bà Đào Kim Hồng (70 tuổi) bén duyên với nghề may cờ Tổ quốc, cờ Đảng được hơn 10 năm chia sẻ: "Từng đường kim mũi chỉ phải thật cẩn thận. Dù dịp lễ, tết đơn hàng nhiều nhưng không vì thế mà may ẩu, làm ảnh hưởng đến chất lượng và thẩm mỹ của lá cờ".

Lễ 2.9, gặp những người hơn chục năm chuyên may cờ Tổ quốc: Nghề thật đặc biệt- Ảnh 3.

Sao vàng được cắt sẵn theo khuôn rồi được may lên nền vải đỏ. Người thợ phải dùng kim cố định sao vàng đúng vị trí rồi mới bắt đầu may.

Lễ 2.9, gặp những người hơn chục năm chuyên may cờ Tổ quốc: Nghề thật đặc biệt- Ảnh 4.

Trung bình mỗi ngày, bà Hồng vừa cắt, vừa may được hơn 20 lá cờ Tổ quốc. Mọi công đoạn đều được bà thực hiện thủ công nên mất thời gian. "Đi ra đường, nhìn những lá cờ của mình được treo trang trọng, tôi thấy vui và xúc động lắm".

Lễ 2.9, gặp những người hơn chục năm chuyên may cờ Tổ quốc: Nghề thật đặc biệt- Ảnh 5.

Bà Hồng cắt vải thừa sau khi may xong. Ngoài những lá cờ khổ nhỏ, bà Hồng từng may một lá cờ lớn có chiều dài 9 m theo đặt hàng của chủ xưởng may để làm quà tặng cho các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ ở vùng biển đảo quê hương.

Lễ 2.9, gặp những người hơn chục năm chuyên may cờ Tổ quốc: Nghề thật đặc biệt- Ảnh 6.

Chị Anh chia sẻ, cờ Tổ quốc tuy nhìn đơn giản, nhưng không phải người thợ nào cũng có thể may đúng quy chuẩn. Hơn 10 năm qua, chị Anh và bà Hồng vẫn luôn mong muốn tìm người kế cận nhưng không phải ai cũng đặt tâm huyết của mình vào sản phẩm. "Cờ Tổ quốc là một sản phẩm mang tính thiêng liêng và thể hiện niềm tự hào dân tộc", chị Anh nói.

Lễ 2.9, gặp những người hơn chục năm chuyên may cờ Tổ quốc: Nghề thật đặc biệt- Ảnh 7.

Những ngày trước lễ, đơn hàng đặt cờ Tổ quốc tăng cao, gần 10 nhân công trong xưởng của chị Anh có lúc phải tăng ca mới làm kịp. Sản phẩm của chị Anh không chỉ phục vụ đối tượng là các hộ gia đình mà còn đến tay các cơ quan, tổ chức, công ty...

Lễ 2.9, gặp những người hơn chục năm chuyên may cờ Tổ quốc: Nghề thật đặc biệt- Ảnh 8.

Trong một xưởng may cờ khác của chị Anh, anh Nguyễn Văn Thao (35 tuổi, ngụ TP.Biên Hoà) đang trải vải, rập khuôn và cắt ngôi sao để may lên cờ. Cờ Tổ quốc có những quy chuẩn riêng, lúc cắt vải phải chỉn chu. Ngoài ra còn phải chú ý đến màu sắc của từng loại vải, phù hợp với mỗi loại cờ khác nhau.

Lễ 2.9, gặp những người hơn chục năm chuyên may cờ Tổ quốc: Nghề thật đặc biệt- Ảnh 9.

"Cờ Tổ quốc là biểu tượng thiêng liêng của đất nước nên khi làm phải nâng niu, cẩn thận", anh Thao nói.

Lễ 2.9, gặp những người hơn chục năm chuyên may cờ Tổ quốc: Nghề thật đặc biệt- Ảnh 10.

Chị Trần Thị Sửu (39 tuổi, ở TP.Biên Hoà) cũng có thâm niên may cờ hơn 10 năm chia sẻ: "Không riêng gì dịp lễ 2.9, sau các trận đá bóng đội tuyển Việt Nam thắng lớn, người may cờ như chúng tôi rất vui vì ai ai cũng cầm lá cờ Tổ quốc trên tay mừng chiến thắng".

Lễ 2.9, gặp những người hơn chục năm chuyên may cờ Tổ quốc: Nghề thật đặc biệt- Ảnh 11.

Cờ Tổ quốc thường được may bằng vải phi bóng, phi mờ. Cờ treo ở các hộ gia đình thì có giá 20.000 – 35.000 đồng. Cờ treo ở cơ quan, công ty có kích thước lớn hơn, thường là 1,2 m x 1,8 m, giá từ 100.000 – 150.000 đồng. Tùy vào kích thước, chất liệu mà có mức giá khác nhau.

Lễ 2.9, gặp những người hơn chục năm chuyên may cờ Tổ quốc: Nghề thật đặc biệt- Ảnh 12.

Xưởng của chị Anh còn may tất cả các loại cờ khác như cờ lễ hội, cờ các quốc gia... Chúng tôi rất tự hào với công việc của mình vì đã góp một phần nhỏ để cùng vui với niềm vui chung của dân tộc, đặc biệt là dịp lễ 2.9 hằng năm", chị Anh chia sẻ.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
2 tuần trước - Theo các chuyên gia, thu nhập quyết định phần lớn đến việc lựa chọn cách tận hưởng kỳ nghỉ lễ của người dân, không hẳn phụ thuộc thời gian nghỉ ngắn hay dài.
2 tuần trước - Theo thống kê ở bài trước, Việt Nam có ngày nghỉ lễ toàn quốc thuộc hàng thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á.
2 tuần trước - Khi biết hai người họ rất có thể là thông gia tương lai của bố mẹ chồng tôi, tôi sửng sốt tột độ. Tại sao trái đất lại tròn như thế. Tại sao lại đẩy tôi vào hoàn cảnh éo le đến vậy…
2 tuần trước - “Nhân ngày đất nước độc lập, anh trao em tự do, mong một đời hạnh phúc”. Đó là lời cầu hôn ý nghĩa mà chàng trai Đỗ Nhật Minh (26 tuổi), ngụ tại TP.Hà Nội dành cho bạn gái của mình.
2 tuần trước - Chiều 3.9, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ lễ 2.9 kéo dài 4 ngày, đông đúc người và xe nối đuôi nhau trở lại TP.HCM để tiếp tục công việc, học tập.
Xem tin bài khác
6 phút trước - Bằng đôi bàn tay khéo léo, chàng trai Tây Ninh đã “hô biến” các chất liệu tự nhiên, quen thuộc như tre, trúc, gáo dừa thành những món đồ trang trí thủ công có một không hai.
12 phút trước - Sinh ra trong gia đình không ai học ĐH, anh Dư Hoàng Khang (27 tuổi, quê Sóc Trăng) trở thành du học sinh bậc thạc sĩ ngành quản trị truyền thông với chương trình 2 năm tại University of Wroclaw (Ba Lan). Anh cũng đang tham gia kỳ học...
1 giờ trước - Trước đây tôi rất ghét những kẻ ngoại tình, nhưng chỉ vì chán chồng mà tôi đã mắc phải sai lầm khó có thể tha thứ.
1 giờ trước - Vào giảng đường ĐH là cách để cô học trò mồ côi nghèo ở vùng quê xứ Quảng tự cứu lấy cuộc đời mình. Nhưng, ngoài ý chí và nghị lực, Nguyễn Thị Bích Tiên chẳng có gì trong tay. Không cha mẹ, nhà cửa cũng không có khiến em như cánh chim non...
1 giờ trước - Quảng Nam- 12 năm qua, khoảnh khắc ám ảnh nhất của Huệ An là ngồi nhìn mẹ lăn lộn với những cơn đau trên chiếc chiếu rách dưới gầm cầu, ven sông Sài Gòn.